Dịch COVID-19 tái bùng phát làm chậm quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Thứ hai, 23/08/2021 06:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo tin từ Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính), từ đầu năm đến nay, Bộ Tài chính mới chỉ nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa (CPH) 3 doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tiến độ CPH khối DNNN đang được cho là quá chậm.

Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang diễn ra rất chậm. (Ảnh minh họa).

Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang diễn ra rất chậm. (Ảnh minh họa).

3 doanh nghiệp được phê duyệt phương án CPH nói trên thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Tuy nhiên, cả 3 doanh nghiệp này không thuộc danh mục doanh nghiệp CPH được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo danh mục cổ phần hóa Thủ tướng đã phê duyệt có 128 doanh nghiệp. Nhưng báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết từ năm 2016 đến tháng 6/2021 chỉ có 39 doanh nghiệp trong doanh mục này đã cổ phần hóa. Theo Bộ Tài chính, như vậy mới đạt 30% kế hoạch.

Số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch 6 tháng còn lại năm 2021 là 89 doanh nghiệp.

Không chỉ CPH chậm mà việc thoái vốn tại các DNNN trong 6 tháng đầu năm nay vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra. Cụ thể, 6 tháng đầu năm, số tiền thoái vốn mới đạt 286,6 tỷ đồng.

Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, CPH, thoái vốn chậm tại các DNNN, một phần do nguyên nhân khách quan tác động của dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực.

Một nguyên nhân khác được cho là các doanh nghiệp thực hiện CPH, thoái vốn, cơ cấu lại giai đoạn này hầu hết là các doanh nghiệp lớn, có tình hình tài chính phức tạp, sở hữu nhiều đất đai.

Cũng do dịch COVI-19 mọi doanh nghiệp đều tập trung chống dịch, và những đợt dịch nổi lên, các hoạt động tập trung đông người phãi hoãn, phải hủy nên nhiều cuộc họp, hội nghị và roadshow chuẩn bị cho cổ phần hóa và thoái vốn đều bị hoãn không thực hiện được như kế hoạch.

Nhưng, theo Cục Tài chính doanh nghiệp, nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu. Việc cơ cấu lại DNNN, cổ phần hóa, thoái vốn 6 tháng qua chậm, đi ngược chủ trương của Đảng và Nhà nước và đi ngược lại mong muốn, đó là do nhận thức của nhiều người.

Theo Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, ông Đặng Quyết Tiến, lãnh đạo các cơ quan đại diện chủ sử hữu và lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty đang chần chừ, dừng lại chờ đợi.

Các ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, của các địa phương và cả Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp rất ít hoạt động, họp bàn chuẩn bị cho cổ phần hóa và tổ chức cho thoái vốn đều bị hoãn về triển khai các kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn theo danh mục đã ban hành.

Từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, DNNN này đã thể hiện rõ vai trò đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Nhiều DNNN chưa CPH đang hoạt động trong những ngành nghề quan trọng.

Trong danh mục CPH giai đoạn này có những các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, gắn liền với các hoạt động của địa phương, đóng góp vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các chiến lược, mục tiêu về an sinh xã hội của địa phương. Vì thế có người đang chần chừ xem có cổ phần hóa những DNNN này hay không.

Ngoài ra, cũng có nhiều người có tâm lý chờ đợi đến cuối tháng 8/2021, các tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước mới sẽ có hiệu lực.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, cần phải khắc phục và chấn chình nhận thức chần chừ này. "Nhiệm vụ khắc phục những yếu kém của DNNN đặt ra 5 năm qua ta chưa làm được. Vẫn còn nhiều DNNN yếu. Vẫn còn những doanh nghiệp như 12 dự án thua lỗ vẫn chưa xử lý xong. Công cuộc cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN vẫn cần phải thúc đẩy. DNNN của ta chưa mạnh mà chúng ta dừng lại thì cuộc cơ cấu lại này sẽ không đạt yêu cầu”, Cục trưởng Đặng Quyết Tiến nói.

Để đẩy mạnh, tái cơ cấu DNNN, cổ phần hóa và thoái vốn, Cục trưởng Đặng Quyết Tiến cho biết: “Một trong những giải pháp chúng tôi đề xuất là Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cần có thông điệp để nhắc nhở lại lãnh đạo DN và cơ quan đại diện chủ sở hữu phải tích cực đẩy mạnh tiến độ cơ cấu lại DNNN, trong đó hình thức cổ phần hóa và thoái vốn là một giải pháp”.

Hà Anh

Tin khác

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

(CLO) Ngày 17/4/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, nhằm hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi lên 4G trước thời điểm dừng công nghệ 2G (dự kiến vào tháng 9/2024) nhường tần số cho các công nghệ mới, Viettel triển khai nhiều phương án hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nâng cấp dịch vụ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

(CLO) Niềm tin kinh doanh tại các công ty sản xuất và dịch vụ lớn của Nhật Bản giảm trong tháng 4 so với tháng trước, do áp lực chi phí sinh hoạt và điều kiện kinh tế không ổn định ở thị trường chủ đạo Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp