Đi “Đúng & Trúng” các vấn đề bức thiết của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Thứ bảy, 25/06/2022 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Loạt 4 bài “Nối mạch giao thông Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - mệnh lệnh từ thực tế” của nhà báo Hoàng Minh - Phó Trưởng Phòng Báo Điện tử (Báo Vĩnh Long) được Giải vinh danh tại thưởng Báo chí Quốc gia lần thứ XV – 2020.

Bài liên quan

Vượt ra ngoài phạm vi một tỉnh, tác phẩm đã được đánh giá là đã đi “đúng và trúng” vào các vấn đề bức thiết của cả ĐBSCL. Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Hoàng Minh để hiểu rõ hơn về quá trình thực hiện loạt bài này.

Vực dậy tiềm năng thế mạnh của cả vùng

+ “Nối mạch giao thông Đồng bằng sông Cửu Long - mệnh lệnh từ thực tế” nói về câu chuyện tắc nghẽn giao thông gây lực cản phát triển kinh tế, vậy từ ý tưởng nào để anh triển khai loạt bài này?

- Tôi sinh ra và lớn lên ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nên các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng tôi hiểu khá rõ, nhất là tầm quan trọng trong vấn đề giao thông khu vực này. Như trong bài viết tôi đã từng đề cập, ĐBSCL - vùng đất với hơn 20 triệu dân, song kể từ sau khi có cầu Mỹ Thuận, thì phải mất 10 năm sau mới có thêm cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu.

Điều này cho thấy, giao thông vùng này vẫn trong tình trạng bức thiết, “thông” mà chưa “thoáng” - đầu tư chưa đồng bộ, chưa theo kịp nhu cầu thực tế và sự phát triển xứng tầm cho đồng bằng hơn 20 triệu dân... Đó là những lý do tôi chọn đề tài này để triển khai thực hiện.

di dung trung cac van de buc thiet cua vung dong bang song cuu long hinh 1

Nhà báo Hoàng Minh - Phó trưởng Phòng Báo Điện tử (Báo Vĩnh Long)

Xin giải thích thêm, nói về giao thông thì tỉnh nào cũng cần, nơi nào cũng cần, tuy nhiên cần đánh giá đâu là những tuyến huyết mạch, đâu là vấn đề mấu chốt trong quá trình xây dựng thì mình phải có cái nhìn thực tế, bao quát. Trong 13 tỉnh ĐBSCL, tôi đã lựa chọn các địa phương có những quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ đi qua, đánh giá tác động đến phát triển kinh tế. Thực tế nhiều địa phương rất cần hệ thống giao thông đồng bộ vực dậy tiềm năng thế mạnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội.

ĐBSCL có đặc điểm địa lý là nhiều sông nước, nhưng vấn đề tàu bè đi lại thì giao thông đường thủy nhiều năm nay cũng chưa phát triển. Nhiều kênh nhỏ, hẹp nên thuyền bè không thể di chuyển. Giao thông chủ yếu vẫn là đường bộ, trong khi đó đường đi các tỉnh ĐBSCL chỉ có cầu Mỹ Thuận đã khánh thành từ năm 2000. Người dân các địa phương đi qua các sông đều phải chờ đò mất rất nhiều thời gian.

+ Ngoài việc đánh giá đúng thực trạng, loạt bài còn có nhiều số liệu, thống kê, phân tích mang lại chiều sâu, việc thu thập thông tin của anh diễn ra như thế nào?

- Tôi thấy đây là vấn đề bức thiết của ĐBSCL mà mình muốn triển khai loạt bài nhưng đòi hỏi phải đi ghi nhận, tổng hợp rất nhiều thông tin. Để có được số liệu cụ thể nêu trong bài viết cũng phải thu thập trong nhiều năm, nhờ anh em phóng viên ở các cơ quan báo chí, tôi liên hệ đến các cơ quan chức năng nhưng cũng phải chờ họ thống kê, tổng hợp để có số liệu cụ thể cung cấp cho phóng viên.

Tôi dự nhiều hội nghị, hội thảo nhưng tôi nhớ nhất phát biểu của ông Nguyễn Thiện Nhân - nguyên Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh về “Quy hoạch giao thông của vùng Tây Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh đã có nhưng triển khai còn chậm. Đây là “vật cản” lớn nhất với phát triển kinh tế không chỉ của ĐBSCL và cả TP. Hồ Chí Minh...”.

Ngoài phát biểu đó, trong nhiều năm trở lại đây, tôi để ý thấy trong các cuộc họp, hội nghị hội thảo về kinh tế, về biến đổi khí hậu mặc dù không chuyên sâu về giao thông nhưng rất nhiều người lại đề cập về vấn đề này. Nhiều đại biểu khẳng định giao thông là “xương sống”, là mấu chốt cho phát triển vùng. Tôi nhận thấy rằng việc phát triển giao thông ở khu vực này không chỉ đơn thuần là đi lại giữa các địa phương, đó còn là công trình thủy lợi, chống hạn, chống ngập, chống mặn.

di dung trung cac van de buc thiet cua vung dong bang song cuu long hinh 2

Cảnh ùn ứ giao thông cục bộ hôm 30/4-1/5 vừa qua đoạn qua tỉnh Vĩnh Long.

Những chuyến tác nghiệp liên tỉnh

+ Vượt ra ngoài phạm vi tỉnh Vĩnh Long, loạt bài có tính bao quát rộng, có nhiều thông tin về các địa phương trong khu vực, vậy việc tác nghiệp của anh ở tỉnh ngoài chắc hẳn gặp nhiều khó khăn?

- Để nội dung bài viết được sâu, trên một vấn đề mình đưa ra mình cần phải có số liệu thống kê, so sánh để đưa ra quan điểm, chứng minh được ý tứ của mình. Tôi nghĩ báo chí phát huy khả năng tổng hợp, phân tích dữ liệu cũng rất quan trọng. Ngoài Vĩnh Long, tôi còn phải đi tìm kiếm dữ liệu ở nhiều địa phương khác. Mỗi khi xong việc cơ quan, lại tranh thủ đi một số địa phương ở ĐBSCL để hiểu rõ hơn về việc kết nối giao thông sẽ tác động như thế.

Cũng có nhiều lãnh đạo ở các tỉnh thành khác khi được phóng viên báo Vĩnh Long đến thu thập thông tin cũng có hỏi về việc tác nghiệp ở tỉnh ngoài, có nơi họ đòi hỏi các giấy tờ tác nghiệp rất nhiều. Nên mỗi chuyến đi tôi cũng chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thủ tục để được tác nghiệp. Ngoài ra, tôi có liên hệ đến nhiều nguồn kênh, từ bạn bè đồng nghiệp các báo khác, thậm chí là nhờ lãnh đạo tỉnh giới thiệu cho mình đến địa phương khác. Trong quá trình viết cảm thấy còn thiếu tư liệu thông tin tài liệu gì đó lại xách balo lên và đi.

di dung trung cac van de buc thiet cua vung dong bang song cuu long hinh 3

Nhà báo Hoàng Minh (ngoài cùng bên trái) và đồng nghiệp trong tại Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Đầu tư công phu cho một vấn đề lớn, chắc hẳn loạt bài đã có sức lan tỏa rộng thưa anh?

- Sau loạt bài tôi may mắn được Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đánh giá cao và được khen thưởng, ngoài ra sau này khi tham gia Giải Báo chí của tỉnh Vĩnh Long; Giải Báo chí Phan Ngọc Hiển; Giải Báo chí về Đồng bằng sông Cửu Long cũng được vào vòng chung khảo, được ban tổ chức đánh giá cao. Sau cùng tôi cũng được UBND tỉnh khen thưởng, đây là nguồn động viên khích lệ lớn trong quá trình làm nghề.

Nội dung loạt bài được bạn đọc đánh giá là đúng và trúng vào các vấn đề bức thiết ở địa phương của ĐBSCL. Loạt bài này được đánh giá mang tính thời sự cao, có sự đầu tư, sử dụng nhiều tư liệu, số liệu được khảo sát, thu thập trong nhiều năm. Qua đó, với những lập luận chặt chẽ, sắc sảo, tôi cũng đưa ra được tính cấp thiết của đề tài, đồng thời khơi gợi nhiều giải pháp mang tính khả thi cao nhằm mục tiêu cao nhất thúc đẩy giao thông trong vùng phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Có thể vấn đề mình nêu không mới, nhưng cách mình triển khai từ lấy tư liệu thực tế cho thấy nội dung nổi cộm, tính xác thực của một vấn đề lớn của ĐBSCL.

Điều này cho thấy nếu giải quyết được vấn đề giao thông sẽ giải quyết được cả vấn đề nông nghiệp, du lịch, công thương, đặc biệt là giải quyết được việc tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân miền Tây… Tôi thấy ở góc độ báo chí sẽ phần nào đưa được ý kiến đến các cơ quan, các bộ ngành trong việc nhìn nhận đánh giá sâu hơn về vấn đề giao thông ở ĐBSCL.

di dung trung cac van de buc thiet cua vung dong bang song cuu long hinh 4

Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long.

Chuẩn bị rất kỹ từ việc lên ý tưởng đến triển khai đề tài

+ Anh và nhiều đồng nghiệp tại Báo Vĩnh Long đã giành được nhiều giải thưởng báo lớn, đặc biệt là Giải Báo chí Quốc gia. Vậy anh có thể chia sẻ thêm về kinh nghiệm để có những tác phẩm báo chí chất lượng?

- Nhiều năm liền, Báo Vĩnh Long giành giải thưởng báo chí của tỉnh, đồng thời giành được Giải Báo chí Phan Ngọc Hiển do Hội Nhà báo thành phố Cần Thơ tổ chức mở rộng dành cho tất cả các cơ quan báo chí trong khu vực. Báo Vĩnh Long luôn giành được giải thưởng cao của giải này.

Hằng năm để tham dự các giải báo chí, đặc biệt là Giải Báo chí Quốc gia chúng tôi đều chuẩn bị rất kỹ, lên ý tưởng, đề tài, đề cương được hội đồng, đặc biệt Ban Biên tập của cơ quan rất ủng hộ, giúp đỡ trong việc bàn bạc đề tài, đề cương, vấn đề chủ đích trong một năm. Các bước triển khai, đề tài nào dành cho tỉnh, đề tài nào dành cho khu vực và Giải Báo chí Quốc gia. Tất cả đều được đưa ra thảo luận, xin ý kiến của mọi người để thống nhất.

Ngoài ra, có thể thay đổi đề tài theo các sự kiện một cách linh hoạt chứ không bó hẹp vào đề tài đã chọn. Có những đề tài cũ nhưng phóng viên vẫn nêu lên, Ban Biên tập xem xét đánh giá xem có thể khai thác sâu hơn, mở rộng thêm thì phóng viên có thể triển khai như thế nào, ý tưởng mới ra sao, nêu rõ từng bước thực hiện để đảm bảo thống nhất.

Lê Tâm

Bình Luận

Tin khác

Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

(CLO) Mặc dù tác nghiệp tại hiện trường vụ cháy theo đúng quy định, nhưng phóng viên Thời báo VTV và VnExpress bất ngờ bị nhóm 3 đối tượng cản trở, hành hung.

Nghề báo
Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

(CLO) Ngày 23/4 tại Hà Nội, Báo Lao Động đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia gồm 5 thành viên do ông Sihono – Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Nghề báo
65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

(CLO) Trên cơ sở kết quả chấm của Ban sơ khảo và tờ trình của Hội Nhà báo tỉnh, ngày 23/4, Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2024 đã công nhận kết quả chấm của Ban giám khảo vòng sơ khảo đối với các tác phẩm, đồng ý đưa 65 tác phẩm có kết quả tốt vào chấm vòng chung khảo.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(CLO) Ngày 23/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Nghề báo
Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

(CLO) Chiều 23/4 đã diễn ra lễ ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị thuộc khối thi cơ quan báo chí, bao gồm: Báo Sài Gòn Giải Phóng, HTV, VOH, Báo Người lao động, Báo Pháp luật TP.HCM, Báo Phụ nữ TP.HCM, Tạp chí Du lịch TP.HCM, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Khoa học Phổ thông.

Nghề báo