(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương nêu rõ: “Do đây là Dự án đặc biệt quan trọng, có công nghệ phức tạp, chỉ một số ít quốc gia sở hữu; nhu cầu vốn đầu tư rất lớn và lần đầu tiên được đầu tư xây dựng tại nước ta nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thực hiện”.
Sáng 14/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo tóm tắt về nội dung các cơ chế, chính sách đặc thù cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thống nhất chủ trương tái khởi động Chương trình điện hạt nhân và Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024, trong đó có nội dung tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên báo cáo tóm tắt về nội dung các cơ chế, chính sách đặc thù cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Thực hiện các chủ trương trên, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ban, ngành khẩn trương triển khai thực hiện các công việc cần thiết nhằm sớm đưa Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành trong năm 2030-2031, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh: “Do đây là Dự án đặc biệt quan trọng, có công nghệ phức tạp, chỉ một số ít quốc gia sở hữu; nhu cầu vốn đầu tư rất lớn và lần đầu tiên được đầu tư xây dựng tại nước ta nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thực hiện”.
Việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù nêu trên là rất cấp thiết nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Cụ thể, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép triển khai đồng thời các công việc về đàm phán các hiệp định, thỏa thuận với đối tác song song với quá trình lập các hồ sơ và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư.
Phiên họp Quốc hội sáng 14/2.
Về lựa chọn chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện, đề xuất cho phép Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư thực hiện các dự án; áp dụng hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay và chỉ định thầu đối với gói thầu chìa khóa trao tay xây dựng nhà máy chính với nhà thầu trong Thoả thuận hoặc Hiệp định liên Chính phủ; áp dụng hình thức chỉ định thầu/chỉ định thầu rút gọn đối với các gói thầu tư vấn quan trọng để lập, thẩm tra, thẩm định, trợ giúp chủ đầu tư quản lý, thực hiện dự án; mua nhiên liệu, thuê đối tác vận hành, bảo dưỡng trong thời gian đầu.
Được thực hiện song song, đồng thời một số công việc chuẩn bị dự án (khảo sát lập nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, rà phá bom mìn, thực hiện dự án thành phần…) trong quá trình đàm phán hiệp định, thỏa thuận, hợp đồng chìa khoá trao tay trước khi phê duyệt dự án đầu tư.
Trong quá trình triển khai dự án, nếu phát sinh các vấn đề mới hoặc phải sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách này, Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu rõ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất với sự cần thiết phải ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Tuy nhiên, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, Tờ trình số 74/TTr-CP của Chính phủ chưa nêu bật: cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn đối với sự cần thiết, tính cấp bách ban hành các cơ chế, chính sách; quan điểm và nguyên tắc ban hành các cơ chế, chính sách trong dự thảo Nghị quyết. Qua đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo làm rõ nội dung này.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy, Chính phủ đề xuất đưa Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành trong năm 2030. Do đó, đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng và bổ sung giải pháp để bảo đảm mục tiêu hoàn thành dự án theo đề xuất của Chính phủ.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra.
Chính phủ chỉ đạo bổ sung thông tin về cơ sở chính trị, pháp lý, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền về mốc tiến độ để nêu bật cần thiết phải ban hành Nghị quyết ở thời điểm hiện tại thay vì ban hành cùng với Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) (dự kiến trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV, tháng 5.2025).
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản nhất trí về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết. Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc có được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại Nghị quyết này đối với dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận sau khi được điều chỉnh hay không.
Về lựa chọn nhà thầu, một số ý kiến tán thành các cơ chế lựa chọn nhà thầu được Chính phủ đề nghị trong dự thảo Tờ trình nhằm sớm triển khai dự án, rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, nội dung về chỉ định thầu đã được quy định trong Luật Đầu tư và phù hợp với việc lựa chọn nhà thầu trong đầu tư xây dựng dự án này, do đó đề nghị không đưa vào dự thảo Nghị quyết.
Việc áp dụng chỉ định thầu gói thầu chìa khóa trao tay là hợp lý để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Song, hình thức này có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh, nguy cơ lợi ích nhóm và thiếu minh bạch trong quá trình thực hiện. Vì vậy, đề nghị cần có quy định rõ ràng về điều kiện áp dụng, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, bổ sung cơ chế kiểm soát chặt chẽ các điều khoản hợp đồng, đặc biệt là các cam kết về công nghệ, bảo trì và chuyển giao công nghệ sau khi hoàn thành dự án.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(CLO) Năm 2025, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng giao Trường Sĩ quan Không quân tuyển 25 sinh viên cho chuyên ngành Thiết bị bay không người lái (UAV).
(CLO) Nằm trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế truyền thông chính trị kỹ thuật số “Patria” lần thứ IV diễn ra tại La Habana - Cuba, ngày 19/3, Đoàn Việt Nam do Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban lãnh đạo Hội Nhà báo Cuba.
(CLO) Với sự phát triển mạnh mẽ của hộp số tự động, ngay cả trên những mẫu xe thể thao hiệu suất cao, nhiều người đặt câu hỏi: Điều gì khiến hộp số sàn vẫn được yêu thích đến vậy?
(CLO) Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, 4 tàu chuyên dụng của lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Cảnh sát biển, cùng 10 tàu cá của ngư dân địa phương đang nỗ lực tìm kiếm 3 ngư dân còn mất tích trên biển tại Nghệ An.
(CLO) Ban tổ chức chương trình 'Anh trai vượt ngàn chông gai' đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới.
(CLO) Đường Vành đai 3 - tuyến giao thông huyết mạch của Thủ đô, vốn là điểm nhấn quan trọng trong hạ tầng giao thông Hà Nội. Thế nhưng, thời gian gần đây, không ít người dân bày tỏ bức xúc khi dải phân cách tại nhiều đoạn trên tuyến đường này đang bị rác thải bủa vây, chất thành từng đống lớn, gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường.
(CLO) Nhận định U22 Việt Nam vs U22 Hàn Quốc, 14h30 ngày 20/3 tại giải CFA team China 2025; dự đoán tỉ số U22 Việt Nam vs U22 Hàn Quốc cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Quân đội Israel hôm thứ Tư cho biết lực lượng của họ đã nối lại các hoạt động trên bộ ở miền trung và miền nam Dải Gaza, trong khi tiếp tục không kích giết chết ít nhất 48 người Palestine - gồm nhiều trẻ nhỏ.
(CLO) Trước việc bộ ảnh chụp cùng Phan Hiển và Chí Anh đang gây bàn luận trái nhiều trên mạng xã hội, Khánh Thi cho rằng, là các nghệ sĩ khiêu vũ nên chuyện tạo dáng khi chụp hình cũng khá bình thường và cả hai gia đình đang rất hạnh phúc.
(CLO) Nhật Bản phát hiện 230 triệu tấn khoáng sản dưới đáy biển trị giá được ước tính có thể lên tới 26 tỷ USD nhưng cũng kéo theo nguy cơ địa chính trị và môi trường.
(CLO) Hai nghệ sĩ tài năng đến từ Thụy Sĩ sẽ mang đến cho khán giả Thủ đô những giai điệu pop sôi động, những ca từ đầy cảm xúc trên hành trình âm nhạc kết nối các nền văn hóa.
(CLO) Chiều 19/3, tại Hưng Yên, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng Đoàn kiểm tra 1907 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên.
(CLO) Chiều 19/3, Đoàn kiểm tra số 1926 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư do đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương dẫn đầu đã có buổi làm việc, thông qua dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái.
(CLO) Chiều 19/3, Đoàn kiểm tra số 1921 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư do Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn làm việc tại Thái Bình, thông qua Dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Chiều 19/3, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức Hội nghị chuyên đề "Quốc hội số và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội". Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo.
(CLO) Hội nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện chương trình làm việc năm 2025, góp phần đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Tài chính rà soát báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà việc thành lập Hội đồng thẩm định theo hướng tinh gọn số lượng thành viên Hội đồng thẩm định, chỉ gồm một số bộ và địa phương liên quan cần thiết, yêu cầu rõ thời hạn tham gia ý kiến, quá hạn chưa trả lời coi là thống nhất và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc không trả lời đúng hạn nhằm tiết kiệm thời gian, nâng cao trách nhiệm của các thành viên.
(CLO) Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Kinh tế đối ngoại Hungary Szijjártó Péter nhất trí khuyến khích doanh nghiệp Hungary đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu và Hungary có thế mạnh, như dược phẩm, chăn nuôi, chế biến thực phẩm, quản lý nước...; thúc đẩy sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA).
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo triển khai cơ chế “làn xanh”, yêu cầu xử lý hồ sơ trong 24 giờ cho 10 dự án trọng điểm như cầu Tứ Liên, đường Vành đai 4, khu công nghệ cao Hòa Lạc… nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 8% trong năm 2025.
(CLO) Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, bảo đảm 4 yêu cầu: Tính khả thi cao nhất; Đảm bảo an ninh năng lượng; Cân đối vùng miền và cân đối các loại hình năng lượng; Bảo đảm phục vụ tăng trưởng kinh tế năm 2025 trên 8% và giai đoạn 2026-2030 phấn đấu đạt mức hai con số và nhu cầu sinh hoạt của người dân.
(CLO) Trong cuộc gặp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Kinh tế đối ngoại Hungary Szijjártó Péter khẳng định, với kinh nghiệm 50 năm vận hành nhà máy điện hạt nhân theo công nghệ của Liên bang Nga, Hungary sẵn sàng hợp tác, giúp đào tạo cho Việt Nam một nghìn chuyên gia về vận hành nhà máy điện hạt nhân và coi đây là một lĩnh vực hợp tác chiến lược giữa hai nước.