Dệt may Thành Công (TCM) lợi nhuận giảm 52%, quy mô đầu tư thu hẹp

Thứ hai, 11/03/2024 10:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều đơn vị dệt may cho biết lượng đơn hàng năm 2024 suy giảm do xu hướng hạn chế tiêu dùng. Dệt May Thành Công (TCM) ghi nhận lợi nhuận sụt giảm tới 52,4%

Xu hướng hạn chế tiêu dùng cùng các bất ổn địa chính trị đã khiến nhiều thị trường xuất khẩu chính ngành dệt may của Việt Nam như Mỹ, EU suy giảm mạnh. Một số doanh nghiệp dệt may đã ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan trong năm 2023.

CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Dệt may Thành Công) với mã chứng khoán TCM đã chứng kiến lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng, về mức thấp nhất kể từ năm 2017 trở lại đây.

Lợi nhuận TCM sụt giảm 52,4%, về đáy thấp nhất 7 năm trở lại đây

Về tình hình kinh doanh trong năm 2023, Dệt may Thành Công ghi nhận doanh thu thuần 3.324,8 tỷ đồng, giảm 23,3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp đạt 498,7 tỷ đồng, giảm 29,7%.

Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính đều lần lượt giảm xuống còn 82,1 tỷ và 113,4 tỷ đồng. Đáng chú ý, chi phí lãi vay lại có xu hướng gia tăng ngược với tổng thể chi phí tài chính. Cụ thể, chi phí lãi vay đã tăng thêm 21,9% và chiếm 37,8 tỷ đồng. 

det may thanh cong tcm loi nhuan giam 52 quy mo dau tu thu hep hinh 1

Dệt may Thành Công (TCM) lợi nhuận năm 2023 sụt giảm 52%, quy mô đầu tư thu hẹp trong bối cảnh ngành dệt may gặp khó (Ảnh TL)

Bài liên quan

Trong bối cảnh doanh thu sụt giảm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp theo đó cũng được cắt giảm, lần lượt chiếm 146,9 tỷ và 136,9 tỷ đồng.

Kết quả, công ty ghi nhận lãi sau thuế đạt 133,8 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này đã giảm hơn tới 52,4% so với năm 2022. Đồng thời nếu so với kết quả kinh doanh tại các năm trước thì đây là mức lợi nhuận thấp nhất mà Dệt may Thành Công đạt được kể từ năm 2017 trở lại đây.

So sánh với mục tiêu đặt ra cho năm 2023 với doanh thu 3.927,4 tỷ đồng, lãi sau thuế 244,9 tỷ đồng thì Dệt may Thành Công mới hoàn thành được 77,1% mục tiêu lợi nhuận cho cả năm 2023. 

Theo lý giải từ phía công ty thì tình hình kinh tế khó khăn của Việt Nam cũng như thế giới đã gây ảnh hưởng tới kết quả này. Nhu cầu tiêu thụ sụt giảm trong lĩnh vực dệt may khiến doanh nghiệp bị thiếu đơn hàng và không đạt mục tiêu đề ra.

Quy mô đầu tư thu hẹp, trong khi chi phí lãi vay gia tăng

Về cơ cấu tài sản của Dệt may Thành Công, tại cuối Quý 4/2023 công ty ghi nhận tổng tài sản ở mức 3.279,4 tỷ đồng, giảm 5,7% so với đầu năm. 

Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 434,9 tỷ đồng. Ngoài ra công ty cũng đang có khoản tiền gửi 312,8 tỷ đồng tại ngân hàng. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, không quá lạ khi TCM duy trì lượng tiền mặt lớn như vậy trên BCTC.

Đáng chú ý, khoản đầu tư vào công ty liên kết trên BCTC có sự sụt giảm đáng kể. Trong đó, lợi nhuận thuần của tập đoàn từ khoản đầu tư vào công ty liên kết chỉ còn 8,3 tỷ đồng trong khi tại thời điểm đầu năm đang có 80,9 tỷ, tương đương mức giảm tới 9,7 lần.

Lượng dự phòng đầu tư tài chính dài hạn theo đó cũng gia tăng từ 145 triệu lên 8,5 tỷ đồng.

Đối với cơ cấu nguồn vốn, lượng nợ vay của TCM đang có xu hướng giảm. Nợ vay ngắn hạn giảm từ 818,4 tỷ xuống còn 632,4 tỷ đồng. Nợ vay dài hạn giảm từ 140,9 tỷ xuống còn 48 tỷ đồng. Điều này cho thấy công ty đang có dấu hiệu thu hẹp quy mô hoạt động đầu tư và trả dần các khoản nợ vay trước đó.

Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng ghi nhận xu hướng trên. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư cho thấy khoản tiền chi cho vay, mua công cụ nợ của đơn vị khác giảm gần một nửa, còn 224,3 tỷ đồng. Tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định cũng giảm 3 lần, chỉ còn gần 42 tỷ đồng. Trong khi đó công ty đã phải thu hồi tiền đầu tư góp vốn vào đơn vị khác tới 56,7 tỷ đồng trong năm 2023.

Dệt may Thành Công 'thay máu' một loạt nhân sự cấp cao

Biến động về hoạt động kinh doanh của TCM cùng kết quả kinh doanh kém hiệu quả diễn ra cùng với một số thay đổi về nhân sự. Vào đầu tháng 3 vừa qua, HĐQT của Dệt may Thành Công đã nhận đơn từ nhiệm của ông Jung Sung Kwan, Tổng Giám đốc công ty.

Vị giám đốc người Hàn đã được cổ đông lớn nhất E-land Asia Holdings đề cử tham gia vào HĐQT TCM nhiệm kỳ 2021-2023 và đồng thời giữ chức vụ Tổng Giám đốc TCM từ tháng 5/2021.

Ông Jung Sung Kwan cũng đang là Thành viên HĐQT của Savimex (SAV). Trong khi TCM từng là cổ đông lớn thứ hai của SAV và ghi nhận công ty này là công ty liên kết. E-Land Asia Holdings cũng đang đóng vai trò là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ 47,63% tại SAV.

Bên cạnh vị trí Tổng Giám đốc, TCM cũng vừa thông qua miễn nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc với ông Song Jae Ung. Trước đó, vào tháng 12/2023, TCM đã bổ nhiệm ông Song Jae Ho vào vị trí Giám đốc điều hành.

Trước những biến động về nhân sự cấp cao và kết quả kinh doanh sụt giảm năm 2023, cổ phiếu TCM ghi nhận mức giá 44.650 đồng/cổ phiếu trong phiên 11/3/2024.

Bích Diễm

Bình Luận

Tin khác

Điện lực Miền Trung Lãi sau thuế giảm 6%, chỉ đạt 381,7 tỷ đồng

Điện lực Miền Trung Lãi sau thuế giảm 6%, chỉ đạt 381,7 tỷ đồng

(CLO) Tổng Công ty Điện lực Miền Trung vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 với lợi nhuận sụt giảm gần 6%.

Tài chính - Bảo hiểm
Khoản đầu tư cổ phiếu bất động sản của Vĩnh Hoàn (VHC) đang ra sao?

Khoản đầu tư cổ phiếu bất động sản của Vĩnh Hoàn (VHC) đang ra sao?

(CLO) Dù rất mát tay trong hoạt động xuất khẩu cá tra nhưng khoản đầu tư 150 tỷ mua cổ phiếu bất động sản của Vĩnh Hoàn (VHC) chưa thu về trái ngọt.

Tài chính - Bảo hiểm
Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng lần 2 - Đợt 1

Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng lần 2 - Đợt 1

(CLO) Đón đầu cơ hội khởi sắc trên thị trường trái phiếu ngân hàng đầy tiềm năng, từ ngày 27/05/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng lần 2 - Đợt 1, với tổng giá trị chào bán 2.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

(CLO) Hoạt động kinh doanh khó khăn khiến CTCP Yến Sào Khánh Hòa (SKV) phải 'cài số lùi' đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26% so với năm ngoái.

Tài chính - Bảo hiểm
Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

(CLO) Báo cáo từ S&P Global Ratings cho thấy số doanh nghiệp toàn cầu phá sản trong tháng 4 đã tăng gấp đôi so với tháng 3 trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm