(CLO) Nằm sâu trong ngõ 124, đường Thụy Khuê, Tây Hồ (Hà Nội) là ngôi đền Cố Lê có niên đại gần 200 năm. Nơi đây được dân gian truyền tai linh thiêng, nên ngày Rằm, Mồng 1 người dân thường tới hương khói. Song, đền Cố Lê hiện tại đang bị xuống cấp, cơ sở vật chất vỡ vụn, mục nát.
Đền Cố Lê linh thiêng giữa Thủ đô Hà Nội
Tìm đến phố Thụy Khuê, thuộc quận Tây Hồ (TP Hà Nội), chúng tôi hỏi di tích lịch sử đền Cố Lê thì người dân địa phương chỉ đi theo hướng Thụy Khuê - Phùng Hưng, gần cuối con đường Thụy Khuê thì ở đó là địa chỉ cần tìm. Khi đi sâu vào trong ngõ nhỏ 124, Đền Cố Lê - ngôi đền cổ cũ nát hiện rõ trước mắt chúng tôi.
Phía trước cổng đền Cố Lê có nhiều họa tiết được chạm trổ hoa văn thời xưa, mang đậm nét văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, do có niên đại gần 200 năm nên đến nay ngôi đền trông khá cũ nát, rêu phong mọc tùm lum.
Để vào sâu bên trong di tích lịch sử đền Cố Lê, chúng tôi phải nhờ tới ông Nguyễn Khắc Liệp (73 tuổi), hiện đang là Tổ trưởng tổ dân phố và cũng là người trông coi di tích lịch sử đền Cố Lê. Theo lời kể của ông Liệp thì đền Cố Lê (hay Cố Lê tiết nghĩa tự) được xây dựng từ thời vua Tự Đức (giai đoạn 1848-1883). Ngôi đền cổ này bắt đầu được khởi công xây dựng từ năm 1857 (tức năm Đinh Tỵ) và chính thức hoàn thành năm 1860 (tức năm Canh Thân). Sau thời gian thờ phụng, mãi đến năm 2009 ngôi đền Cố Lê mới được nhà nước trao bằng di tích lịch sử cấp thành phố.
Cũng theo ông Liệp, ngôi đền cổ Cố Lê này có diện tích mặt sàn khoảng 230m2. Ngôi đền được thợ hồ thiết kế 5 gian, bố cục đúng kiểu truyền thống "Trùng thiềm điệp ốc" - đây là một trong kiến trúc nhà truyền thống của Việt Nam với cấu tạo nhà kép hai mái trên một nền.
Ông Liệp cho biết: "Thông tin về ngôi đền Cố Lê tôi chỉ được nghe các cụ thời xưa kể lại, truyền tai nhau từ đời này sang đời khác. Tới thế hệ tôi là đời thứ 3 nên nhiều thông tin tôi cũng không thể nhớ hết được. Nhớ gì thì chia sẻ cho các con các cháu, hay các cánh phóng viên báo chí thôi".
Khi chúng tôi hỏi về việc thờ phụng tại đền Cố Lê, ông Liệp mỉm cười tâm sự: "Hiện ở ngôi đền Cố Lê này thờ tất cả 33 người (trong đó có 23 vị trung thần tiết nghĩa được thờ ở gian chính và 10 vị tòng từ được thờ ở 2 gian cánh gà). Một lưu ý là trong số những người được thờ tại đây thì có 12 người mang họ Nguyễn, họ Lê có 8 người và 8 người họ Trần, ngoài ra là một số người mang họ khác.
Video di tích lịch sử đền Cố Lê hoang tàn, mục nát
X
Ông Liệp không những cho chúng tôi biết về không gian thờ phụng, mà ông còn phân tích tỉ mỉ về linh vị của nhiều người. Trong đó phải kể đến linh vị của Trường Phái hầu Lê Quýnh (đặt thụy là "Trung Nghị"). Hai bên cánh gà là lần lượt là linh vị của 11 quan văn và 11 quan võ, thuỵ là "Trung Mẫn". Ngoài ra, 10 vị tòng tự cũng được lần lượt thờ ở cả hai phía.
Nghe những lời tâm sự của ông Liệp, chúng tôi hiểu nhiều hơn về văn hóa đền, chùa Việt Nam, đặc biệt là hiểu sâu về các linh vị được đặt tại đền Cố Lê.
"Tôi mong các cấp chính quyền địa phương, sớm duy tu, sửa chữa di tích lịch sử đền Cố Lê để mau được hoàn thiện, để người dân tới đây hương khói phần nào bớt lo lắng hơn và không gian thờ phụng trông sạch sẽ, tâm linh hơn thôi", ông Liệp nói.
Cô Thu Trang (Thụy Khuê, quận Tây Hồ) - người dân sống gần đền Cố Lê bày tỏ sự mong muốn: "Vào dịp Mồng 1, ngày Rằm, ngày 14 và ngày 15 hàng tháng, người dân tới đền Cố Lê hương khói cũng nhiều. Mà tình cảnh hiện tại của ngôi đền thật sự rất xót xa. Tôi mong các cấp chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ sửa chữa cho chắc chắn hơn, để người dân yên tâm hơn khi tới đền. Đặc biệt, tôi cảm thấy rất vui và tâm hồn thoải mái khi sinh sống ở trong khu phố có đền Cố Lê. Tôi tự hào khi nơi đây được nhà nước chứng nhận là di tích lịch sử cấp thành phố".
(CLO) IShowSpeed (YouTuber nổi tiếng người Mỹ) vừa có thêm khoảng một triệu người đăng ký, gần cán mốc 30 triệu subscriber trên YouTube và đạt kỷ lục mới về số lượng người xem trực tiếp.
(CLO) Chiều 16/9, Báo Người Lao Động chính thức phát động Giải Mai Vàng lần thứ 30, sự kiện nghệ thuật danh giá nhất Việt Nam, hứa hẹn sẽ tiếp tục tôn vinh những tài năng sáng giá và các tác phẩm nổi bật nhất năm 2024.
(CLO) Chiều tối 16/9, Hiệp hội Các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) đã tổ chức buổi họp báo chính thức giới thiệu GBA Oktoberfest 2024 - lễ hội bia lớn nhất Đông Nam Á, sắp diễn ra tại Việt Nam.
(CLO) Tiết mục đu dây ''Chuyện tình Langbiang'' của diễn viên Đức Thịnh, Thu Trang đoạt giải Bạc tại Liên hoan Xiếc quốc tế ''Không biên giới'' lần thứ ba.