(CLO) Trong bản tin phát ra mới đây, Hội môi giới BĐS Việt Nam (VARS) đã đề xuất nhiều biện pháp tín dụng hướng đến việc điều tiết khi thị trường có những biến động mạnh.
Biện pháp đã áp dụng trên thế giới
Theo VARS, việc điều tiết thị trường BĐS bằng chính sách pháp luật về tín dụng là một trong những cách thức hữu hiệu, đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của thị trường, tránh những tác động bất ổn cho nền kinh tế. Hay tiêu cực hơn đó là sự bùng nổ hay suy thoái của thị trường BĐS có thể dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính lớn.
Trong lịch sử, BĐS cũng thường được liệt kê là một trong những nguyên nhân chính khiến nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn, do các tác động trực tiếp của ngành này và gián tiếp bởi các ngành kinh tế phụ trợ bị ảnh hưởng bởi lĩnh vực quan trọng này như xây dựng, du lịch, tài chính - ngân hàng. Các yếu tố gây ảnh hưởng có thể kể đến như tình trạng nợ xấu, tồn kho BĐS tăng cao, đến khó khăn trong việc huy động vốn và suy giảm niềm tin của nhà đầu tư.
Những khó khăn trên không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thị trường mà còn gây ra những hệ lụy lan tỏa đối với toàn bộ nền kinh tế. Do đó, trên cơ sở tôn trọng tối đa các quy luật cung cầu tự nhiên, việc Nhà nước chủ động tăng cường điều tiết thị trường BĐS khi thị trường có "dấu hiệu bất ổn" là vô cùng cần thiết. Đây cũng là biện pháp được Chính phủ và cơ quan tài chính nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Cụ thể để đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của thị trường BĐS, tránh những tác động gây bất ổn cho nền kinh tế, Chính phủ nhiều nước đã sử dụng chính sách tín dụng như một công cụ để điều tiết thị trường BĐS. Thông qua việc thắt chặt hoặc nới lỏng tín dụng, Chính phủ có thể kiểm soát giá BĐS, ngăn ngừa bong bóng, và đảm bảo sự ổn định của thị trường. Tuy nhiên, sự linh hoạt trong chính sách này tùy thuộc vào từng thị trường và tình hình kinh tế cụ thể của mỗi quốc gia. Kinh nghiệm của một số quốc gia về vấn đề này như sau:
Đơn cử tại Trung Quốc, để kiểm soát dòng vốn đầu tư, Chính phủ Trung Quốc áp đặt nhiều biện pháp hạn chế đối với việc mua BĐS bằng tín dụng, đặc biệt là các khoản vay cho đầu cơ. Họ cũng kiểm soát dòng vốn ra nước ngoài nhằm ngăn chặn dòng tiền đầu cơ đổ vào các thị trường BĐS nước ngoài.
Cụ thể, năm 2010, thị trường BĐS ở Trung Quốc phát triển nông, giá nhà đất tăng chóng mặt. Thời điểm ấy, hàng chục triệu căn hộ ở Trung Quốc đã xây xong từ lâu nhưng không có người ở. Tình trạng này kéo dài và trầm trọng tới mức cuối năm 2017, Chính phủ nước này phải đưa ra chủ trương "nhà là để ở, chứ không phải để đầu cơ", đồng thời chỉ đạo thiết lập một hệ thống chính sách để kiểm soát và điều chỉnh thị trường, nhằm phân biệt người đầu cơ với người mua nhà có nhu cầu ở thực.
Ngoài các quy định rất nghiêm ngặt về việc sở hữu nhà thứ hai trở lên như yêu cầu người mua căn thứ hai phải đặt cọc từ 60 - 85%, căn thứ ba đến 100%; quy định bất kỳ ai mua nhà đều phải nắm giữ tài sản ít nhất ba năm rưỡi; sa thải các quan chức cấp cao ở những địa phương để giá nhà tăng phi mã; và thậm chi áp dụng biện pháp định giá tham chiếu, phân phối suất mua... Bên cạnh đó, nhiều thành phố của Trung Quốc còn sử dụng hàng loạt các biện pháp như áp trần tín dụng vay mua nhà, nâng lãi suất đối với các khoản vay mua nhà và thắt chặt các quy định về thế chấp. Những điều chỉnh này đã phần nào phát huy hiệu quả, giảm đáng kể tình trạng đầu cơ.
Tại Singapore, nhằm kiểm soát tình trạng đầu cơ và ngăn ngừa bong bóng BĐS, Chính phủ Singapore đã tăng tỷ lệ đặt cọc tối thiểu khi vay mua BĐS, đặc biệt đối với người mua nhà thứ hai hoặc thứ ba. Đồng thời để giảm số tiền vay và kiềm chế giá BĐS, Chính phủ nước này cũng giới hạn thời gian vay mua nhà (loan tenure) kết hợp với chính sách tín dụng thắt chặt.
Tại Canada, Chính phủ nước này đã thắt chặt các quy định về tỷ lệ vay trên giá trị tài sản để hạn chế các khoản vay có rủi ro cao. Người mua nhà tại các thành phố lớn như Toronto và Vancouver thường phải đặt cọc cao hơn khi vay mua BĐS. Nhiều nước còn áp dụng các biện pháp kiểm soát tín dụng đối với người mua BĐS là người nước ngoài, nhằm hạn chế đầu cơ, kiềm chế giá nhà tăng cao và bảo vệ người dân có thu nhập trung bình tại các thành phố lớn như Úc, Canada...
Kinh nghiệm từ các nước cho thấy, chính sách pháp luật về tín dụng là một trong những công cụ quan trọng để Chính phủ các nước điều tiết thị trường BĐS. Nhiều trong số những chính sách đã được các nước áp dụng thành công hoàn toàn có thể tham khảo, học hỏi, áp dụng cho Việt Nam.
Cần áp dụng cho Việt Nam để điều tiết thị trường
Với hiệu quả đạt được ở nhiều nước trên thế giới, VARS đề xuất một số giải pháp về chính sách tín dụng nhằm điều tiết thị trường khi thị trường có sự biến động tăng hoặc giảm trên 20% trong 3 tháng hoặc thị trường BĐS có các biến động khác ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội mà không ảnh hưởng đến nhu cầu mua nhà để ở của người dân như sau:
Thứ nhất, thắt chặt chính sách tín dụng với người đầu cơ. Để giảm số lượng người vay vốn với mục đích đầu cơ hoặc sử dụng đòn bẩy quá cao, các tổ chức tín dụng có thể điều chỉnh giảm hạn mức cho vay thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản, yêu cầu tỷ lệ thanh toán bằng vốn tự có cao hơn, hoặc áp dụng mức lãi suất cao hơn với những người mua nhà thứ hai trở lên.
Thứ hai là tăng cường giám sát và quản lý tín dụng. Chính phủ có thể áp đặt các quy định về việc kiểm soát chất lượng tín dụng, yêu cầu các ngân hàng phải báo cáo chi tiết hơn về các khoản vay liên quan đến BĐS, từ đó tăng cường giám sát rủi ro. Thiết lập cơ chế tín dụng cho các dự án nhà ở xã hội, ưu tiên cấp vốn cho các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi tiền, nhằm giải quyết nhu cầu về nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp.
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có chính sách nới lỏng tín dụng, bao gồm việc giảm lãi suất và hỗ trợ các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi cho người mua nhà lần đầu, hoặc một số đối tượng ưu tiên khác nhằm mục đích ổn định xã hội như vợ chồng trẻ mới kết hôn,...
Tuy nhiên theo VARS, muốn chính sách áp dụng "đúng và trúng", Nhà nước cần xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu đủ lớn, đủ chính xác và có tính cập nhật cao để đảm bảo phân biệt rõ giữa người mua nhà ở thực, sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh thực, với các đối tượng đầu cơ, trục lợi. Việc đẩy nhanh công bố chỉ số giá giao dịch bất động sản và một số chỉ tiêu ảnh hưởng đề có căn cứ xác định thời điểm cần vào cuộc của Nhà nước là điều hết sức cần thiết.
Đặc biệt, trước bối cảnh giá bán BĐS đang có nhiều quan ngại như hiện nay. Để điều tiết thị trường BĐS toàn diện hơn, chính sách tín dụng nên kết hợp với việc áp dụng thuế chuyển nhượng BĐS hoặc thuế tài sản. Đồng thời, việc áp dụng các chính sách điều tiết phải lưu ý linh hoạt, đảm bảo ổn định trật tự thị trường BĐS, hạn chế tối đa rủi ro.
(CLO) Tối 11/12, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế dẫn thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, tại khu vực Panzi, tỉnh Kwango, Cộng hòa Dân chủ Congo đã ghi nhận 406 trường hợp mắc một bệnh chưa rõ nguyên nhân, trong đó có 31 trường hợp tử vong.
(CLO) Theo những rò rỉ mới nhất, ngày ra mắt chính thức của dòng Galaxy S25 sẽ là 22 tháng 1 năm 2025, đúng như những dự đoán từ trước đó. Đặc biệt, sự kiện này nhiều khả năng sẽ mang tên Galaxy Unpacked 2025 và được tổ chức tại Mỹ.
(CLO) Để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang hỗ trợ cung cấp vật liệu đất đắp.
(CLO) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành các quyết định (số 3975/QĐ-BVHTTDL, 3976/QĐ-BVHTTDL và 3989/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024) về việc đưa 3 di sản văn hóa của Quảng Ninh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
(CLO) Biển số xe trúng đấu giá sẽ được gắn tem nhận diện có nền màu đỏ và màu vàng, chữ và số màu xanh. Tem này có hình tròn, đường kính 30mm, nhằm tăng tính minh bạch và đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp cho người trúng thầu.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Biden đang cân nhắc áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào ngành dầu mỏ Nga trước thềm lễ nhậm chức của ông Donald Trump vào tháng Giêng.
(CLO) Ngoài công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và tiềm năng du lịch đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên, chuỗi hoạt động tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Kon Tum năm 2024 chính là cầu nối để thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
(CLO) Từ ngày 1/1/2025, người lái ôtô điện sẽ được đào tạo và cấp giấy phép lái xe hạng B tương tự bằng lái xe số tự động, theo Thông tư số 35/2024 của Bộ Giao thông Vận tải. Quy định này nhằm đơn giản hoá quá trình đào tạo, đảm bảo phù hợp với xu hướng giao thông xanh và bền vững trong tương lai.
(CLO) Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình cơ bản ổn định và đạt được kết quả tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 71.326 tỷ đồng, tăng 7,01% so với năm 2023. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 210.455 tỷ đồng, tăng 6,92% so với năm 2023.
(CLO) CTCP Chứng khoán Thiên Việt (TVS) vừa công bố tiếp tục huy động vốn bằng cách phát hành 33,4 triệu cổ phiếu. So với đầu năm, tổng tài sản công ty đã sụt giảm gần 7.000 tỷ đồng, chủ yếu do trả nợ cho các đối tác.
(CLO) Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng TP Hà Nội đã đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu cho gói thầu xây lắp duy nhất của Dự án “Xây dựng Bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 2”.
(CLO) Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa kết luận điều tra vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước” và “Rửa tiền” xảy ra tại Công ty Trung Hậu 68, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang và các đơn vị liên quan.
(CLO) Câu lạc bộ Man City sụt giảm phong độ khi để thua đáng tiếc 0-2 trên sân của Juventus, ở lượt đấu thứ 6 vòng bảng Champions League 2024/25, rạng sáng 12/12 (theo giờ Việt Nam).
(CLO) Cục Thuế tỉnh Thái Bình vừa công khai danh sách 269 người nộp thuế nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước do các Chi cục Thuế khu vực Thành phố Thái Bình – Vũ Thư quản lý, số tiền lên tới hơn 800 tỷ đồng.
(CLO) Khu vực phía Nam bị coi là “con ghẻ” của thị trường bất động sản Hà Nội. Mặc dù giá đất, giá nhà tại khu vực này có tăng trong thời gian qua, nhưng hợp lý và kém xa so với các khu vực phía Đông, phía Tây thành phố.
(CLO) VARs cho rằng, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt với nhiều biến động, dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn 2024-2025 sẽ có xu hướng đi ngang và chỉ phục hồi nhẹ từ năm 2026. Các yếu tố này đều tác động tới thị trường bất động sản.
(CLO) Năm 2024 là năm phân khúc chung cư Hà Nội chứng kiến sự tăng nhanh vượt bậc về giá. Trong thời gian tới, phân khúc này sẽ khó giảm, nhưng tốc độ tăng có phần chậm lại.
Theo đánh giá của chuyên gia, các căn hộ penthouse được giới nhà giàu săn đón bởi các căn hộ này không chỉ đáp ứng nhu cầu sống của giới thượng lưu mà còn được coi là hình thức đầu tư tài sản an toàn, ổn định, mang lại lợi nhuận cao.
(CLO) Theo UBND tỉnh Ninh Bình, dự kiến dự án sẽ được triển khai trên khu đất 5ha tại phường Ninh Khánh, TP Ninh Bình, bao gồm khoảng 1.136 căn hộ với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.844 tỷ đồng.
(CLO) Khả năng chi trả nhà ở đã giảm mạnh trong vài năm qua, đến mức nhóm đại diện cho 20% dân số có thu nhập cao nhất tại Việt Nam cũng không thể mua nhà, nếu xét theo quy tắc giá nhà không vượt quá một phần ba thu nhập.
(CLO) Bộ Tài chính đang nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản trong thời gian qua.
Tòa căn hộ cao tầng đầu tiên của Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam sẽ cất nóc vào 31/12 tới. Hai trò chơi phức hợp đầu tiên của công viên nước Sun World đã lắp đặt xong, trong nỗ lực tối đa của chủ đầu tư nhằm sớm đưa dự án vận hành.