Đề xuất điều chuyển Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông về Viettel: Đe dọa nghiêm trọng quyền tự chủ đại học

Thứ sáu, 15/05/2015 05:37 AM - 0 Trả lời

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đang có nguy cơ “bị bê” nguyên trạng sang Tập đoàn Viettel để xây dựng thành Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao, viễn thông, CNTT và vũ khí quân sự. Đề xuất này đang vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ các chuyên gia giáo dục ĐH và nội tại nhà trường.

(NB-CL) Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đang có nguy cơ “bị bê” nguyên trạng sang Tập đoàn Viettel để xây dựng thành Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao, viễn thông, CNTT và vũ khí quân sự. Đề xuất này đang vấp phải nhiều ý kiến phản đối từ các chuyên gia giáo dục ĐH và nội tại nhà trường. Theo các chuyên gia, dù chỉ mới ở bước đề xuất, nhưng cách thức mà các cơ quan có thẩm quyền đang thể hiện đe dọa nghiêm trọng quyền tự chủ đại học.

Sẽ không sòng phẳng với VNPT khi chuyển Học viện về Viettel

Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, trước đây khi họp xem xét phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn VNPT với sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan, Thường trực Chính phủ đã thống nhất cao việc tách Học viện ra khỏi Tập đoàn VNPT. Trên cơ sở đó, ngày 10/6/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 888/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT, theo đó Học viện được chuyển từ Tập đoàn VNPT về Bộ TT&TT. Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ hoàn toàn phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định hiện hành của pháp luật.

Tập đoàn VNPT cũng như Tập đoàn Viettel là các tập đoàn kinh tế nhà nước với ngành nghề kinh doanh chính là viễn thông, CNTT, do đó việc chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục, y tế, trong đó có Học viện ra khỏi Tập đoàn VNPT theo quyết định của Thủ tướng là nhằm bảo đảm cho Tập đoàn VNPT có thể tập trung vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, việc chuyển Học Viettel viện theo thuộc đề Bộ nghị TT&TT của Bộ về gây Quốc cập phiền và phòng hệphức, lụy sẽ phải tốn có kém nhiều giải không quyết bất cần thiết.

[caption id="attachment_16481" align="aligncenter" width="640"]Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.[/caption]

Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho rằng, nếu nay lại chuyển Học viện ra CNBCVT về Viettel, một tập đoàn có cùng ngành nghề kinh doanh tương tự như VNPT thì cán bộ công nhân viên VNPT không khỏi hoang mang, suy nghĩ có chút gì không bình đẳng, không sòng phẳng với Tập đoàn VNPT ở đây? Thêm vào đó, trong bối cảnh hai tập đoàn đang là đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đều cần nguồn nhân lực chất lượng cao thì việc điều tài sản, nguồn lực cả hữu hình và vô hình vốn sinh ra từ VNPT sang Viettel sẽ là việc làm không phù hợp với yêu cầu cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng mà Chính phủ đang chỉ đạo.

“Nếu không cẩn thận là bán trường” GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu Quốc hội, khẳng định: “Nếu đây chỉ là một gợi ý của Bộ chủ quản để trường xem xét và tự quyết định thì không vấn đề gì, nhưng nếu Bộ cứ tự ý quyết định thì rõ ràng là xâm phạm tới quyền tự chủ của các trường”.

Cũng theo GS Thuyết, nếu chỉ nhìn từ một góc độ hạn hẹp nào đó, chẳng hạn như về lợi thế đầu tư, thì nên khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển ĐH. Vấn đề là phải có cách thức phù hợp nhằm ngăn chặn sự “lũng đoạn” của doanh nghiệp lên sự phát triển của ĐH. “Không cẩn thận thì sẽ có những trường hợp dở khóc dở cười, bởi chẳng những không được đầu tư thêm mà nhà trường phải tự lo kinh phí, tự kinh doanh, rồi còn nộp lợi nhuận về công ty. Những việc này sẽ làm này sẽ làm thay đổi hết tất cả tính chất của một trường ĐH“, GS Thuyết nói.

Đề xuất không điều chuyển Học viện BC-VT về Viettel Ngày 5/5 vừa qua, phía Học viện đã có công văn gửi lên Bộ TT&TT, kiến nghị được tiếp tục là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ mà không chuyển về Viettel như đề xuất của Bộ Quốc phòng. Theo quan điểm của Học viện, mô hình này sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho sự ổn định, phát triển của Học viện nói riêng và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển nguồn nhân lực ngành thông tin - truyền thông, cho các doanh nghiệp thông tin - truyền thông và cho xã hội. "Đây cũng là tâm nguyện và quyền lợi chính đáng của tập thể cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, học viên và sinh viên của Học viện", công văn khẳng định.  
Học viện Công nghệ BC-VT là một học viện lớn, có bề dày trên 60 năm nghiên cứu, đào tạo và phát triển, có uy tín trong nước và quốc tế. Trước đây, Học viện trực thuộc Tập đoàn VNPT, tuy nhiên, do thực hiện đề án Tái cơ cấu của Chính phủ, từ ngày 1/7/2014, VNPT đã bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước về Bộ TT&TT, tách Học viện ra khỏi doanh nghiệp. Hiện tại, Học viện đang hoạt động dưới mô hình đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ TT&TT nhưng tự chủ về tài chính, không cần tới ngân sách Nhà nước.

TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ ĐH, Bộ GD- ĐT, cho rằng nên cảnh giác với xu hướng để doanh nghiệp đầu tư, quản lý ĐH, đặc biệt với các trường công lập. “Theo điều 48 luật Giáo dục thì nếu chủ sở hữu ĐH là doanh nghiệp thì mô hình trường đó là ĐH tư. HV Công nghệ bưu chính viễn thông đang là trường công, do Nhà nước làm chủ sở hữu. Giờ chuyển đơn vị này sang chủ sở hữu là doanh nghiệp, cho dù là doanh nghiệp nhà nước, nghĩa là chuyển nó từ công sang tư. Nếu không cẩn thận, thay vì tìm hướng đầu tư phát triển cho ĐH, chúng ta lại “bán” trường”, ông Khuyến khuyến cáo.

Về quyền tự chủ ĐH bị đe dọa, ông Khuyến phân tích: “Tự chủ cao nhất là tự chủ của người lao động. Họ phải được quyền quyết định số phận và con đường phát triển của mình. Nhưng theo dõi qua báo chí thì tôi thấy quyền tự chủ đó không hề được tôn trọng. Giờ nếu giở lý lẽ trường công thì Chính phủ có quyền quyết định nhưng cũng cần phải tuân thủ luật Giáo dục: Một trường công dẫu cho có điều chuyển chủ sở hữu thì cũng chỉ từ bộ nọ sang bộ kia chứ không thể từ Bộ về doanh nghiệp. Còn thật sự Nhà nước thấy không “ôm” được, phải đưa về cho doanh nghiệp, trước hết thì chủ sở hữu hợp lý trong trường hợp cụ thể này là Tập đoàn bưu chính viễn thông VN - chủ sở hữu cũ của HV - chứ không phải Viettel”, ông Khuyến khẳng định.

GS-TSKH Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH, Bộ GD-ĐT, cho rằng câu chuyện HV Công nghệ bưu chính viễn thông đang gặp phải là một hệ quả tất yếu của việc chậm đổi mới giáo dục ĐH: “Nghị quyết 14 ban hành từ 2005 đã yêu cầu phải xóa bỏ cơ chế Bộ chủ quản với giáo dục ĐH. Nhưng 10 năm rồi, việc này vẫn không được thực hiện. Một khi các trường ĐH vẫn có bộ chủ quản thì quyền tự chủ ĐH vẫn còn bị xâm phạm và việc đó không thể tránh khỏi, đằng này trong câu chuyện đề xuất đưa HV Công nghệ bưu chính viễn thông, ngay cả Bộ chủ quản cũng không được tự chủ”.❏

NGUYÊN HUY

TS Lê Viết Khuyến, nguyên phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐTTS Lê Viết Khuyến, nguyên phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT: Thực tế, không có một trường nào được gọi là công lập khi nằm trong doanh nghiệp hoặc một tập đoàn kinh tế. Khi một trường đại học về với một tập đoàn, doanh nghiệp, các hoạt động của trường sẽ gắn với hoạt động sản xuất, nghiên cứu khoa học của tập đoàn, doanh nghiệp. Đó không phải là điều dở. Nhưng nếu như tập thể cán bộ giảng viên của trường đại học đó không thoải mái với việc chuyển giao thì sẽ rất không hay. Vì vậy, khi muốn chuyển một trường học về tập đoàn, doanh nghiệp phải lấy ý kiến của tập thể nhà trường, không nên quyết “bán” trường mà không có ý kiến của người lao động ở đó.

TS Vũ Văn San, Phó hiệu trưởng phụ trách Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngTS Vũ Văn San, Phó hiệu trưởng phụ trách Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: Khi nhận thông tin học viện chuyển nguyên trạng sang Tập đoàn Viettel để xây dựng thành Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao, viễn thông, CNTT và vũ khí quân sự các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên và người lao động đều rất sốc. Họ đề nghị, kiến nghị học viện được tiếp tục là đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và truyền thông. Học viện có điều kiện xây dựng và phát triển thành cơ sở đào tạo trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, cùng kết hợp với các tổ chức đào tạo, nghiên cứu khác trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông để hình thành hệ thống các tổ chức đào tạo – nghiên cứu khoa học đủ khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực và hội nhập với các trường đại học, viện nghiên cứu có uy tín trong khu vực và trên thế giới.

Giáo sư Phạm Phụ, Trường ĐH Bách khoa TP.HCMGiáo sư Phạm Phụ, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM: Thật ra các nước Đông Nam Á vẫn có trường ĐH trong doanh nghiệp. Ở Singapore cũng có một trường ĐH thuộc tập đoàn viễn thông. Tuy nhiên, nhiều trường trong số này hoạt động với tinh thần không vì lợi nhuận. Tôi nghĩ việc quyết định chuyển HV Công nghệ bưu chính viễn thông về Viettel là nhà nước muốn tư thục hóa trường này. Bởi vì đưa trường công lập về doanh nghiệp thì trường này sẽ thành tư thục thôi. Tuy nhiên, tôi vẫn giữ quan điểm là nhà nước vẫn phải duy trì một số trường ĐH công lập đặc thù.

Ông Đặng Đình Lâm, Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông: Tôi khá ngỡ ngàng khi biết thông tin này. Vì, học viện vừa tách khỏi VNPT để chuyển về trực thuộc Bộ TT-TT chưa lâu, nay lại đặt vấn đề chuyển đi và điều này sẽ gây ra xáo trộn lớn. Viettel là một tập đoàn có quy mô và chiến lược kinh doanh mở rộng và việc có một cơ sở đào tạo, nghiên cứu lớn tương ứng là rất cần thiết. Và việc Viettel mong muốn có được một cơ sở đào tạo, nghiên cứu của riêng mình cũng là hợp lý và dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu chuyển Học viện về Viettel thì ngành CNTT, các DN CNTT sẽ không còn cơ sở đào tạo và nghiên cứu quy mô quốc gia nữa, trong khi nguồn nhân lực CNTT-TT đang rất thiếu, cơ sở đào tạo cũng thiếu. Vậy thì chuyển Học viện về Viettel không giúp tăng năng lực đào tạo và nguồn cung nhân lực CNTT-TT cho xã hội. Muốn tăng, ta cần xây thêm các cơ sở đào tạo mới chứ việc "chuyển chỗ đơn thuần" không giải quyết được sự thiếu hụt đó.

Viettel có thể là đối tác của Học viện BCVT

Việc Bộ Quốc phòng đề xuất với Chính phủ điều chuyển Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông về Tập đoàn Viettel đã nhận được nhiều ý kiến không đồng tình trong những ngày qua. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết: “nếu Thủ tướng không quyết định theo như đề nghị của Bộ Quốc phòng thì Tập đoàn Viettel cam kết sẽ trở thành đối tác chiến lược hợp tác với Học viện”.

Sự phát triển lớn mạnh đầy ấn tượng của Viettel trong thời gian qua là niềm tự hào của Quân đội, của toàn ngành Thông tin và Truyền thông, góp phần khẳng định sự đúng đắn của mô hình Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước do Chính phủ tổ chức thực hiện. Theo đề nghị của Viettel, Thủ tướng đồng ý cho Viettel xây dựng một trung tâm nghiên cứu đào tạo. Điều đó thể hiện sự quan tâm lớn lao của Chính phủ đối với sự phát triển của Viettel trong hiện tại và tương lai.

Để thực hiện chủ trương trên có nhiều cách để làm, nhất là với một Tập đoàn mạnh về mọi mặt, trong đó phải kể đến là nguồn lực tài chính luôn là thế mạnh của Viettel so với các doanh nghiệp khác. Nên việc đề xuất xin Học viện CNBCVT về Tập đoàn Viettel cũng chỉ là một phương án có thể. Song với phương án này vừa qua cho thấy nếu thực hiện sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư tình cảm của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn Học viện nhất là các thế hệ cán bộ giáo viên đã từng đóng góp xây dựng Học viện từ những ngày đầu từ gian khó đi lên, để tạo dựng nên một cơ sở giáo dục đào tạo có bề dày truyền thống hơn 60 năm. Có thể nói Học viện sinh ra và trưởng thành cùng quá trình xây dựng, phát triển gần 70 năm của ngành Thông tin và Truyền thông, nên dành được tình cảm và sự quan tâm của mọi người trong mấy ngày qua lẽ thường tình.

[caption id="attachment_16485" align="aligncenter" width="450"]Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Bắc Son Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Bắc Son[/caption]

Sau khi có những dòng ý kiến ngược chiều với đề xuất của Bộ Quốc phòng, tôi và  Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel đã có cuộc gặp trực tiếp để trao đổi về việc này. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng đã nói Tập đoàn Viettel xin Học viện  về Tập đoàn vì có nhu cầu tổ chức nghiên cứu phát triển, nhu cầu  được cung cấp nguồn nhân lực qua đào tạo chất lượng cao cho các đơn vị của Tập đoàn trong nước và các đơn vị đang đầu tư ở trên 10 quốc gia khác. Với khả năng tổ chức và thế mạnh về tài chính, Tập đoàn sẽ tập trung đầu tư để Học viện trở thành nhà trường đẳng cấp khu vực và quốc tế về đào tạo trong lĩnh vực vễn thông, công nghệ thông tin, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Viettel, cho các doanh nghiệp trong ngành và cho xã hội.

Mục tiêu của Viettel không phải lấy Học viện về cho riêng Tập đoàn, mà muốn góp sức trực tiếp xây dựng Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trở thành cơ sở nghiên cứu đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế, sau khoảng 10 năm khi Học viện mạnh rồi sẽ đề nghị tách ra trở thành đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, chứ không phải lấy về để mãi ở Viettel và chỉ phục vụ cho Tập đoàn Viettel. Điều này cũng nhằm mục đích góp phần hỗ trợ Bộ Thông tin và Truyền thông trong quản lý phát triển Học viện. Trước chủ trương của Nhà nước như đã nêu ở trên và nguyện vọng của đông đảo cán bộ, giáo viên, sinh viên và dư luận của xã hội trong mấy ngày qua về việc này, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng đã nhận thấy và hoàn toàn đồng tình,  chia sẻ với tình cảm và nguyện vọng chính đáng đó. Và đồng chí Hùng đã nói với tôi rằng nếu Thủ tướng không quyết định theo như đề nghị của Bộ Quốc phòng thì Tập đoàn Viettel cam kết sẽ trở thành đối tác chiến lược hợp tác với Học viện, sẽ vẫn góp phần để đầu tư cho Học viện CNBCVT, để Học viện trở thành một cơ sở đào tạo đại học của Ngành có đẳng cấp trong khu vực.

Bảo Bình

Phải xem xét thấu đáo!

Thực hiện Quyết định 888 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1-7-2014, Tập đoàn VNPT đã bàn giao lại Học viện về Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) quản lý để thực hiện đào tạo các chuyên ngành trong lĩnh vực TT-TT cho xã hội. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 1 năm chuyển từ mô hình quản lý thuộc DN về cơ quan quản lý nhà nước, thì cuối tháng 4-2015, Bộ Quốc phòng đã có đề xuất xin chuyển Học viện về trực thuộc Tập đoàn Viettel.

Đây mới chỉ là đề xuất và Văn phòng Chính phủ đã, đang lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành. Song từ đề xuất này đặt ra những câu hỏi lớn mà các cơ quan quản lý nhà nước cần thận trọng xem xét.

Thực tế trong thời gian qua, Học viện là một cơ sở giáo dục đào tạo đại học công lập tiêu biểu, đã thực hiện chuyển đổi thành công từ đơn vị sự nghiệp được nhà nước bao cấp sang đơn vị tự chủ toàn bộ theo quy định. Thực hiện QĐ 888 của Thủ tướng Chính phủ, sau sau 10 tháng chuyển đổi quản lý chủ sở hữu nhà nước từ Tập đoàn VNPT về Bộ TT-TT, hoạt động của Học viện đã có nhiều khởi sắc. Đó là bên cạnh những hạn chế như nếu vẫn dưới mô hình quản lý của DN sẽ bị chi phối bởi hoạt động của DN làm ảnh hưởng nhất định đến mục đích, tôn chỉ đào tạo thì nay về Bộ được “cởi trói” hơn, như Học viện được mở thêm các ngành đào tạo mới phù hợp với xu hướng của xã hội. Vị thế của Học viện được nâng cao rõ rệt như được mở rộng hợp tác, đào tạo với các Tập đoàn CNTT lớn của nước ngoài. Trong đó phải kể đến các hợp tác với Samsung, Toshiba, MobiFone, hợp tác với các trường đại học nước ngoài…

[caption id="attachment_16491" align="aligncenter" width="748"]Sinh viên ngành CNTT Sinh viên ngành CNTT[/caption]

Trao đổi với báo chí, các cán bộ lãnh đạo trong ban giám hiệu, các khoa và đại diện đoàn thanh niên của khoa cho biết, khi có thông tin Bộ Quốc phòng đề xuất chuyển Học viện về Viettel, gần 1000 cán bộ, giảng viên học viện cũng rất tâm tư vì họ đã có quá trình lao động gắn bó với một DN là VNPT và nay là ngành TT-TT (khi chuyển về Bộ), nay lại chuyển sang một DN khác và đó là điều họ không mong muốn (thực tế 100% cán bộ tham dự đã bỏ phiếu không đồng ý chuyển về Viettel). Qua các kênh thông tin từ nhà trường, được biết rất nhiều ý kiến của sinh viên, phụ huynh đang học tại trường cũng bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng nếu điều chuyển Học viện về Viettel, vì nếu đã xác định thì phụ huynh và bản thân học sinh, sinh viên sẽ thi vào học tại các trường trong lực lượng vũ trang. Một số cán bộ, giảng viên đặt câu hỏi, trong tờ trình đề xuất, Bộ Quốc phòng nhắc đến việc Viettel sẽ xây dựng Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao VT-CNTT và vũ khí quân sự, trong khi đó, Học viện lại là cơ sở chủ yếu đào tạo nhân lực cho ngành và xã hội, trong đó có các ngành đào tạo như truyền thông đa phương tiện, các ngành thuộc chuyên ngành TT-TT, vậy khi về Viettel sẽ xử lý số giảng viên, học viên như thế nào? Mà như vậy là không tận dụng được lợi thế của Học viện.

Như đã nêu, hiện VPCP đang lấy ý kiến góp ý của các bộ ngành liên quan để trình Thủ tướng xem xét quyết định. Song, bên cạnh những thông tin như đã nêu, cũng cần nhắc lại rằng, chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế trong đó có tái cơ cấu các DNNN đã được Đảng, Nhà nước đặt ra và để thực hiện chủ trương này, Chính phủ yêu cầu các tập đoàn phải thoái vốn, dừng đầu tư ngoài ngành.

Điều này cũng đã được thể hiện trong QĐ 888 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/6/2014 phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT, Chính phủ yêu cầu chuyển Học viện CNBCVT từ VNPT về trực thuộc Bộ TT-TT. Đó là một QĐ phù hợp chủ trương của Đảng, Nhà nước. Nay, chưa đầy 1 năm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước là Bộ TT-TT, lại có đề xuất chuyển Học viện về một DN khác là Viettel… Nếu đề xuất này được chấp nhận, chủ trương yêu cầu các DN dừng đầu tư ngoài ngành không những không được thực hiện mà còn phủ nhận cả chính QĐ 888 của Thủ tướng Chính phủ. Có một thực tế, trên thế giới nhiều Tập đoàn kinh tế lớn xuyên quốc gia, sở hữu nguồn tài chính tới hàng trăm tỷ USD nhưng họ không trực tiếp quản lý cơ sở đào tạo đại học. Vì vậy, thiết nghĩ, các cơ quan tham mưu và Chính phủ cần cân nhắc và thận trọng khi xem xét đề xuất; coi trọng nguyện vọng của cán bộ giáo viên nêu trên... để bảo đảm sự phát triển ổn định cho Học viện CNBCVT và ngành TT-TT nói chung.

K.An

Tin mới

Hà Nội: Giao hơn 70.000 m2 đất tại Long Biên để xây dựng công viên và hồ điều hòa

Hà Nội: Giao hơn 70.000 m2 đất tại Long Biên để xây dựng công viên và hồ điều hòa

(CLO) UBND TP Hà Nội vừa quyết định giao 70.574,2 m2 đất tại các phường Ngọc Thụy và Thượng Thanh, quận Long Biên cho UBND quận Long Biên để triển khai dự án xây dựng công viên và hồ điều hòa.

Tin tức
Trung Quốc hoan nghênh hợp tác với các công ty Nga về các dự án AI

Trung Quốc hoan nghênh hợp tác với các công ty Nga về các dự án AI

(CLO) Trung Quốc vừa đưa ra lời kêu gọi hợp tác với Nga trong AI, nhấn mạnh kiểm soát rủi ro qua mạng lưới giám sát toàn quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Token hóa ETF: Xu hướng thế giới và triển vọng Việt Nam

Token hóa ETF: Xu hướng thế giới và triển vọng Việt Nam

(CLO) Ngày 27/3, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế - Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) phối hợp cùng Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital Việt Nam đã tổ chức hội thảo chuyên đề "Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hóa tập trung", đồng thời giới thiệu dự án thí điểm token hóa quỹ ETF tại Việt Nam.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao chất lượng chương trình, đáp ứng xu hướng báo chí hiện đại 

Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao chất lượng chương trình, đáp ứng xu hướng báo chí hiện đại 

(CLO) Chiều 27/3, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV).

Công tác hội
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự khánh thành các công trình trọng điểm tại Bình Định

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự khánh thành các công trình trọng điểm tại Bình Định

(CLO) Chiều 27/3, tại tỉnh Bình Định, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự lễ và cắt băng khánh thành tuyến đường nối từ Quốc lộ 19 đến Khu Công nghiệp Becamex VSIP Bình Định kết nối với Cảng Quy Nhơn và Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh. Hai công trình trọng điểm này là món quà ý nghĩa chào mừng Ngày giải phóng tỉnh Bình Định, thể hiện ý chí, khát vọng vươn lên mạnh mẽ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh.

Tin tức
Hải Phòng: Người dùng cần kiểm chứng nguồn gốc tin tức để tránh lan truyền thông tin giả mạo

Hải Phòng: Người dùng cần kiểm chứng nguồn gốc tin tức để tránh lan truyền thông tin giả mạo

(CLO) Công an thành phố Hải Phòng cho biết, thời gian gần đây, đơn vị liên tục phát hiện và xử lý nhiều trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến uy tín tổ chức, cá nhân. Những thông tin này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn tác động lớn đến sự ổn định về chính trị, an ninh, trật tự trên địa bàn.

Chống tin giả
Hàng nghìn cổ động viên chào đón tay vợt Pickleball số 1 thế giới

Hàng nghìn cổ động viên chào đón tay vợt Pickleball số 1 thế giới

(CLO) Chiều ngày 27/3, tại nhà thi đấu Gia Lâm (TP Hà Nội) đã diễn ra sự kiện Pickleball Legends Tour 2025 với sự góp mặt của các ngôi sao pickleball như Andre Agassi, Ben Joins...

Công luận 24H
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong xây dựng, quản lý, vận hành đường sắt

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong xây dựng, quản lý, vận hành đường sắt

(CLO) Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng đã ký ban hành kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) đã được cho ý kiến tại Phiên họp thứ 43, tháng 3/2025.

Tin tức
Thành phố Hồ Chí Minh triển khai kế hoạch tuyên truyền nhân kỷ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại

Thành phố Hồ Chí Minh triển khai kế hoạch tuyên truyền nhân kỷ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại

(CLO) Ngày 27/3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM đã tổ chức hội nghị giao ban công tác tuyên giáo và dân vận đầu năm 2025, triển khai phương hướng và nhiệm vụ cho quý 2 năm 2025. Hội nghị được chủ trì bởi ông Nguyễn Mạnh Cường - Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM cùng các Phó trưởng Ban.

Nghề báo
Xem xét để doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, cung ứng của Skoda và Volkswagen

Xem xét để doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, cung ứng của Skoda và Volkswagen

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị lãnh đạo Tập đoàn Skoda Auto xem xét các cơ hội hợp tác để doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng của Skoda và Volkswagen, nhất là trong khu vực Đông Nam Á.

Tin tức
Lào Cai tổ chức chấm chung khảo Giải thưởng về tư tưởng Hồ Chí Minh

Lào Cai tổ chức chấm chung khảo Giải thưởng về tư tưởng Hồ Chí Minh

(CLO) Chiều ngày 27/3, Ban Giám khảo Giải thưởng sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" của tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 - 2025 đã tiến hành chấm chung khảo các tác phẩm tham gia giải.

Nghề báo
Nhà vua Vương quốc Bỉ và Hoàng hậu sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Nhà vua Vương quốc Bỉ và Hoàng hậu sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

(CLO) Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4/2025.

Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 28/3: Không khí lạnh về, miền Bắc chuyển mưa rét

Dự báo thời tiết ngày 28/3: Không khí lạnh về, miền Bắc chuyển mưa rét

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, khoảng chiều và đêm 28/3, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, sau đó lan rộng đến Trung Trung Bộ. Bắc Bộ trời chuyển rét xuống 15-18 độ, Bắc Trung Bộ nhiệt độ thấp nhất 17-19 độ, trời có mưa rào rải rác.

Môi trường và cuộc sống
Nhiều tổ chức ở Đông Nam Á rơi vào khủng hoảng sau khi USAID bị đình chỉ

Nhiều tổ chức ở Đông Nam Á rơi vào khủng hoảng sau khi USAID bị đình chỉ

(CLO) USAID bị đình chỉ khiến hàng loạt tổ chức phi lợi nhuận ở Đông Nam Á rơi vào khủng hoảng, đẩy những nhóm dễ bị tổn thương vào tình thế nguy hiểm.

Thế giới 24h
Đề nghị thành lập Ban quản lý nhà cổ Vương Hồng Sển

Đề nghị thành lập Ban quản lý nhà cổ Vương Hồng Sển

(CLO) Quận Bình Thạnh đề nghị sớm thành lập Ban quản lý di sản văn hóa nhà cổ và giải quyết các quyền lợi hợp pháp cho con cháu cụ Vương Hồng Sển.

Đời sống văn hóa
Bắc Ninh: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thuộc khu công viên Văn Miếu và nút giao Tây Nam

Bắc Ninh: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thuộc khu công viên Văn Miếu và nút giao Tây Nam

(CLO) Lãnh đạo tỉnh khẳng định các công trình có ý nghĩa quan trọng đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh.

Kinh tế vĩ mô
Bình Luận

Tin khác

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn
Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

Hoàn thiện khung pháp lý cho tiền số, tài sản số: Cơ hội phát triển kinh tế số

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.

Góc nhìn
Xúc phạm, bôi nhọ trên mạng xã hội: Khi luật pháp và đạo đức đều bị phớt lờ!

Xúc phạm, bôi nhọ trên mạng xã hội: Khi luật pháp và đạo đức đều bị phớt lờ!

(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.

Góc nhìn
Đề xuất sáp nhập tỉnh trước Đại hội XIV của Đảng: “Thời điểm vàng” tạo không gian phát triển mới

Đề xuất sáp nhập tỉnh trước Đại hội XIV của Đảng: “Thời điểm vàng” tạo không gian phát triển mới

(NB&CL) Trong Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.

Góc nhìn
Việt Nam - Điểm đến y tế hàng đầu: Tiềm năng lớn, cơ hội rộng mở

Việt Nam - Điểm đến y tế hàng đầu: Tiềm năng lớn, cơ hội rộng mở

(CLO) Đưa Y tế Việt Nam ngang tầm thế giới đã là vấn đề “nóng” được đề cập nhiều trong thời gian gần đây khi ghi nhận từ các cơ sở điều trị cho thấy, Việt Nam giờ đây đang được coi là một điểm sáng trong triển khai kỹ thuật khám, chữa bệnh chuyên sâu, mang tầm quốc tế, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam chữa bệnh.

Góc nhìn