Đến năm 2030, nhiều diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp

Thứ năm, 14/10/2021 06:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo báo cáo của Chính phủ tại Phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 đặt chỉ tiêu đất nông nghiệp 27,73 triệu ha, giảm 251.220 ha so với năm 2020, nhiều diện tích chuyển sang đất phi nông nghiệp.

Với diện tích đất nông nghiệp, đất lúa chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp lên tới 48.400ha, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cần rà soát kỹ lưỡng, hạn chế sử dụng đất lúa làm các khu công nghiệp.

Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 4 chiều qua 13/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025). 

Tại Phiên họp này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trình bày báo cáo của Chính phủ. Theo đó, báo cáo cho rằng, việc lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) phải gắn với mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, liên kết vùng, liên tỉnh, gắn kết hữu cơ giữa đô thị và nông thôn, thống nhất, đồng bộ giữa các địa phương.

den nam 2030 nhieu dien tich dat nong nghiep chuyen sang dat phi nong nghiep hinh 1

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trình bày Tờ trình về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp quốc gia trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ảnh quochoi.vn).

Việc phân bổ sử dụng đất phải tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa; độ che phủ rừng ổn định ở mức 42 - 43%…

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 đặt chỉ tiêu đất nông nghiệp 27,73 triệu ha, giảm 251.220 ha so với năm 2020, nhiều diện tích chuyển sang đất phi nông nghiệp.

Trong khi đó, diện tích đất phi nông nghiệp sẽ là 4,90 triệu ha, tăng 965.370 ha so với năm 2020. Trong đó, xây dựng 45 khu kinh tế, 6 khu công nghệ cao; đất đô thị tăng lên 2,95 triệu ha, đáp ứng yêu cầu tỉ lệ đô thị hóa đạt 50%.

Để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, sẽ hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai, hoàn thiện quy định chuyển mục đích sử dụng đất, cho phép linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quản lý sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả...

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lưu ý quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia nhưng hiện nay "chưa được phê duyệt", nên cần rà soát, đảm bảo sự thống nhất, hạn chế tối đa những chồng chéo, mâu thuẫn.

Đề cập đến đất trồng lúa, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh lưu ý đây là loại đất đặc biệt, trong khi đất khu công nghiệp thời gian tới sẽ được chuyển đổi từ đất lúa tương đối lớn (48.400 ha).

Đặc biệt trong bối cảnh chỉ tiêu đất khu công nghiệp giai đoạn 2011 - 2020 đạt thấp, tỉ lệ lấp đầy chỉ 75%, trong khi giai đoạn tới lại đặt chỉ tiêu rất cao, nên cần phân tích, làm rõ cơ sở đưa ra chỉ tiêu và tính khả thi của chỉ tiêu này…

den nam 2030 nhieu dien tich dat nong nghiep chuyen sang dat phi nong nghiep hinh 2

Toàn cảnh Phiên họp (ảnh quochoi.vn).

Về tầm nhìn đến năm 2045, mỗi vùng sẽ được khai thác tiềm năng sử dụng đất tùy vào lợi thế. Cụ thể:

- Vùng trung du và miền núi phía Bắc: Tập trung khai thác lợi thế về tài nguyên rừng, khoáng sản, kinh tế vùng biên, tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ đi đôi với bảo vệ, khôi phục rừng.

- Vùng Đồng bằng sông Hồng: Tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện đại, các trung tâm đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh đô thị hóa gắn với phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: Khai thác và phát triển lợi thế về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, kinh tế biển và cơ sở hạ tầng đi kèm; đẩy mạnh phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; bảo vệ và phát triển rừng.

- Vùng Tây Nguyên: Nâng cao hiệu quả diện tích cây công nghiệp đi đôi với phát triển công nghiệp chế biến; củng cố, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng; phát triển năng lượng tái tạo, hệ thống đô thị của vùng, cơ sở hạ tầng giao thông.

- Vùng Đông Nam Bộ: Nâng cao khả năng kết nối hạ tầng vùng và liên vùng, hình thành trung tâm tài chính mang tầm quốc tế. Phát triển nông nghiệp hàng hóa, sinh thái; bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, quy mô lớn; các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp; sử dụng đất linh hoạt thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Bình Luận

Tin khác

Quảng Nam xác minh tài sản của 86 người có chức vụ, quyền hạn

Quảng Nam xác minh tài sản của 86 người có chức vụ, quyền hạn

(CLO) Qua bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên, Thanh tra tỉnh Quảng Nam chọn ra 86 người tại 12 cơ quan, đơn vị để xác minh tài sản, thu nhập.

Tin tức
Phấn đấu hết năm 2025 Hà Nội có khoảng 439.130 doanh nghiệp

Phấn đấu hết năm 2025 Hà Nội có khoảng 439.130 doanh nghiệp

(CLO) Phấn đấu đến hết năm 2025 trên địa bàn Thành phố có khoảng 439.130 doanh nghiệp, trong đó giai đoạn 2021-2025 số doanh nghiệp thành lập mới khoảng 152.677 doanh nghiệp; đến hết năm 2030 có khoảng 600.000 doanh nghiệp.

Tin tức
Ông Vũ Quốc Nghị được bổ nhiệm làm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Ông Vũ Quốc Nghị được bổ nhiệm làm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

(CLO) Ngày 19/4, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị công bố Quyết định bổ nhiệm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Văn dự và chủ trì hội nghị.

Tin tức
Lập Tổ công tác xây dựng Đề án đưa TP HCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

Lập Tổ công tác xây dựng Đề án đưa TP HCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

(CLO) Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi vừa ký Quyết định thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án “Xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao".

Tin tức
Bệnh viện công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế

Bệnh viện công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng "chỉ khi nào công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp lại thì mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế".

Tin tức