Đến lúc phải lý tính về "tiền nào của nấy" trong y tế, giáo dục

Thứ tư, 10/06/2020 08:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đại học Y dược TP.HCM ngay khi thực hiện tự chủ đã dự kiến tăng học phí từ 13 triệu đồng/ năm lên 30-70 triệu đồng, tùy ngành. Thông tin trên khiến cả thí sinh và phụ huynh lo lắng, Bộ Y tế vội yêu cầu nhà trường giải trình, nhưng ít ai đặt vấn đề về sự "thuận mua - vừa bán".

Sự kiện: Giáo dục

1. Theo đề án tuyển sinh năm 2020 Đại học Y dược TP.HCM vừa công bố, mức học phí mới khóa 2020 sẽ là: ngành răng hàm mặt 70 triệu đồng, y khoa 68 triệu đồng, dược học 50 triệu đồng… Các ngành có mức học phí thấp nhất là 30 triệu đồng. Mức học phí các năm tiếp theo dự kiến mỗi năm tăng thêm 10%.

Thông tin này khiến nhiều thí sinh và phụ huynh lo lắng, cho rằng việc tăng học phí đột ngột, quá nhiều như vậy sẽ khiến rất nhiều học sinh thuộc nhóm đối tượng không đến mức nghèo để được hỗ trợ sẽ bị chơi vơi, không có cơ hội học tập.

Để giải quyết tốt chính sách đảm bảo công bằng xã hội cần có vai trò điều phối của nhà nước.

Để giải quyết tốt chính sách đảm bảo công bằng xã hội cần có vai trò điều phối của nhà nước.

Về vấn đề này, theo Hiệu trưởng Đại học Y dược TP.HCM Trần Diệp Tuấn, mức học phí trên đã được nhà trường tính toán kỹ từ 2 năm trước, để đảm bảo chất lượng đào tạo. Đây là chiến lược phát triển của trường cho hiện tại và tương lai với mong muốn cuối cùng chất lượng đầu ra phải an toàn cho người bệnh, nên không thể thu phí thấp. "Sự cạnh tranh giữa các trường trong khối công lập với trường tư và với cả trường trong khu vực đang rất dữ dội. Nếu không khéo, thầy cô giỏi ở trường công sẽ bị kéo sang hết các trường tư khi trường tư đang sẵn sàng trả vài trăm triệu đồng/ tháng", PGS.TS Trần Diệp Tuấn chia sẻ.

Về vấn đề hạn chế cơ hội với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, Hiệu trưởng Trần Diệp Tuấn cho biết trong tổng số 2.100 chỉ tiêu đại học năm nay, trường dự kiến sẽ trao 800 suất học bổng (từ 25%-100% học phí). Tuy nhiên, để giải quyết tốt chính sách đảm bảo công bằng xã hội cần có vai trò điều phối của nhà nước, ví dụ như đặt hàng đào tạo.

Thực tế, học phí của Đại học Y dược tăng cao nhưng không nhiều chênh lệch so với các trường cùng ngành, như Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y Đại học Quốc gia TP.HCM, chưa nói tới các trường dân lập, quốc tế… Thêm nữa, chất lượng đào tạo cũng được trường này nêu cao là "chiến lược phát triển", dù danh tiếng đã được khẳng định.

2. Việc Đại học Y dược TP.HCM tăng học phí gấp 2, 3 lần khiến phụ huynh và các thí sinh lo lắng, cũng bởi tình trạng học phí tăng đột ngột, hoặc không tương xứng với chất lượng đào tạo, bên cạnh đó là lạm thu, chiếm dụng tiền,… đã từng xảy ra.

Như Đại học Tôn Đức Thắng năm 2016 bị phản ứng gay gắt về việc tăng học phí không thông báo trước trên diễn đàn sinh viên, với hàng ngàn ý kiến bức xúc và đề nghị “việc học phí tăng phải có thông báo chính xác. Nếu trường tăng học phí theo lộ trình thì lộ trình cụ thể năm nào tăng, kì nào tăng để phụ huynh và sinh viên chuẩn bị…” Thực tế, trường này tăng học phí dựa vào đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhưng thông báo thiếu rõ ràng đã gây lao xao trong dư luận.

Phụ huynh tập trung phản đối chính sách học phí của Trường dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) - TNO.

Phụ huynh tập trung phản đối chính sách học phí của Trường dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) - TNO.

Nghiêm trọng hơn là lùm xùm ở Đại học Luật TP.HCM. Theo đó, tháng 9/2019, Thanh tra Bộ GD-ĐT đã kết luận hàng loạt thiếu sót, sai phạm tại trường này, trong đó có việc sử dụng tài khoản cá nhân kế toán để nhận học phí. Cụ thể, số tiền học phí học lại hệ vừa làm vừa học, văn bằng 2 hệ chính quy,… thu được qua các năm 2014, 2015, 2016, 2017 chênh lệch so với dữ liệu trên phần mềm quản lý học phí đã được ghi nhận trong sổ sách kế toán là hơn 29 tỉ đồng.

Ở các cấp học thấp hơn, tình trạng mập mờ, nhập nhèm trong thu tiền dịch vụ cũng đầy phức tạp. Tại Đà Nẵng, giữa năm 2019, Trường Quốc tế Singapore thu "tiền cọc" từ 6 đến 11 triệu đồng, bị phụ huynh phản ứng và khởi kiện ra tòa về những khoản thu có dấu hiệu chiếm dụng vốn.

Tại TP.HCM, đầu tháng 5/2020, hơn 200 phụ huynh đã tập trung phản đối chính sách học phí trong mùa dịch của Trường dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS). Ban đầu, lý do phản ứng của phụ huynh là về thông báo thu học phí còn lại của năm học 2019 - 2020, VAS yêu cầu thanh toán đủ chi phí học phần 4 của năm học này, bao gồm học phí, chi phí ăn uống, xe đưa đón…

3. Những "lùm xùm" nói trên là một vết gợn đối với tự chủ, bởi không thiếu những trường hợp phí dịch vụ cao đi kèm với chất lượng dịch vụ cao trong giáo dục đào tạo, bởi sự "thuận mua - vừa bán" thường được đặt ra ngay từ đầu.

Tuy vậy, ở lĩnh vực y tế, những can thiệp hành chính đã ít nhiều ảnh hưởng, làm thiệt hại tới cơ sở cung cấp dịch vụ, thậm chí là thiệt hại cho chính khách hàng, mà việc "tuýt còi" dịch vụ xét nghiệm Covid-19 của Bệnh viện FV là một điển hình.

Bệnh viện FV tự đầu tư và đạt tiêu chuẩn xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 nhưng bị buộc dừng - TTO.

Bệnh viện FV tự đầu tư và đạt tiêu chuẩn xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 nhưng bị buộc dừng - TTO.

Theo đó, đầu tháng 4/2020, Bộ Y tế đã cấp phép cho FV được thực hiện và công bố kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2. Trước đó, bệnh viện này đã đón đoàn công tác của Bộ Y tế đến khảo sát và thẩm định. Xác nhận bệnh viện có đủ năng lực về cơ sở vật chất, an toàn sinh học, nhân sự, trang thiết bị, quy trình cách ly đạt tiêu chuẩn để triển khai xét nghiệm chẩn đoán virus SARS-CoV-2, đoàn công tác đã đề nghị Bộ Y tế cấp phép cho FV được thực hiện xét nghiệm, khẳng định dương tính virus SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, khi bệnh viện này thông tin rộng rãi dịch vụ xét nghiệm theo yêu cầu thì báo chí, mạng xã hội lại phản ứng với chi phí xét nghiệm 3 triệu đồng bệnh viện này đưa ra. Tất cả dường như quên rằng đây là đơn vị tư nhân, phải tự đầu tư máy móc, trang thiết bị,... thậm chí phải chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp mà ngành y tế Việt Nam yêu cầu như các cơ sở công lập!?

Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 theo yêu cầu tại FV sau đó đã bị ngành chức năng buộc dừng, người dân mất đi một địa chỉ có chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại để loại trừ nỗi lo dịch bệnh. Thêm nữa, bệnh viện phải chịu những thiệt hại không nhỏ, dễ có tâm lý cân nhắc khi phải tự đầu tư các dịch vụ chất lượng cao, vừa phục vụ khách hàng, vừa sẵn sàng phục vụ cho các tình huống khẩn cấp quốc gia, khi thiên tai dịch họa.

Những tranh cãi về giá dịch vụ, chất lượng dịch vụ giáo dục, y tế nhiều năm qua cho thấy sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội, sự đầu tư rất lớn của người dân với hai lĩnh vực quan trọng này. Thế nên, việc Đại học Y dược TP.HCM hay các cơ sở y tế, giáo dục tăng phí/giá dịch vụ, thì điều cần quan tâm trước nhất phải là chất lượng thu về như thế nào, có tỷ lệ thuận với phí/giá dịch vụ?

Đó cũng là cách cộng đồng chấp nhận sự vận hành, điều tiết của thị trường, kể cả với y tế, giáo dục. Bởi cái cốt lõi cuối cùng vẫn phải là đích thực, phải là tiền nào của nấy!

Kiên Giang

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn