Doanh nghiệp BĐS: Đợt bùng phát dịch bệnh thứ 4 “dễ thở” hơn năm ngoái

Thứ bảy, 17/07/2021 10:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) So với năm ngoái, đợt bùng phát dịch bệnh thứ 4 không gây ra nhiều hậu quả đối với các doanh nghiệp bất động sản, bởi họ đã có kinh nghiệm và sự chuẩn bị từ trước.

Khó khăn chồng khó khăn

Trong hơn 1 năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc tới thị trường bất động sản, buộc nhiều doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản rơi vào thế bị động.

Ngay cả với các “ông lớn” trong ngành, có tiềm lực tài chính mạnh cũng phải đối mặt với một năm kinh doanh đáng quên. Đặc biệt, trong những đợt bùng phát đại dịch, các doanh nghiệp môi giới bất động sản chính là đối tượng chịu thiệt hại nặng nhất, hàng nghìn doanh nghiệp đã bị phá sản.

Trong hơn 1 năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc tới thị trường bất động sản.

Trong hơn 1 năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc tới thị trường bất động sản.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo và Công luận, bà Đặng Hà Phương, Phó giám đốc Kinh doanh Công ty TNHH Phát triển Đô thị & Xây dựng 379  chia sẻ: Trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản có đà tăng trưởng rất mạnh, về lực cầu và giá trị. 

Thế nhưng, sau giai đoạn dịch bệnh, thị trường đã thay đổi 180 độ, khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản lâm vào cảnh lao đao, buộc phải cắt giảm hoạt động sản xuất kinh doanh, sa thải bộ phận lao động, hoặc ít nhất là giảm tiền lương, giảm thu nhập của người lao động để cân bằng dòng tiền của doanh nghiệp.

Bà Hà Phương phân tích: Do dịch bệnh bùng phát liên tục, nhà đầu tư, người mua nhà có tâm lý chờ bắt “đáy”, chờ giá nhà, giá bất động sản hạ giá mới xuống tiền. Hoặc nếu có dự tính đầu tư, cũng xuống tiền dè dặt, thăm dò.

Bên cạnh đó, dịch bệnh bùng phát liên tục, khiến dòng tiền của nhà đầu tư, người mua nhà bị ảnh hưởng. Với những hợp đồng đã ký, nhà đầu tư thường có độ trễ khi đóng tiền.

“Các yếu tố này, đều ảnh hưởng tới dòng tiền. Nhiều doanh nghiệp bất động sản không còn đủ vốn để duy trì hoạt động chứ đừng nói là phát triển dự án mới”, bà Phương thẳng thắn chia sẻ.

Ngoài yếu tố về dịch bệnh, kể từ đầu năm tới nay, giá cả của nhiều loại vật liệu xây dựng, giá nhân công xây dựng tăng giá chóng mặt, cũng khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản phải đau đầu.

Bà Hà Phương nói: Giá sắt thép trong nước đã tăng 40 - 50% từ đầu năm tới nay, khiến nhiều người xây nhà gặp khó khăn vì đội vốn, nhiều nhà thầu rơi vào cảnh đang có lời hóa ra lỗ, thậm chí phá sản. Bởi vì, giá thép chiếm từ 20-30% chi phí xây dựng một công trình. 

Trong khi đó, đối với các chủ đầu tư, việc giá vật liệu xây dựng tăng cao đã giảm tiến độ thi công công trình, dân đến hiện tượng nhiều dự án phải lùi thời hạn bàn giao nhà cho cư dân. Bản thân Công ty 379 cũng có một số dự án chậm tiến độ bàn giao nhà. 

Đặc biệt, một số chủ đầu tư cũng buộc phải cân đối lại dòng vốn, thậm chí nâng giá bán nhà để tránh lỗ, điều này khiến sức thanh khoản của thị trường đã khó, lại càng khó hơn.

Để tạm thời giải quyết các khó khăn nếu trên, các doanh nghiệp bất động sản thường sử dụng giải pháp hỗ trợ vốn từ các ngân hàng đồng thời quay vòng vốn bằng cách kinh doanh gối các dự án tiềm năng hiện có. 

Với các dự án chậm tiến độ, chậm bàn giao nhà, hoặc phải thay đổi giá bán, chủ đầu tư buộc phải tìm ra giải pháp dung hòa giữa lợi nhuận và lợi ích của cư dân, tránh hiện tượng khiếu kiện, khiếu nại kéo dài.

“Nói chung, dịch bệnh và giá vật liệu tăng cao đều tác động tới cả ngành bất động sản”, bà Phương nói.

Đợt bùng phát dịch bệnh thứ 4 “dễ thở” hơn năm ngoái

Nhiều doanh nghiệp thừa nhận, trong hơn 1 năm xuất hiện đại dịch Covid-19, giai đoạn khó khăn nhất chính là quý II/2020. Trong khi đó, đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4, diễn ra vào đầu tháng 5/2021, mức độ ảnh hưởng xấu tới các doanh nghiệp bất động sản lại không cao.

Nhận định về quan điểm này, bà Hà Phương nói: Đầu quý II/2020 là giai đoạn mới xuất hiện dịch Covid-19 tại Việt Nam, Chính phủ lập tức có quyết định giãn cách xã hội trên toàn quốc.

Do chưa có kinh nghiệm ứng phó và sống chung với dịch bệnh, các doanh nghiệp bất động sản hoàn toàn rơi vào thế bị động.

“Thị trường bất động sản lúc đó giống như chịu một cú sốc lớn, các doanh nghiệp thì loay hoay tìm lối thoát. Còn hiện nay, dù dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường nhưng thị trường, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp bất động sản đã và đang dần có độ “lỳ” nhất định”, bà Phương nói.

Hơn nữa, nếu so với các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, ngoại tệ,… thì bất động sản tỏ ra ổn định và ít rủi ro hơn, vì thế mà nhiều nhà đầu tư đang đổ dồn nguồn tiền vào bất động sản khiến thị trường khởi sắc và hồi phục trở lại.

Dù vậy, trong tương lai gần, trước tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp như hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản hy vọng sẽ được các cơ quan chức năng hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể phục hồi sản xuất, đẩy mạnh công tác kinh doanh.

Đồng tình với nhận định này, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam đánh giá: So với các kênh đầu tư như vàng, chứng khoán, hay ngoại tệ, thì bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, có hiện tượng dòng vốn từ các kênh đầu tư truyền thống, đổ dồn vào thị trường bất động sản.

Chính vì vậy, ông Đính đánh giá: Thị trường bất động sản Việt Nam, ngay trong mùa dịch vẫn có tiềm năng. Dù vậy, dịch bệnh vẫn sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới khả năng hồi phục của thị trường bất động sản nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.

“Cuối quý III/2021, khả năng Việt Nam sẽ ngăn chặn thành công đợt dịch thứ 4, điều này sẽ tạo tiền đề cho thị trường và các doanh nghiệp bất động sản tăng mạnh trở lại vào quý IV/2021. Tổng giao dịch có thể đạt 70% - 80% so với năm 2020. Đặc biệt, những dự án có pháp lý tốt sẽ là điểm nhấn của thị trường”, ông Đính nói.

Báo Công luận

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

TP HCM phấn đấu đến cuối năm 2025 hoàn thành tối thiểu 26.200 căn nhà ở xã hội

TP HCM phấn đấu đến cuối năm 2025 hoàn thành tối thiểu 26.200 căn nhà ở xã hội

(CLO) Văn phòng UBND TP HCM đã có Thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi tại cuộc họp nghe báo cáo chuyên đề về nhà ở xã hội (NOXH).

Bất động sản
Bất động sản Khánh Hòa vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc dù nhiều dự án khủng sắp được đầu tư

Bất động sản Khánh Hòa vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc dù nhiều dự án khủng sắp được đầu tư

(CLO) Trầm lắng từ giai đoạn 2022 cho tới hiện nay, thị trường Khánh Hòa chưa ghi nhận được tín hiệu tích cực nào báo hiệu sự khởi sắc trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, thị trường này vẫn được nhận định là một thị trường đầu tư bất động sản tiềm năng

Bất động sản
Vinhomes tiếp tục nâng tầm chuẩn sống, kiến tạo không gian sống xanh - vui khỏe - đẳng cấp tại Ocean City

Vinhomes tiếp tục nâng tầm chuẩn sống, kiến tạo không gian sống xanh - vui khỏe - đẳng cấp tại Ocean City

(CLO) Vinhomes tiếp tục nỗ lực mang đến cho cư dân "một nơi đáng sống bậc nhất hành tinh" với những hệ thống tiện ích vượt trội tại Ocean City.

Bất động sản
Sự hòa quyện khó tin giữa chất sống xa xỉ và thiên nhiên tại The Miyabi

Sự hòa quyện khó tin giữa chất sống xa xỉ và thiên nhiên tại The Miyabi

(CLO) Được thiết kế bởi đội ngũ KTS danh tiếng từ KKAA và Kego Kuma - Kiến trúc sư thuộc hàng ngôi sao tại Nhật Bản, The Miyabi đề cao tối đa giá trị hòa hợp của con người với thiên nhiên, tập trung cao độ vào cách tạo ra không gian đắt giá để chủ nhân tinh hoa hưởng thụ cuộc sống.

Bất động sản
Thị trường bất động sản cho thuê tại Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định

Thị trường bất động sản cho thuê tại Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định

(CLO) Mới đây, Savills Châu Á – Thái Bình Dương đã công bố Báo cáo khảo sát Prime Benchmark - Xác định quy chuẩn giá thuê do đơn vị này thực hiện. Báo cáo này đã cung cấp những thông tin về hoạt động của thị trường cho thuê tại nhiều thành phố khác nhau trong khu vực Châu Á.

Bất động sản