Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước:

Đích đến vẫn ở... phía trước

Thứ năm, 11/04/2019 11:37 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo kế hoạch cổ phần hóa năm 2019 là 18 doanh nghiệp (DN) cùng với hơn 40 DN chưa làm xong của năm 2018. Tuy nhiên tính từ đầu năm tới nay, vẫn chưa có DN nào được phê duyệt phương án cổ phần hóa. Nếu không có biện pháp quyết liệt thì không hoàn thành được.

Thiếu quyết liệt

Đánh giá về nguyên nhân khiến quá trình cổ phần hóa, thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) diễn ra chậm chạp, nhiều ý kiến cho rằng, việc phê duyệt phương án sử dụng đất đai và định giá đất mà DN đang sở hữu để tính vào giá trị DN đang có nhiều vướng mắc khiến việc này thiếu minh bạch, gây cản trở.

Theo kế hoạch, năm 2018 phải cổ phần hóa 64 DN nhưng thực tế mới có 23 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị DN là 31.706 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 16.739 tỷ đồng. Năm 2018, đã có 28 DN thực hiện bán cổ phần lần đầu với giá trị cổ phần bán ra là 13.950 tỷ đồng, thu về 21.827 tỷ đồng. Tuy nhiên, tiến độ triển khai cổ phần hóa trong năm 2018 được đánh giá còn chậm, chưa đạt được kế hoạch. Nhiều đơn vị có số lượng DN phải thực hiện cổ phần hóa lớn nhưng chưa thực hiện theo đúng kế hoạch và chưa báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh tiến độ thực hiện.

Cùng với vấn đề cổ phần hóa thì vấn đề thoái vốn cũng đang hết sức “nan giải” khi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, năm 2018 phải thoái vốn tại 181 DN nhưng thực tế, năm 2018, việc thoái vốn mới thực hiện tại 54 DN theo quyết định trên.

Trong những tháng đầu năm 2019, chưa có DN trong danh sách thực hiện thoái vốn. Một số bộ, ngành, địa phương có nhiều DN phải thực hiện thoái vốn vẫn đang triển khai thực hiện nhưng kết quả đạt thấp hoặc chưa có kết quả, tuy nhiên các đơn vị này vẫn chưa báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh tiến độ thực hiện.

Còn nhớ tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN và phát triển DN năm 2018; nhiệm vụ, giải pháp năm 2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có ý kiến chỉ đạo: “Xử lý nghiêm trách nhiệm nếu để chậm trễ trong cổ phần hoá, thoái vốn”. Tuy nhiên, hiện nhiều DN trong diện phải khẩn trương cổ phần hóa và thoái vốn nhưng vẫn gần như “giậm chân tại chỗ”, lãnh đạo vẫn chưa có phương án “cầm tay” nào.

Đất vẫn là vướng mắc lớn nhất trong tiến độ CPH của các DN.

Đất vẫn là vướng mắc lớn nhất trong tiến độ CPH của các DN.

Phải tăng cường kỷ cương

Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính DN - Bộ Tài chính, nguyên nhân đầu tiên của việc chậm trễ cổ phần hóa, thoái vốn được xác định là do vướng mắc trong vấn đề đất đai. Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, do việc phê duyệt phương án sử dụng đất đai và định giá đất để tính vào giá trị DN chưa ngã ngũ nên DN chưa thể triển khai.

Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định, khuôn khổ pháp lý để thực hiện CPH đã khá đầy đủ, việc còn lại là tổ chức thực hiện thế nào để đạt hiệu quả tốt, không phải chậm trễ như thời gian qua. Ông Sinh cũng chỉ ra điểm yếu trong việc phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, DN với nhau khiến những vướng mắc trong việc sắp xếp, xác định giá trị đất đai không được tháo gỡ trong suốt thời gian dài.

Trong nhiều năm qua, việc CPH, thoái vốn nhà nước liên tục được đặt ra mục tiêu qua các năm nhưng gần như không có năm nào đạt mục tiêu. Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo xử lý trách nhiệm người đứng đầu, thậm chí trên văn bản cũng đã đề cập đến việc xử lý lãnh đạo DN chậm CPH nhưng thực tế đến nay, việc xử lý vẫn chỉ “nằm trên giấy”.

Bình luận về vấn đề này, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, phải mạnh tay xử lý một số trường hợp người đứng đầu thiếu trách nhiệm, trì hoãn, chây ì trong CPH để làm gương cho những DN khác. Việc xử lý cũng phải xem xét thận trọng, xác định đúng người, có bằng chứng rõ ràng việc chậm CPH là do người đó.

Phương Nguyên

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp