(CLO) Sau thời gian triển khai thi công, Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã chính thức được hoàn thiện, bàn giao và mở cửa đón khách.
Người làm báo ở mọi miền của Tổ quốc tụ hội về đây với niềm vui và lòng hứng khởi. Phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã ghi nhận ý kiến của các đại biểu về dự sự kiện ý nghĩa này.
Họa sỹ Ngô Xuân Khôi – đại diện bộ phận thiết kế trưng bày Di tích:
Khẳng định ý nghĩa to lớn của hoạt động báo chí tại chiến khu Việt Bắc
Tôi đã cộng tác với Bảo tàng Báo chí Việt Nam ở nhiều hoạt động nên chúng tôi hiểu được các công việc, ý nghĩa nội dung của từng sự kiện lịch sử, hiểu được giá trị lịch sử của các tư liệu hiện vật về báo chí.
Khi chúng tôi nhận được nhiệm vụ làm thiết kế, trưng bày cho Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, chúng tôi đã dành thời gian để nghiên cứu về lịch sử của Trường, dành thời gian nghiên cứu về các hiện vật, các sự kiện, nhân vật gắn với Trường.
Đó là những nhân vật có nhiều đóng góp cho cách mạng, là những nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ… họ đến đây để nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo ra đội ngũ làm báo đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Khi đó, tất cả mọi thứ đều rất sơ khai, đơn sơ mộc mạc... vì thế trong những thiết kế chúng tôi cố gắng lột tả được “chất” đó. Các gian trưng bày phải mộc mạc, dân dã, có sự gần gũi với mỗi người xem.
Những hình ảnh xưa sẽ gắn liền với tre nứa, mái che bằng lá cọ, mặc dù phải làm mới, phải tái hiện lại, nhưng chúng tôi luôn dựa trên tính chân thực của lịch sử, phản ánh được không khí, không gian, tinh thần của thời kỳ đó, tranh tre, nứa lá. Đặc biệt khẳng định ý nghĩa to lớn của hoạt động báo chí tại địa bàn các vùng chiến khu cách mạng.
Không chỉ là cái nôi của cách mạng ở đây còn là cái nôi về văn hóa, gắn liền với cuộc sống của người dân, của đồng bào trong chiến khu Việt Bắc. Những bức ảnh, những tư liệu được trưng bày màu sắc cũng cần phải được ăn nhập với phần khung, nền và không gian cảnh quan xung quanh. Ví dụ như các phông chữ, cũng đều ở dạng chữ đánh máy bằng tay ngày xưa.
Nội dung các tư liệu được sắp đặt từ thời gian sơ khai thành lập Trường cho đến quá trình sau này và cho đến thời điểm bây giờ. Việc sắp xếp theo thời gian, từ trái qua phải giúp cho mọi người dễ hình dung, dễ nhớ dễ hiểu, ở đây có một tinh thần chung là tất cả cho chiến thắng.
Qua các tư liệu hiện vật, trưng bày tôi muốn nhấn mạnh đến một thời kỳ lịch sử, thời điểm sơ khai của cách mạng, cuộc kháng chiến chuẩn bị bước vào giai đoạn khốc liệt, đầy gian khổ. Có rất nhiều công việc phải làm nhưng Đảng và Chính phủ vẫn nhận thấy tầm quan trọng công tác tuyên truyền, coi đây là một mặt trận quan trọng của báo chí. Nhận thấy sự cấp thiết của báo chí để tập trung đào tạo lớp cán bộ mà sau này đã góp phần tạo nên nền tảng báo chí sau này và cách mạng nói chung.
Bà Đỗ Hồng Lạng - con gái nhà báo Đỗ Đức Dục:
Nhớ về những công lao của thế hệ tiền bối, luôn tôn trọng lịch sử
Đến với Công trình tu bổ, tôn tạo Di tích Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tôi được trở về những kỷ niệm đẹp về sự đam mê nghề báo của cha mình. Chúng tôi được về với khu căn cứ kháng chiến xưa, nơi mà lòng yêu nước của đồng bào hòa nhập với núi sông thành một lực lượng vô địch để chống lại kẻ thù.
Đến với di tích lần này, tôi thấy ấn tượng về công trình, đặc biệt là cách trưng bày các tư liệu hiện vật, trước đây tôi và gia đình tôi đã phối hợp trao đổi thông tin với Bảo tàng Báo chí Việt Nam từ khi bảo tàng mới được thành lập. Đã có nhiều tư liệu hiện vật về cha tôi được nghiên cứu, lựa chọn và trưng bày.
Qua thăm chuyến thăm di tích này tôi nhận thấy, người làm công tác bảo tàng phải thật sự có tâm mới làm nên những công trình mang giá trị lịch sử như vậy. Họ làm việc với tinh thần nhiệt huyết, luôn nhớ về những công lao của thế hệ tiền bối, luôn tôn trọng lịch sử, biết cách phát huy các giá trị vô giá của lịch sử báo chí Việt Nam.
Nhà báo Đoàn Quốc Học – Chi hội nhà báo Đài PT-TH Quảng Nam (Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam):
Được tiếp cận với những tư liệu, hiện vật lần đầu tiên xuất hiện và công bố
Qua chuyến tìm hiểu về Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tôi biết thêm được công tác học làm báo, viết báo thời xa xưa, những thông tin của báo chí thời kỳ đó sẽ góp phần tuyên truyền cho cách mạng, cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Từ các tư liệu ở đây tôi thấy thời điểm quân và dân ở chiến khu Việt Bắc thông tin liên lạc còn gặp nhiều khó khăn, nhưng báo chí đã góp phần quan trọng khích lệ, động viên người dân và các chiến sỹ, chiến đấu bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Góp phần huy động sức dân, huy động mọi lực lượng để tham gia kháng chiến, đây là những đóng góp to lớn của báo chí thời kỳ này.
Đến với di tích, tôi được nhìn thấy những tư liệu, hiện vật lần đầu tiên xuất hiện và công bố, đây đều là những tư liệu quý, nhiều tư liệu chưa có phương tiện truyền thông báo chí nào đã đăng tải. Đó là ảnh những lớp học, những bút tích của các giảng viên, học viên thời kỳ đó.
Trước đây chúng tôi chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc ra đời Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, những đóng góp của Trường, nhưng giờ đây qua sự kiện này chúng tôi hiểu hơn về những giá trị to lớn mà thế hệ ông cha đã làm.
Đến với Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tôi nghĩ mỗi người làm báo và công chúng sẽ hiểu hơn về sự phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam, ở đây sẽ có nguồn tư liệu phong phú và dễ dàng tiếp cận cho mỗi phóng viên muốn tìm hiểu về lịch sử báo chí cũng như về nghề báo của ông cha xưa.
Chị Lê Hồng Nhung - Cán bộ phụ trách Đài truyền thanh xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên:
Viết tiếp truyền thống quê hương cách mạng
Là một người con của xã Tân Thái, được học tập về báo chí truyền thanh và làm việc tại địa phương. Sau khi tôi được tìm hiểu về di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, tôi cảm thấy rất tự hào và vinh dự khi nơi mình công tác có một công trình mang ý nghĩa lịch sử lớn lao về nghề báo.
Là một người làm công tác tuyên truyền tại địa phương, tôi sẽ cố gắng tìm hiểu các hiện vật tư liệu và xây dựng các tác phẩm phát thanh tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi đến Nhân dân trong và ngoài xã về Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.
Tôi thấy rằng, ở di tích có những tư liệu hiện vật mang giá trị lịch sử và là di sản vô giá của Báo chí cách mạng Việt Nam, đây sẽ là nguồn động viên để thế hệ người làm báo Thái Nguyên hôm nay tiếp tục nỗ lực học tập, rèn luyện. Cố gắng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để góp phần quảng bá một cách có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của địa phương - quê hương cách mạng, từ đó thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương.
(CLO) Chiều 4/10, tại huyện Nghi Xuân, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”. Hà Tĩnh là địa phương có biển thứ 17 được Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình này.
(CLO) Ngày 4/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương và Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri, đối thoại với cán bộ công đoàn, công nhân, người lao động tại huyện Cẩm Giàng. Hội nghị có sự tham dự của hơn 200 công nhân lao động, cán bộ Công đoàn cơ sở.
(CLO) Nhóm 4 đối tượng đã trộm 16 hộp đen khác trên địa bàn các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế… với tổng giá trị thiệt hại khoảng 460 triệu đồng.
(CLO) Công an tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hoàng Đình Lưu (SN 1971, trú tại: Tổ 11, phường Dân Chủ, TP Hòa Bình) là cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Đà thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình.
(CLO) Các ông Hồ Đăng Kh. và Hồ Đăng Ngh. Đang tranh chấp quyền sử dụng đất nên đã làm đơn khiếu nại lên UBND xã Đức Trạch. Trong khi diện tích đất đang còn tranh chấp, công chức địa chính xã Đức Trạch làm giả một số giấy tờ xin cấp đất để trình hồ sơ cấp đất cho Chủ tịch UBND xã Đức Trạch để ký xác nhận.
(CLO) Bộ GD&ĐT lấy ý kiến các địa phương, trường học về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT trong đó có việc góp ý cho phương án thi tuyển lớp 10 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
(CLO) Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội, liên ngành Y tế - Giáo dục đã phối hợp chuẩn bị Chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi, đảm bảo an toàn, hiệu quả, chất lượng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 5/10, Bắc Bộ và Thanh Hóa đêm và sáng sớm trời lạnh, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều và tối).
(CLO) Trong quá trình san sạt đất để đào móng làm nhà, một hộ dân ở huyện Đăk Pơ (Gia Lai) đã phát hiện hố chôn tập thể nhiều hài cốt và di vật nghi là của bộ đội Việt Nam.
(CLO) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn quận Tây Hồ, riêng cây đào thiệt hại khoảng 39 tỷ đồng, thiệt hại với cây quất là 25 tỷ đồng. Đại biểu đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ người dân.
(CLO) Từ chiều nay (ngày 04/10), trong khi mực nước sông Hồng (đoạn qua tỉnh Phú Thọ) dâng lên cao làm cầu phao Phong Châu tạm ngừng phục vụ, để thuận lợi cho người dân qua sông, phà quân đội đã chính thức được hoạt động.
(CLO) Ngày 04/ 10, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt về công tác cán bộ. Ban tổ chức đã trình bày tờ trình giới thiệu nhân sự bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô.
(NB&CL) “Báo chí và doanh nghiệp đã phối hợp, hỗ trợ nhau từ lâu và đến nay cần được nâng lên cấp độ mới; chưa bao giờ cần thiết như bây giờ. Trong đó, mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo cần duy trì, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp trên tinh thần cởi mở, minh bạch, tích cực” – ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh.
(CLO) Chiều 2/10, Hội Nhà báo tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch và phát động thi đua chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
(CLO) Ngày 1/10, Đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc do đồng chí Nguyễn Đình Bảng, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi tìm hiểu thực tế viết bài tuyên truyền, tham dự Giải báo chí toàn quốc và của tỉnh về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng), xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu (LVHKM) tại huyện Yên Lạc.
(CLO) Ngày 1/10, Hội Nhà báo tỉnh Cao Bằng tổ chức gặp mặt Câu lạc bộ Nhà báo người cao tuổi nhân kỷ niệm 33 năm Ngày Quốc tế người cao tuổi (1/10/1991 - 1/10/2024).
(CLO) Chiều 30/9, Hội Nhà báo TP Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”. Tới dự buổi lễ có Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi.
(CLO) Ngày 30/9, trong khuôn khổ của Hội nghị giao ban Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố dọc quốc lộ 6 năm 2024, hội thảo nghiệp vụ: “Kinh tế báo chí trong giai đoạn mới” đã được diễn ra. Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi.
(CLO) Ngày 30/9, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội đăng cai tổ chức Hội nghị giao ban Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố dọc quốc lộ 6 năm 2024. Cụm thi đua gồm: Hà Nội, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình; lãnh đạo các sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội.
(CLO) Đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng được nhắc tới tại Hội nghị công tác báo chí, xuất bản quý III và triển khai nhiệm vụ quý IV năm 2024 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Đà Nẵng tổ chức vào ngày 25/9.
(CLO) Ngày 24/9, Hội Nhà báo tỉnh Lạng Sơn tổ chức thăm, tặng quà, động viên người dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 tại thôn Lũng Mần, xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động thiện nguyện hưởng ứng lời kêu gọi của Uỷ ban MTTQ Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp với Nhóm từ thiện Quảng Ninh Thân yêu và các tổ chức, cá nhân đến thăm, động viên, tặng quà cho người dân và các tổ chức bị thiệt hại do cơn bão số 3 (mang tên Yagi) với nhiều phần quà, tổng trị giá 160 triệu đồng.