(CLO) Hiện nay, việc các trường đua nhau tuyển sinh sớm, tuyển sinh thiếu quy chuẩn dẫn đến chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp thấp, đẩy điểm chuẩn đầu vào lên rất cao, có ngành gần điểm tuyệt đối gây nên bất bình đẳng. Điều này sẽ được thay đổi nếu như đề xuất trong Dự thảo sửa đổi quy chế tuyển sinh đại học mới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thông qua.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), hiện các trường đại học đã sử dụng hơn 20 phương thức xét tuyển. Trong đó, phần lớn là các phương thức xét tuyển sớm như học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ đánh giá năng lực quốc tế (SAT, ACT) kết quả thi đánh giá năng lực của 2 Đại học Quốc gia, xét tuyển kết hợp, phỏng vấn… Năm 2025, dự báo có trên 10 kỳ thi riêng để phục vụ tuyển sinh đại học.
Việc nở rộ nhiều kỳ thi, cùng với nhiều phương thức tuyển sinh sớm đang đặt ra nhiều vấn đề trong quản lý, làm sao đảm bảo tính công bằng giữa các phương thức trong tuyển sinh, cũng như tránh trường hợp học sinh sao nhãng việc học ở những thời điểm kết thúc chương trình lớp 12 vì các em đã biết chắc chắn mình đỗ đại học. Trên thực tế đã từng xảy ra chuyện, thủ khoa khối A toàn quốc “trật” đại học ngành mình đăng ký nguyện vọng 1 chỉ vì nhà trường không ưu tiên xét tuyển lấy kết quả thi của Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Hay tình trạng điểm đầu vào nhiều ngành cao ngất ngưởng, gần như điểm tuyệt đối đối với việc lấy kết quả thi tốt nghiệp. Lý do cho điểm chuẩn quá cao chính là nhiều trường xem xét tuyển sớm là cách tuyển sinh ưu tiên, còn không ưu tiên tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp.
Bên cạnh tạo ra bất công trong tuyển sinh, việc xét tuyển sớm hiện nay cũng gây khó cho các trường đại học. Thầy Lê Thành Bắc - Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho rằng, cái khó của trường xét tuyển sớm là tỷ lệ ảo lên tới ngưỡng 300%. Khi xét tuyển sớm, dữ liệu khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên chưa có nên hậu kiểm phát hiện có nhiều sai sót, thậm chí xảy ra tình trạng đỗ thành trượt. Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Công, Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên phân tích, ưu điểm của xét tuyển sớm là giúp người học yên tâm nhưng “nhiều khi dẫn đến yên tâm quá”. Mặt khác, các trường đại học cũng khó khăn trong dự báo tỷ lệ ảo.
Trước những bất cập nảy sinh do tuyển sinh sớm được áp dụng rộng rãi và bắt đầu gây nên nhiều hệ lụy, mới đây trong Dự thảo sửa đổi quy chế tuyển sinh đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất, chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo; bảo đảm điểm chuẩn trúng tuyển xét tuyển sớm (sau khi quy đổi tương đương) không thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.
Nếu những đề xuất trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thông qua, chắc chắn sẽ là “cú đánh” lớn đối với những trường có tỷ lệ tuyển sinh đại học sớm cao. Thậm chí, sau Thông tư này ban hành, tình trạng cuồng các chứng chỉ quốc tế trong tuyển sinh đại học được dự đoán sẽ bớt nóng.
Trước những thay đổi của Bộ GD&ĐT trong công tác tuyển sinh đại học, đặc biệt là siết chặt tuyển sinh sớm, ông Nguyễn Đức Khoát - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Mỏ - Địa chất cho rằng, việc hạn chế tuyển sinh sớm sẽ mang đến điểm tích cực giúp học sinh không lơ là trong những tháng cuối cấp, đảm bảo chất lượng giáo dục như định hướng của Bộ GD&ĐT.
Cũng liên quan đến vấn đề này, nhiều ý kiến của thầy cô cho rằng, khi các trường tăng chỉ tiêu xét tuyển sớm, nhiều vấn đề lộ ra, những thí sinh không có thời gian, kinh phí thi chứng chỉ quốc tế, chỉ còn cách dùng điểm thi tốt nghiệp để xét tuyển, trong khi chỉ tiêu cho phương thức này ngày càng ít dẫn tới điểm chuẩn bị đẩy lên cao, gây mất công bằng trong tuyển sinh.
Chưa nói đến tình trạng loạn thi cử, mỗi đề thi một kiểu, độ khó khác nhau nên không thể so sánh được người đạt 26 điểm xét bằng học bạ với người đạt 26 điểm thi đánh giá năng lực hoặc thi tốt nghiệp là ai giỏi hơn vì không có chuẩn chung.
Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì?
Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, vẫn còn đó nhiều ý kiến cho rằng, việc siết chặt tuyển sinh sớm tác động lớn đến việc chủ động trong tuyển sinh của nhiều nhà trường, học sinh sẽ rất áp lực trong việc thi tốt nghiệp… Cũng liên quan đến việc siết chặt quản lý tuyển sinh đại học sớm, mới đây, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) đã có những trao đổi với báo chí.
Theo bà Thủy, dự thảo thông tư sửa đổi tập trung vào hai điểm quan trọng đã được trao đổi và thống nhất tại hội nghị giáo dục đại học tháng 8/2024. Dự thảo nhằm khắc phục những bất cập khi cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức, tổ hợp môn xét tuyển đối với cùng một chương trình, ngành đào tạo, trong đó có việc một số cơ sở đào tạo dành quá nhiều chỉ tiêu cho xét tuyển sớm, hay việc quy định điểm cộng quá lớn cho các chứng chỉ ngoại ngữ.
Bộ GD&ĐT yêu cầu điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo. Với việc các phương thức, tổ hợp đều quy về một thang điểm, theo bà Thủy, tác động lớn nhất của quy định mới này là việc xét tuyển sớm của các trường sẽ tự động bị hạn chế.
“Dự thảo sửa đổi đã hướng dẫn xác định chỉ tiêu xét tuyển sớm phải bảo đảm điểm trúng tuyển (quy đổi tương đương) của các phương thức xét tuyển sớm không được thấp hơn điểm trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung. Quy định như vậy sẽ giúp tất cả thí sinh dự tuyển vào một ngành đào tạo sẽ được xét tuyển một cách công bằng dựa trên một thang điểm chung và một điểm chuẩn trúng tuyển chung, cơ hội trúng tuyển của những thí sinh có năng lực thực sự sẽ tăng lên và chất lượng đầu vào của các trường cũng tăng theo” – bà Thủy nhấn mạnh.
Trước lo ngại những thay đổi đột ngột trong quy chế tuyển sinh có thể khiến học sinh và các trường bị động, bà Thủy cho rằng các điểm sửa đổi của quy chế đều nhằm khắc phục những điểm còn tồn tại trước đây, và ngày càng gia tăng sự công bằng cho các thí sinh khi tham gia xét tuyển. Điều này không ảnh hưởng tới việc học tập của các thí sinh, bởi các em chỉ cần vẫn tiếp tục trau dồi học lực, năng lực cá nhân theo những phương thức mà các em đã và đang chuẩn bị.
Qua trao đổi của các chuyên gia có thể thấy, sự thay đổi trong quy định xét tuyển sớm đại học sẽ tạo ra sân chơi công bằng trong tuyển sinh, điều này tránh được tình trạng các trường cố tình tuyển sinh sớm, ưu tiên các phương thức dành cho thí sinh có điều kiện kinh tế, thí sinh con nhà giàu mà bỏ quên vấn đề chất lượng trong tuyển sinh.
(CLO) Tối 19/01/2025, câu lạc bộ Hà Nội đã giành chiến thắng 2-0 trước Đà Nẵng tại vòng 10 giải V.League 2024/25. Với 3 điểm có được, đại diện Thủ đô hiện đã có 17 điểm, vượt qua Công an Hà Nội để chiếm lấy vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng giải đấu.
(CLO) Ngày 19/1 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Praha, Cộng hòa Czech, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu tại Czech, gồm: ông Pavel Tykac - Chủ sở hữu của Tập đoàn đầu tư toàn cầu Sev.en Global Investments và Câu lạc bộ bóng đá SK Slavia Praha – đội bóng hàng đầu của Czech; ông Jiri Smejc – Giám đốc Điều hành Tập đoàn quốc tế PPF và ông Radek Pluhar –Giám đốc Điều hành Tập đoàn Home Credit (công ty con của PPF); ông Klaus Zellmer, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Skoda, nhà sản xuất ô tô lớn nhất Cộng hòa Czech.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài nói chung, cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở châu Âu nói riêng tiếp tục đóng góp tích cực cho đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
(CLO) Ngày 19/1/2025, cuộc thi "Tìm kiếm Đại sứ Văn hóa Du lịch nhí Việt Nam" đã chính thức công bố thêm 2 đại sứ là Nguyễn Phương Trà (Thái Nguyên) và Trần Hương Mộc Trà (Hà Nội).
(CLO) Ngày 19/1/2025 tại Langkawi, Malaysia đã diễn ra Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, chính thức khởi động Năm ASEAN 2025. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đã có nhiều đóng góp quan trọng.
(CLO) Ngày 19/1, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến chủ trì buổi gặp mặt vinh danh tập thể, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu, nhân dịp kiều bào về nước tham dự chương trình Xuân quê hương năm 2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 20/1, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù rải rác, trưa chiều trời nắng, sáng và đêm trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.
(CLO) Chiều 19/1, tại Hà Nội, nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thăm, chúc Tết nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.
(CLO) Google đang nổi lên như một đối thủ nặng ký trong cuộc đua AI nhờ vào nghiên cứu mạnh mẽ, dữ liệu tìm kiếm lớn, hệ sinh thái tích hợp và các sản phẩm AI đột phá như Gemini.
(CLO) Một lệnh ngừng bắn được mong đợi từ lâu ở Gaza đã bắt đầu có hiệu lực sau gần ba giờ trì hoãn, do Hamas chậm cung cấp danh sách ba con tin đầu tiên mà họ cam kết trả tự do.
(CLO) Nga đang đối mặt tin đồn ngân hàng sụp đổ khi tín dụng doanh nghiệp tăng 60% trong 2 năm, nhưng nền kinh tế liệu có thực sự đứng bên bờ vực khủng hoảng?
(CLO) Đài phát thanh và truyền hình Na Uy (NRK) gần đây đã bắt đầu thêm phần tóm tắt do AI tạo ra vào nhiều bài viết được đăng trên trang web của mình để thu hút độc giả trẻ tuổi.
(CLO) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp hưu trí xã hội.
(CLO) Chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sắp thực hiện chiến dịch trục xuất hàng loạt những người nhập cư trái phép ngay sau lễ nhậm chức của ông vào ngày 20/1.
(CLO) Ngày 19/1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 thu hút số đông người dân và du khách trong nước tham gia.
Hội thảo giao lưu chuyên đề giáo dục có sự góp mặt của 3 cụm huyện gồm Hòn Đất (cụm số 01); Trường Mầm non thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp (cụm số 02), trường Mẫu giáo Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận (cụm số 03)…
(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025. Tỉnh Quảng Ninh xếp thứ 8/10 tỉnh đứng đầu về số lượng học sinh đoạt giải.
(CLO) Kết quả chấm thi và xếp giải học sinh giỏi Quốc gia cho thấy, số học sinh đạt giải năm nay phủ đều ở hầu khắp các địa phương. Một số địa phương miền núi, biên giới, có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn cũng có học sinh đạt thứ hạng cao nhất trong kỳ thi.
(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025. Đoàn tuyển Ninh Bình có 80/100 học sinh đoạt giải, chiếm tỷ lệ 80%, tăng 9 giải so với Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm học 2023-2024.
(CLO) Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng hơn giữa các phương thức tuyển sinh nhưng nhiều trường vẫn áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh, thậm chí giảm chỉ tiêu tuyển sinh dành cho phương thức lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp.
(CLO) Đại học Duy Tân được đánh giá nằm ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng các trường đại học Việt Nam năm 2025. Tuy nhiên, hai tiêu chí thuộc hàng quan trọng nhất đó là chất lượng người học, cơ sở vật chất lại nằm ở nhóm cuối.
(NB&CL) Mặc dù đã có những lo lắng, băn khoăn trong việc cấm thu tiền dạy thêm, học thêm trong nhà trường nhưng theo nhận định của các chuyên gia, việc quy định Nhà nước chi trả tiền dạy thêm sẽ tạo nên hiệu ứng tích cực, thể hiện được chủ trương chăm lo toàn diện giáo dục của Đảng và Nhà nước đối với thế hệ trẻ.
(CLO) Năm học này, Đại học Bách Khoa áp dụng nhiều phương thức và cách thức tuyển sinh, trong đó dự kiến dành gần 40% chỉ tiêu để tuyển sinh theo diện xét điểm tốt nghiệp THPT 2025.
(CLO) Đến thời điểm này, đã có 6 tỉnh lựa chọn Tiếng Anh là môn thi thứ 3 vào lớp 10 công lập điều này cho thấy các tỉnh rất chú trọng môn học này, cũng phù hợp với chủ trương đưa Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học.