Điện Gia Lai (GEG) tài sản toàn nợ, vừa giải thể công ty con liền phát hành 64 triệu cổ phiếu

Thứ tư, 04/01/2023 20:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) CTCP Điện Gia Lai (Mã GEG) ghi nhận nợ phải trả chiếm gần 70% nguồn vốn, vừa giải thể 2 công ty con đã lại phát hành 64,2 triệu cổ phiếu để tăng vốn.

Vừa giải thể công ty con, CTCP Điện Gia Lai (GEG) đã phát hành 64,2 triệu cổ phiếu để tăng vốn

CTCP Điện Gia Lai (GEG) vừa tiến hành giải thể 2 công ty con mà mình góp vốn trong 1 tuần đã thông báo hoàn tất phát hành 64 triệu cổ phiếu để nhằm tăng vốn điều lệ, lấy nguồn tiền phục vụ cho các hoạt động kinh doanh.

Cụ thể thì trong những ngày cuối năm 2022, CTCP Điện Gia Lai (GEG) đã hoàn tất phát hành 64,2 triệu cổ phiếu ưu đãi, tương ứng với tổng mệnh giá 642 tỷ đồng cho quỹ Deutsche Investitions- und Entwicklungsgesellschaft mbH (Gọi tắt là DEG), một định chế tài chính thuộc Ngân hàng Tái thiết Cộng hòa Liên bang Đức.

dien gia lai geg tai san toan no vua giai the cong ty con lien phat hanh 64 trieu co phieu hinh 1

CTCP Điện Gia Lai (GEG) có tài sản chủ yếu là nợ, chiếm hơn 70% nguồn vốn nhưng lại vừa phát hành thêm 64,2 triệu cổ phiếu để tăng vốn (Ảnh TL)

Đối với số cổ phần ưu đãi này, DEG được phép chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông sau 24 tháng kể từ ngày phát hành với giá chuyển đổi 32.000 đồng/đơn vị. Điều đáng nói đó là theo ghi nhận trong phiên giao dịch ngày 4/01/2023 thì cổ phiếu GEG chỉ có giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, mức giá chuyển đổi theo thỏa thuận của DEG với GEG đang cao hơn 2 lần so với giá thị trường.

Sau thương vụ phát hành hơn 64,2 triệu cổ phiếu này, GEG đã nâng vốn điều lệ của mình từ 3.219 tỷ đồng lên mức 3.861 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng khoảng 20%.

Điện Gia Lai giải thể 2 công ty con chỉ trong 1 tuần

Theo thông báo từ CTCP Điện Gia Lai thì trong ngày 16/12/2022, HĐQT của công ty đã thông qua nghị quyết về việc giải thể Công ty TNHH MTV Xây lắp và Cơ điện Gia Lai. Đây là một công ty con mà Điện Gia Lai nắm 100% vốn điều lệ.

Công ty TNHH MTV Xây lắp và Cơ điện Gia Lai được thành lập từ ngày 30/08/2011 với vốn điều lệ ban đầu là 17 tỷ đồng. Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ; sản xuất bê tông, sản phẩm từ xi măng, thạch cao với trụ sở đặt tại số 114 Trường Chinh, phường Phù Đổng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Một điều khá trùng hợp đó là cũng chỉ trong 1 tuần trước đó, vào ngày 7/12/2022, HĐQT của CTCP Điện Gia Lai cũng đã phê duyệt phương án giải thể Công ty TNHH MTV Điện mặt trời Phong Điền. Đây cũng lại là một công ty con khác của GEG với trụ sở đặt tại Tp Huế, Thừa Thiên Huế.

Khác với Xây lắp và Cơ điện Gia Lai, công ty Điện mặt trời Phong Điền chỉ mới được thành lập từ năm 2019 nhưng với số vốn điều lệ lên tới 120 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất điện. Tuy nhiên, với công ty con này, Điện Gia Lai vẫn chưa thực hiện việc góp vốn. Người đại diện pháp luật của công ty là ông Trần Nguyễn Quốc Huy.

Doanh thu tăng trưởng nhưng chi phí đội lên gấp đôi, nợ chiếm hơn 70% cơ cấu nguồn vốn

Trong Quý 3 năm 2022, Điện Gia Lai ghi nhận doanh thu đạt 521,5 tỷ đồng, tăng trưởng 66,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Chủ yếu doanh thu đến từ mảng bán điện với 450,2 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng chỉ chiếm khoảng 62,7 tỷ đồng. Phần còn lại đến từ việc xây lắp và cung cấp dịch vụ.

Tuy doanh thu tăng tới hơn 66% nhưng giá vốn hàng bán lại tăng mạnh hơn, từ mức 132 tỷ đồng lên 302,6 tỷ đồng, tương đương mới mức tăng 129,2% so với cùng kỳ. Việc giá vốn hàng bán tăng mạnh đã bào mòn một phần lợi nhuận khiến lợi nhuận gộp chỉ còn ghi nhận ở mức 218,9 tỷ đồng. Bù lại thì doanh thu tài chính tăng hơn 10 lần, lên mức 174,6 tỷ đồng.

Các chi phí trong kỳ hầu hết đều gia tăng bao gồm: chi phí tài chính tăng từ 85,9 tỷ đồng lên mức 177,6 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 20,2 tỷ đồng lên mức 45,4 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 124,8%. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 136,5 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Dù rằng doanh thu và lợi nhuận đều ghi nhận tăng trưởng nhưng bất ổn vẫn tồn tại trong cơ cấu sử dụng vốn của Điện Gia Lai.

Cụ thể thì tính đến hết ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Điện Gia Lai ghi nhận ở mức 16.157 tỷ đồng, tăng khoảng 29,5% so với thời điểm đầu năm, Trong đó, nợ phải trả chiếm tỷ trọng vô cùng lớn, tới 11.262,7 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ khoảng 69,7% tổng nguồn vốn.

Trong đó, chỉ tiêu về nợ dài hạn chiếm khoảng 7.675,3 tỷ đồng. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn chiếm khoảng 7.151,9 tỷ đồng, tăng khoảng 6,8% với thành phần chủ yếu là các khoản vay tại ngân hàng cùng các khoản nợ phát hành trái phiếu.

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

(CLO) Hoạt động kinh doanh khó khăn khiến CTCP Yến Sào Khánh Hòa (SKV) phải 'cài số lùi' đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26% so với năm ngoái.

Tài chính - Bảo hiểm
Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

(CLO) Báo cáo từ S&P Global Ratings cho thấy số doanh nghiệp toàn cầu phá sản trong tháng 4 đã tăng gấp đôi so với tháng 3 trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp mã cổ phiếu nào bứt phá?

Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp mã cổ phiếu nào bứt phá?

(CLO) Theo báo cáo của Chứng khoán SSI, nhiều công ty trên sàn chứng khoán sẽ được hưởng lợi khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhựa Bình Minh (BMP) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%

Nhựa Bình Minh (BMP) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%

(CLO) CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP) chuẩn bị chi 499 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%.

Tài chính - Bảo hiểm
Viconship (VSC) Chủ tịch từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ

Viconship (VSC) Chủ tịch từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ

(CLO) HĐQT CTCP Tập đoàn Container Việt Nam - Viconship (VSC) vừa từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên.

Tài chính - Bảo hiểm