Digiworld (DGW) lợi nhuận Quý 1 dự kiến sụt giảm 63%

Thứ sáu, 28/04/2023 09:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Lợi nhuận Quý 1 của Digiworld (DGW) dự kiến sụt giảm 63%, đà giảm này đã bắt đầu tư Quý 4 năm 2022.

Lợi nhuận Quý 1 sụt giảm mạnh tới 63% so với cùng kỳ

Trong buổi họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, CTCP Thế giới số - Digiworld (DGW) đã công bố thông tin về kết quả kinh doanh năm 2022, mục tiêu cho năm 2023 cùng những thông tin về hoạt động kinh doanh Quý 1 vừa qua.

Đáng chú ý trong đó, Digiworld ước tính doanh thu Quý 1 của công ty chỉ đạt 3.960 tỷ đồng, giảm khaongr 44% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu chủ yếu đến từ mảng bán điện thoại di động với 1.899 tỷ đồng, mảng kinh doanh laptop và máy tính bảng mang về 1.094 tỷ đồng.

digiworld dgw loi nhuan quy 1 du kien sut giam 63 hinh 1

Digiworld (DGW) lợi nhuận Quý 1 sụt giảm 63% (Ảnh TL)

Trong kỳ, mảng bán thiết bị gia dụng tăng trưởng 158% so với cùng kỳ năm trước, đạt 165 tỷ đồng. Lĩnh vực hàng tiêu dùng cũng ghi nhận doanh thu tăng 69%, đạt 120 tỷ đồng.

Doanh thu giảm mạnh kéo theo đó là lợi nhuận sau thuế ước tính trong Quý 1 năm 2023 cũng chỉ đạt 79 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ năm trước.

Đà tăng trưởng có dấu hiệu từ Quý 4 năm 2022, doanh thu bốc hơi 48,2%, lợi nhuận sau thuế cũng bị thổi bay 52%

Tình trạng kinh doanh đi xuống trong Quý 1 đầu năm của Digiworld đã bắt đầu nhen nhóm từ Quý 4 năm 2022 trước đó, khiến kết quả kinh doanh tốt đẹp của cả năm 2022 bị kéo lùi.

Tính riêng trong Quý 4 năm 2022, doanh thu thuần của Digiworld đạt 4.075,1 tỷ đồng, giảm khoảng 48,2% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn, lên tới 3.605,3 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp đạt 469,8 tỷ đồng, giảm 23% so với năm trước. Doanh thu hoạt động tài chính đạt 67,9 tỷ đồng, không biến động quá nhiều so với năm 2021.

Trong quý 4, mặc dù doanh thu giảm sút mạnh nhưng đa phần các chi phí hoạt động của Digiworld không những không giảm mà thậm chí còn tăng thêm. Có thể thấy chi phí bán hàng tăng nhẹ từ 211,8 tỷ đồng lên mức 223,2 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 5,1%. Chi phí quản lý doanh nghiệp đi ngang, ở mức 40,2 tỷ đồng.

Chi phí tài chính tăng 3,4 lần, từ 21,8 tỷ đồng lên mức 73,5 tỷ đồng. Trong đó chi phí lãi vay chiếm lượng lớn với 41,6 tỷ đồng, tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2021, cho thấy áp lực về các khoản vay tài chính đang hiện hữu đối với hoạt động của Digiworld.

Doanh thu giảm nhưng các chi phí lại đồng loạt tăng cao khiến cho tổng kết về lợi nhuận sau thuế của Digiworld bị bào mòn gần hết, chỉ còn 155,6 tỷ đồng trong quý 4, giảm khoảng 52% so với cùng kỳ năm trước.

Vay ngắn hạn tăng mạnh tới 800 tỷ đồng chỉ trong 1 năm, dòng tiền kinh doanh âm 1.176,1 tỷ đồng

Về cơ cấu tài sản của Digiworld, tại thời điểm ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Digiworld đạt 6.355,3 tỷ đồng, giảm 2,9% so với thời điểm đầu năm. Trong đó tài sản ngắn hạn có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân là bởi hàng tồn kho tăng mạnh, từ 2.888,1 tỷ đồng lên mức 3.254,3 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 12,7%. 

Đáng chú ý trong đó là tiền và các khoản tương đương tiền giảm rất sâu, từ 1.494,3 tỷ đồng xuống chỉ còn 827,8 tỷ đồng, tỷ lệ giảm lên tới 44,6%. Tài sản dài hạn tăng gần gấp đôi lên 573,1 tỷ đồng với chỉ tiêu về tài sản dài hạn khác tăng từ 111,6 tỷ đồng lên mức 384,4 tỷ đồng, tỷ lệ tăng tới 244%.

Về cơ cấu nguồn vốn, Digiworld cho thấy rủi ro không nhỏ trong cách quản trị vốn khi nợ phải trả chiếm tỷ trọng tương đối lớn.

Tại thời điểm cuối năm 2022, nợ phải trả chiếm 3.882,1 tỷ đồng, tương đương 61,1% tổng tài sản. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng từ 1.117,2 tỷ đồng lên mức 1.914,8 tỷ đồng, tương đương với việc tăng gần 800 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn chỉ trong 1 năm. Nợ vay dài hạn cũng tăng đột biến thêm 41 tỷ đồng trong năm 2022.

Vốn chủ sở hữu ghi nhận tăng từ 1.781,3 tỷ đồng lên mức 2.423,3 tỷ đồng. Phần tăng thêm chủ yếu đến từ vốn đầu tư của chủ sở hữu, chiếm 1.632,3 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong kỳ chỉ ghi nhận ở mức 706,7 tỷ đồng, giảm hơn so với năm 2021.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng đồng thời cho thấy sự bất ổn trong hoạt động kinh doanh quý 4 của Digiworld. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty chỉ đạt 261,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước đạt tới 865,5 tỷ đồng. Trong khi đó, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính trong quý 4 ghi nhận âm tới 416,7 tỷ đồng do công ty phải chi ra tới 2.454,4 tỷ đồng để trả nợ vay trong những tháng cuối năm.

Lũy kế cả năm 2022, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Digiworld ghi nhận âm tới 1.176,1 tỷ đồng, cho thấy rằng đơn vị đang thiếu hụt nguồn tiền trầm trọng bởi cùng kỳ năm trước vẫn còn đang dương 149,3 tỷ đồng.

Du Uyên

Bình Luận

Tin khác

Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

(CLO) Hoạt động kinh doanh khó khăn khiến CTCP Yến Sào Khánh Hòa (SKV) phải 'cài số lùi' đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26% so với năm ngoái.

Tài chính - Bảo hiểm
Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

(CLO) Báo cáo từ S&P Global Ratings cho thấy số doanh nghiệp toàn cầu phá sản trong tháng 4 đã tăng gấp đôi so với tháng 3 trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp mã cổ phiếu nào bứt phá?

Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp mã cổ phiếu nào bứt phá?

(CLO) Theo báo cáo của Chứng khoán SSI, nhiều công ty trên sàn chứng khoán sẽ được hưởng lợi khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhựa Bình Minh (BMP) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%

Nhựa Bình Minh (BMP) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%

(CLO) CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP) chuẩn bị chi 499 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%.

Tài chính - Bảo hiểm
Viconship (VSC) Chủ tịch từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ

Viconship (VSC) Chủ tịch từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ

(CLO) HĐQT CTCP Tập đoàn Container Việt Nam - Viconship (VSC) vừa từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên.

Tài chính - Bảo hiểm