Doanh nghiệp: Các chương trình phục hồi kinh tế và gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng còn nhiều bất cập

Thứ năm, 11/08/2022 13:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau nửa năm triển khai, các chương trình phục hồi này đã đem lại một số hiệu quả, hỗ trợ một phần khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải. Thế nhưng, nhiều giải pháp phục hồi chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.

Doanh nghiệp chỉ các bất cập của chương trình phục hồi kinh tế

Để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, từ đầu năm 2022, Chính phủ đã ban hành Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, kèm theo đó là gói hỗ trợ “khổng lồ” lên tới 350.000 tỷ đồng.

Sau nửa năm triển khai, các chương trình phục hồi này đã đem lại một số hiệu quả, hỗ trợ một phần khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải. Thế nhưng, nhiều giải pháp phục hồi chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.

doanh nghiep cac chuong trinh phuc hoi kinh te va goi ho tro 350000 ty dong con nhieu bat cap hinh 1

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel: Mức giảm VAT 2% quá ít, nên quay lại mức giảm 5%. Du lịch có tính lan tỏa, tác động rất lớn, chúng ta nên quan tâm và cho mức giảm cao hơn.

Trong Hội nghị Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp, diễn ra vào sáng 11/8, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel cho biết: Các gói hỗ trợ của Chính phủ không triển khai được đến doanh nghiệp có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi bật là mức giảm VAT 2% quá ít, nên quay lại mức giảm là 5%. 

Theo ông Kỳ, du lịch có tính lan tỏa, tác động rất lớn, Chính phủ nên quan tâm và xem xét cho mức giảm thuế VAT cao hơn.

Bên cạnh đó, ông Kỳ cho rằng: Các gói giãn và giảm về tài chính tác dụng quá ngắn, chủ yếu trong giai đoạn dịch, thị trường chưa trở lại nên tác dụng không nhiều. Do đó, Chủ tịch Vietravel đề nghị Chính phủ xem lại chính sách này.

“Bởi, gói hỗ trợ 2% đến thời điểm này hầu như các doanh nghiệp, như doanh nghiệp du lịch chúng tôi, không tiếp cận được, nhiều rào cản. Các ngân hàng đều yêu cầu muốn vay mới phải trả nợ cũ để bảo đảm an toàn và phải có tài sản thế chấp, nhưng tài sản trong 2 năm dịch đều thế chấp hết rồi. Doanh nghiệp lữ hành chủ yếu nhờ vào nhân lực, tri thức, thương hiệu, các yếu tố này không thế chấp được”, ông Kỳ nói.

Về chính sách kiềm chế đà tăng của xăng dầu, ông Kỳ đánh giá: Vận chuyển, đặc biệt vận chuyển hàng không khó khăn, giá nhiên liệu cao, nhiều thời điểm chiếm trên 60% chi phí, cơ cấu giá áp dụng về xăng dầu thường chậm sau 1 tháng, vì vậy các hãng bay, khi giá xăng dầu điều chỉnh, cũng không được hưởng ngay lập tức.

“Về chính sách cho du lịch, đội ngũ lao động có kinh nghiệm và trình độ sau đại dịch gần như phải xây dựng lại vì đã chuyển dịch sang ngành nghề khác, nên thiếu hụt lao động có tay nghề”, vị này nói thêm.

Đồng tình với nhận định này, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết: Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.

doanh nghiep cac chuong trinh phuc hoi kinh te va goi ho tro 350000 ty dong con nhieu bat cap hinh 2

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Thế nhưng, thực tế cho thấy, tín dụng đang siết lại từ đầu tháng 8 vừa qua, trong khi lạm phát tăng cao khiến người dân các nước giảm tiêu dùng, nhiều nhà nhập khẩu cho biết không nhận đơn hàng từ nay đến tháng 10.

“Điều này có nghĩa, các doanh nghiệp thủy sản sẽ đối mặt với tình trạng tồn kho, nhưng lại không có tiền để trả ngay cho ngân hàng, mà không trả khoản vay cũ thì các ngân hàng (trong 1 tuần  qua) đều báo sẽ không cho vay khoản vay mới, dẫn đến không thu mua được cá, tôm của nông dân” ông Nam nói.

Do đó, ông Nam mong rằng Thủ tướng Chính phủ cũng như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo giúp cho các vấn đề đang diễn ra trong 1 tuần qua.

Sẽ tháo gỡ các vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp

Tại Hội nghị này, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho rằng: Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ h trợ tối đa cho doanh nghiệp phát triển, coi việc tháo gỡ các rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

doanh nghiep cac chuong trinh phuc hoi kinh te va goi ho tro 350000 ty dong con nhieu bat cap hinh 3

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Chính phủ cũng chia sẻ, sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp. Tập trung triển khai ngay các giải pháp nhằm tháo gỡ những vấn đề cấp bách của doanh nghiệp để khơi thông các điểm nghẽn, tạo đà phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Đồng thời, Chính phủ sẽ  bám sát tình hình, chủ động, linh hoạt, quyết liệt, nghiêm túc triển khai thực hiện nhanh, hiệu quả, thực chất toàn diện các chính sách, giải pháp nhằm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư: Trước mắt, Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước.

Ngoài ra, Chính phủ sẽ tập trung giải quyết tình trạng khan hiếm lao động cục bộ ở một số ngành, một số khu vực; đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay; đẩy mạnh triển khai chính sách, giải pháp hỗ trợ người lao động, đặc biệt tiến độ thẩm tra, giải ngân gói hỗ trợ nhà trọ cho người lao động; hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho người lao động và doanh nghiệp thụ hưởng chính sách.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

CPI quý I/2024 tăng 3,77%, một phần là do giá gạo tăng “phi mã”

CPI quý I/2024 tăng 3,77%, một phần là do giá gạo tăng “phi mã”

(CLO) Trong quý I/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,77%. Trong đó, gạo là mặt hàng tăng mạnh nhất trong quý, với mức tăng 21,71% so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế vĩ mô
Chưa hoàn thiện chuỗi cung ứng, Việt Nam mất nhiều cơ hội thu hút FDI

Chưa hoàn thiện chuỗi cung ứng, Việt Nam mất nhiều cơ hội thu hút FDI

(CLO) Việc chưa hoàn thiện chuỗi sản xuất khiến Việt Nam mất đi khá nhiều cơ hội trong thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp “nội” chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng của các nhà đầu tư nước ngoài.

Kinh tế vĩ mô
GDP quý I/2024 tăng 5,66%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020

GDP quý I/2024 tăng 5,66%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020

(CLO) Quý I/2024, GDP Việt Nam ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô