Doanh nghiệp bất động sản cần làm gì để tránh “chết chìm trên đống tài sản”?

Thứ hai, 12/06/2023 10:43 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Hội môi giới bất động sản (VARs), chủ đầu tư bất động sản cần xem xét lại nguồn lực, bán một phần hoặc toàn bộ dự án để giảm gánh nặng chi phí, mang dòng tiền về tái thiết lập bộ máy, thực hiện các dự án khả thi, tránh “chết chìm trên đống tài sản”.

Thị trường bất động sản vẫn ở thế khó

Theo báo cáo mới nhất của VARs, bất động sản (BĐS) đóng góp trực tiếp 15% tỷ trọng vào GDP của quốc gia, cùng với sức lan tỏa tới 40 ngành nghề chủ chốt của nền kinh tế như xây dựng, ngân hàng - tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, du lịch, nông nghiệp…

Thị trường BĐS có vai trò quan trọng trong "hệ sinh thái" kinh tế, tác động đến chuỗi sản xuất và ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng, an sinh xã hội, việc làm.

doanh nghiep bat dong san can lam gi de tranh chet chim tren dong tai san hinh 1

Thị trường bất động sản vẫn ở thế khó. (Ảnh: ĐT)

Tuy nhiên kể từ giữa tháng 5 năm 2022 đến nay, do nhiều nguyên nhân khách quan như dịch bệnh, chu kỳ tăng trưởng của thị trường, tăng trưởng kinh tế giảm, khó khăn thị trường. 

Bên cạnh đó là những nguyên nhân chủ quan do hàng loạt các chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp,... cũng như các vướng mắc về pháp lý trong quá trình triển khai dự án chưa được tháo gỡ một cách triệt để buộc thị trường phải rơi vào trạng thái trầm lắng. Lãi suất duy trì ở mức cao từ cuối năm 2022, giảm nhẹ vào đầu năm nay nhưng vẫn ở ngưỡng cao đối với sức chịu đựng của doanh nghiệp (DN). 

Áp lực chi phí tài chính tăng cao trong khi dòng tiền “khan hiếm" vì không bán được hàng, không huy động được vốn từ trái phiếu, không đủ tiêu chuẩn vay vốn tín dụng,... khiến sức khỏe các DN ngày càng suy yếu.

Tình trạng khó khăn kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới các đối tượng tham gia thị trường BĐS mà còn kéo theo sự trì trệ của hàng loạt các ngành nghề liên quan khác.

Dữ liệu khảo sát của VARs với các Hội viên là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ BĐS cho thấy, nếu tình hình thị trường vẫn tiếp tục diễn biến khó khăn thì có tới 23% DN chỉ có thể duy trì hoạt động được tới hết quý 3 năm 2023, 43% DN trụ được đến hết năm 2023.

Nếu không tìm được “lối thoát” kịp thời, rất có thể thị trường sẽ phải đối mặt với kịch bản ra đi của hàng loạt các đối tượng, từ DN đầu tư, phát triển BĐS đến DN kinh doanh dịch vụ BĐS và Môi giới BĐS. Nhiều người lao động sẽ lâm vào cảnh mất việc làm, hệ lụy đến cuộc sống an sinh xã hội.

Phải tự cứu lấy mình, để không “chết chìm trên đống tài sản”

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách giúp DN giãn, hoãn các khoản nợ. Tuy nhiên, để tự cứu lấy mình, các DN BĐS phải chủ động xem xét lại nguồn lực, rà soát lại các dự án đang có.

doanh nghiep bat dong san can lam gi de tranh chet chim tren dong tai san hinh 2

Ảnh minh họa. (Ảnh: DC)

Chỉ nên giữ lại các dự án tiềm năng mà doanh nghiệp có đủ năng lực triển khai. Kêu gọi đầu tư, liên doanh, liên kết, bán một phần hoặc toàn bộ dự án không thể tiếp tục triển khai thực hiện.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARs cho rằng, DN cần chủ động tìm kiếm các khách hàng/nhà đầu tư hoặc liên hệ qua các đơn vị chuyên nghiệp để hỗ trợ kết nối với các đối tượng có nhu cầu hợp tác đầu tư hoặc mua lại dự án. Để sớm đạt được thỏa thuận, DN cần giảm bớt kỳ vọng, thậm chí sẵn sàng chấp nhận bán lỗ, “không thể khó khăn cũng đòi có lãi". 

“Phải đưa lên bàn cân giữa việc giảm kỳ vọng xuống để giảm gánh nặng chi phí, mang dòng tiền về tái thiết lập bộ máy, thực hiện các dự án khả thi với việc tiếp tục “ôm” dự án, gồng gánh chi phí, “sa lầy” trong số lãi ngày càng tăng, đối mặt với nguy cơ “chết chìm trên đống tài sản”, ông Đính nhận xét.

Thực tế cho thấy, có không ít DN chỉ vì cố gắng cầm cự, trong khi khả năng không đủ, đã tự đẩy mình vào bước đường cùng với đủ các khoản “lãi mẹ đẻ lãi con”. Để rồi nhận trái đắng với đống nợ khổng lồ mà tiền lãi còn gấp nhiều lần nợ gốc.

Vẫn có nhà đầu tư sẵn sàng rót vốn vào các dự án tiềm năng

Báo cáo của VARs cũng cho thấy, trong hơn một năm nay, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) ghi nhận sự tăng nhiệt dần. 

Một số DN đã mạnh tay chi tiền M&A nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường, cải thiện biên lợi nhuận của mảng kinh doanh. Nhiều nhóm nhà đầu tư sẵn dòng tiền “lớn" cũng đang tìm kiếm cơ hội, sẵn sàng rót vốn vào các dự án tiềm năng.

Trong đó, phải kể đến dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài đã và sẽ tiếp tục đổ bộ vào Việt Nam trong thời gian tới. Đa số các nhà đầu tư này đều hướng đến các dự án có pháp lý tương đối hoàn thiện, để tránh rủi ro. 

“Đây là cơ hội để chủ đầu tư đang nắm giữ nhiều dự án "sạch", có thể bán dự án hoặc hợp tác, tạo giá trị lợi ích cho cả hai bên. Là hướng đi giúp các DN có thể xoay xở dòng tiền trả nợ, tránh khỏi tình trạng sụp đổ, giải thể. Hay mang đến dòng tiền để tiếp tục triển khai các dự án khác. Chống thất thoát, lãng phí nguồn lực đất đai, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, đưa hàng vào thị trường”, ông Đính nhận xét.

Để dòng vốn ngoại tiếp tục chảy mạnh, trở thành "cú hích" cho thị trường, cơ quan chức năng cần tiếp tục cải thiện khung pháp lý cũng như các chính sách khuyến khích đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam.

Song song với đó, Nhà nước cần tiếp tục có các giải pháp nhằm tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc pháp lý cho các dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng, ưu tiên các dự án cấp thiết, phù hợp với nhu cầu thị trường.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Gần 9.000 căn hộ tái định cư tại TP HCM chưa bố trí cho người dân

Gần 9.000 căn hộ tái định cư tại TP HCM chưa bố trí cho người dân

(CLO) TP HCM hiện có 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu của Nhà nước chưa bố trí cho người dân, nằm tại 85 chung cư, cụm chung cư.

Bất động sản
Thị trường văn phòng không chỉ là bài toán cạnh tranh về giá

Thị trường văn phòng không chỉ là bài toán cạnh tranh về giá

(CLO) Hoạt động cho thuê văn phòng trong thời gian vừa qua được ghi nhận sôi động trở lại với các giao dịch về mở rộng hoặc chuyển dịch văn phòng. Bên cạnh đó, thị trường đồng thời ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ là vấn đề về giá.

Bất động sản
Nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn đang 'khát' nhân sự chuyên môn tốt

Nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn đang 'khát' nhân sự chuyên môn tốt

(CLO) Lượng doanh nghiệp trong ngành bất động sản quay trở lại thị trường cũng đã làm sôi động thị trường tuyển dụng. Kéo theo đó là một lượng lớn nhân sự mới vào thị trường và làm tăng nhu cầu tìm kiếm nhân sự có chuyên môn tốt.

Bất động sản
Bất động sản nghỉ dưỡng dậm chân tại chỗ trong tháng đầu quý II/2024

Bất động sản nghỉ dưỡng dậm chân tại chỗ trong tháng đầu quý II/2024

(CLO) Bước qua tháng đầu tiên của quý II/2024, thị bất động sản nghỉ dưỡng dường như “bất động” cả về nguồn cung và thanh khoản. Trái ngược hẳn với những tín hiệu tích cực ghi nhận trong quý trước đó.

Bất động sản
Khám phá đặc quyền học cưỡi ngựa của cư dân thành phố Đảo Hoàng Gia

Khám phá đặc quyền học cưỡi ngựa của cư dân thành phố Đảo Hoàng Gia

(CLO) Dự kiến khai trương vào giữa tháng 5, Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia (Vinhomes Royal Island, Vũ Yên, Hải Phòng) sẽ mang tới những hoạt động đặc sắc xứng tầm một tiện ích đẳng cấp quốc tế. Đặc biệt, CLB Elite và CLB Kids với đặc quyền học cưỡi ngựa dành riêng cho cư dân sẽ ngay lập tức được kích hoạt, mang tới trải nghiệm sống hoàn hảo tại thành phố Đảo Hoàng Gia.

Bất động sản