(NB&CL) Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp số Việt Nam đã chuyển từ lắp ráp, gia công sang xây dựng, phát triển các sản phẩm mang thương hiệu Việt có giá trị cao, để lại dấu ấn sâu sắc trên bản đồ công nghệ thế giới.
Doanh nghiệp công nghệ số hiện đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tính đến hết năm 2024, cả nước hiện có 73.788 doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động, tăng 10,12% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng số lao động trong lĩnh vực công nghiệp ICT đạt gần 1,26 triệu người. Theo đánh giá của truyền thông quốc tế, Việt Nam đang là quốc gia có sự vươn lên mạnh mẽ về công nghệ, nhiều doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiên phong tiến ra thị trường thế giới và thành công rực rỡ.
Chiến lược Make in Vietnam bước đầu phát huy hiệu quả
Để thúc đẩy kinh tế số, từ năm 2019, Việt Nam đã khai sinh cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số với sứ mệnh “Make in Vietnam”, nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam.
Slogan “Make in Vietnam” kể từ khi ra đời đã truyền tải định hướng của Chính phủ Việt Nam về sự chuyển dịch hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số. Chỉ trong vòng 5 năm, ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho thấy, trong năm 2024, giá trị Việt Nam trong tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp thông tin và truyền thông (ICT) đạt khoảng 1,16 triệu tỷ đồng (hơn 45,5 tỷ USD).
Riêng doanh thu công nghệ thông tin (CNTT) đạt 248.000 tỷ đồng. Giá trị Việt Nam tạo ra trong doanh thu của các doanh nghiệp FDI là khoảng 486.000 tỷ đồng (19 tỷ USD). Đáng chú ý, giá trị xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa phần cứng công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông trong năm 2024 ước đạt 132.000 tỷ đồng, chiếm 32% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu quốc gia.
Theo ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), giá trị Việt Nam trong tổng doanh thu công nghiệp công nghệ số đã tăng mạnh từ khi phát động chiến lược “Make in Vietnam”. Tỷ trọng này đạt 21,35% năm 2019 và hiện đạt khoảng 31,8%.
Thực hiện chiến lược “Make in Vietnam”, các doanh nghiệp phải sáng tạo nhiều hơn, thiết kế nhiều hơn, phát huy trí tuệ và khả năng giải quyết các bài toán lớn của đất nước, đồng thời vươn ra toàn cầu. Giá trị gia tăng tại Việt Nam vì thế cũng cao hơn so với việc chỉ đơn thuần gia công, lắp ráp. Chiến lược “Make in Vietnam” không chỉ là động lực giúp các doanh nghiệp công nghệ số trong nước phát triển mà còn là kim chỉ nam để vươn mình ra thị trường quốc tế.
Thống kê của Bộ TT&TT cho thấy, hiện có khoảng 1.500 doanh nghiệp công nghệ số có doanh thu từ thị trường nước ngoài. Khởi nguồn từ gia công phần mềm, các doanh nghiệp Việt Nam đã dần chuyển mình, vươn tới những lĩnh vực sáng tạo và công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn. Những bước tiến này minh chứng rõ rệt cho thế mạnh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trên trường quốc tế.
Ở mảng phần mềm và dịch vụ CNTT, các sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” đang góp phần khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Cơ hội chuyển mình trở thành “đầu tàu” cho kinh tế số Việt
Từ lời hiệu triệu Make in Viet Nam, các doanh nghiệp công nghệ số Việt đang từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, làm chủ công nghệ lõi. Doanh nghiệp công nghệ số hiện đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tính đến hết năm 2024, cả nước hiện có 73.788 doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động, tăng 10,12% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng số lao động trong lĩnh vực công nghiệp ICT đạt gần 1,26 triệu người.
Khép lại năm 2024, lĩnh vực công nghiệp ICT cũng để lại dấu ấn đậm nét với nhiều số liệu đáng chú ý. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử của Việt Nam năm 2024 ước đạt 133,2 tỷ USD, tăng 10,4% so với năm 2023.
Hiện nay, Việt Nam đang có thứ hạng cao ở 5 mặt hàng công nghiệp công nghệ số. Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu điện thoại thông minh; đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu linh kiện máy tính; đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thiết bị máy tính; đứng thứ 8 thế giới về thiết bị, linh kiện điện tử; đứng thứ 7 thế giới về gia công phần mềm.
Trong năm 2025, Bộ TT&TT đặt mục tiêu thúc đẩy doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT lên mức 169,3 tỷ USD, tăng 11,4% so với năm 2024. Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử đạt mức 148,5 tỷ USD, ước tăng 12,3% so với năm 2024. Để đạt được mục tiêu tham vọng đó, từ nay đến cuối năm 2025, Bộ TT&TT kỳ vọng số lượng doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại Việt Nam sẽ cán mốc 60.000 doanh nghiệp, tăng khoảng 10% so với năm 2024.
Trước đó, tại một hội nghị do Bộ TT&TT tổ chức, ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông, Bộ TT&TT cho biết: Nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; đưa Việt Nam trở thành môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số, hiện Bộ TT&TT đang dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số.
Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; đưa Việt Nam trở thành môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Dự thảo cũng nhằm đẩy mạnh thông minh hóa các ngành công nghiệp qua việc đưa công nghệ số thâm nhập, hội tụ vào các ngành, lĩnh vực thay đổi phương thức làm việc, mang lại các giá trị mới, tạo ra cuộc cách mạng về thông minh hoá.
“Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có những hỗ trợ nhất định đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo như tài trợ, vay vốn và hỗ trợ tài chính; đối với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số thì có vườn ươm, trung tâm khởi nghiệp, chuyển giao công nghệ...; tổ chức các cuộc thi, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số, truyền thông, xúc tiến thương mại... nhằm thúc đẩy hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số”, ông Nguyễn Thanh Tuyên cho biết.
Chính sách hỗ trợ rộng mở
Trong tiến trình hình thành và phát triển nền kinh tế số, nhận thức rõ vai trò then chốt của doanh nghiệp, Chính phủ đã và đang triển khai nhiều chính sách “mở đường” cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, tiếp cận và làm chủ công nghệ số, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chính sách này sẽ thổi luồng sinh khí mới, tạo động lực mạnh mẽ cho doanh nghiệp tự tin chuyển mình, nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, trong đó có quan điểm làm chủ công nghệ và các nhiệm vụ làm chủ công nghệ chiến lược. Sự ra đời của Nghị quyết số 57 được xem là “kim chỉ nam”, khai sáng với mọi ngành nghề, không chỉ có tính thúc đẩy và thay đổi về bản chất cách thức hoạt động mà còn tác động sâu sắc đối với cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Trong Chương trình hành động của Nghị quyết 57 vừa được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo, nhóm nhiệm vụ số 6 về thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp đã nhấn mạnh doanh nghiệp chính là “đầu tàu” là lực lượng nòng cốt. Một số nhiệm vụ trọng tâm trong nhóm nhiệm vụ này như xây dựng Đề án hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp công nghệ số vươn ra toàn cầu; xây dựng Đề án hình thành các doanh nghiệp công nghệ chiến lược quy mô lớn trong nước để triển khai hạ tầng số, nhân lực số, dữ liệu số, công nghệ chiến lược và an toàn an ninh mạng. Đáng chú ý, nhiệm vụ số 4 về đẩy mạnh thu hút các dự án FDI cho nghiên cứu và phát triển (R&D) sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước, đưa Việt Nam lên bản đồ công nghệ thế giới.
Ông Vũ Thanh Tùng, Giám đốc kinh doanh và phát triển sản phẩm, GreenNode, VNG Digital Business cho biết: “Việc đặt trung tâm R&D của NVIDIA ở Việt Nam cho thấy nước ta đang được coi là một thung lũng công nghệ mới của khu vực, nhân sự người Việt trong ngành nghiên cứu sâu về AI và dữ liệu được đánh giá ngang tầm với thế giới. Điều này sẽ thúc đẩy nhiều làn sóng công nghệ tự động hóa trong nhiều lĩnh vực như y tế, công nghệ xe tự lái, quản lý năng lượng xanh và mở ra nhiều cơ hội mới trong giáo dục, khởi nghiệp”.
Sự kiện Việt Nam hợp tác với Nvidia thành lập Trung tâm R&D và Trung tâm Dữ liệu AI đối với sự phát triển của AI tại Việt Nam là một bước ngoặt khá lớn và tin vui đối với ngành công nghệ Việt Nam, nhất là so với các nước trong khu vực và lân cận.
Theo ông Tùng, các Trung tâm nghiên cứu AI đặt ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển khoa học, công nghệ, AI bản địa; đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghệ của thế giới nói chung.
Trung tâm R&D của các công ty công nghệ lớn được coi là cái nôi để phát triển nhân tài, sản phẩm, hệ sinh thái và định hướng cho các làn sóng công nghệ tiếp theo.
Minh chứng cho điều này, ông Tùng cho biết, sự trỗi dậy của hạ tầng công nghệ và AI ở Trung Quốc không thể thiếu đi sự đóng góp phần lớn của trung tâm R&D mà Microsoft đã xây dựng cách đây hơn 30 năm. Hay như Israel có hơn 400 trung tâm R&D của các tập đoàn công nghệ đa quốc gia.
Tiến sĩ Võ Văn Lợi, Trưởng khoa Kinh tế - Chính trị, Học viện Chính trị Khu vực 3 bày tỏ: “Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và các công nghệ số trong quản lý và sản xuất sẽ nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Đầu tư vào hạ tầng công nghệ hiện đại không chỉ là bước đi chiến lược để hội nhập quốc tế mà còn là tiền đề để Việt Nam chuyển đổi thành một quốc gia dẫn đầu trong khu vực về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
Đánh giá Nghị quyết 57, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho biết: “Đây là nghị quyết trụ cột cho kỷ nguyên vươn mình của đất nước. Trong mấy chục năm qua, Việt Nam đã đi ra thế giới về phần mềm, chúng ta cần thế giới. Từ nay, vài thập kỷ tới, thế giới sẽ cần Việt Nam vì chúng ta có thể vươn lên số một ở lĩnh vực AI, bán dẫn - những công nghệ lõi, mọi quốc gia đề cần, đó là tương lai của Việt Nam”.
Có thể thấy, Nghị quyết 57 sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn… gắn với chuỗi sản xuất trong nước. Đồng thời, Nghị quyết sẽ dần hình thành các cơ chế, chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đầu tư cho nghiên cứu và phát triển để đổi mới công nghệ, đẩy mạnh sản xuất thông minh, nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh của sản phẩm.
(CLO) Đánh giá xu thế đầu tư của doanh nghiệp Hoa Kỳ phù hợp chiến lược phát triển của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các nhà đầu tư Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường đầu tư mới, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực quan trọng như năng lượng, công nghệ cao, bán dẫn, AI, hàng không, hàng không vũ trụ, chống biến đổi khí hậu...
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quy định bổ sung danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn thành phố giai đoạn từ ngày 31/12/2015 đến ngày 31/1/2025. Theo đó, 567 di tích mới đã được đưa vào danh mục, nâng tổng số di tích tại Thủ đô lên 6.489, so với con số 5.922 di tích được phê duyệt vào tháng 10/2016.
(CLO) Chiều 18/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Charles James Boyd Bowman, Tổng Giám đốc dự án của tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam. Tập đoàn này đang đầu tư vào Dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, thể thao và sân golf cao cấp tại tỉnh Hưng Yên, cung cấp dịch vụ theo tiêu chuẩn cấp cao nhất của Trump Organization, có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1,5 tỷ USD.
(CLO) Chủ tịch nước yêu cầu tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng, đảng viên; kịp thời điều chỉnh kế hoạch, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nghị quyết, kết luận.
(CLO) Quách Gia Khang lợi dụng các trang mạng xã hội, kênh "truyền thông" để móc nối, lôi kéo thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và người dân tham gia tổ chức, thành lập các hội, nhóm để tiến hành hoạt động chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 19/3, khu vực Hà Nội nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng với nhiệt độ thấp nhất 15-17 độ.
(CLO) Chiều 18/3, HLV Kim Sang-sik và trung vệ Đỗ Duy Mạnh tham dự buổi họp báo trước trận giao hữu giữa Việt Nam và Campuchia. Nhà cầm quân người Hàn Quốc bày tỏ kỳ vọng về màn trình diễn của các học trò, nhưng cũng nhấn mạnh sự thận trọng trước đối thủ. Trong khi đó, HLV Gyotoku Koji của Campuchia muốn đánh bại nhà đương kim vô địch ASEAN Cup.
(CLO) Ngày 18/3, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông cho biết vừa họp để xem xét, kết luận một số nội dung liên quan đến vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên.
(CLO) Ngày 18/3, tại trụ sở Báo Nhân Dân, đồng chí Phạm Song Hà, Ủy viên Ban Biên tập, Trưởng Ban Chính trị-Ngoại giao đã tiếp đồng chí Trâu Học Miện, Trưởng Văn phòng thường trú Tân Hoa Xã tại Việt Nam, tới thăm và làm việc.
(CLO) Từ ngày 17-22/3/2025, tại La Habana-Cuba diễn ra Hội thảo quốc tế truyền thông chính trị kỹ thuật số “Patria” lần thứ IV. Đoàn Việt Nam do Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi làm trưởng đoàn.
(CLO) Đền Cảnh Xanh nằm trong khuôn viên rộng khoảng 9.000m2, thuộc phường Minh Xuân (TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) là nơi linh thiêng, cổ kính bậc nhất xứ Tuyên. Đặc biệt, nơi đây còn nổi tiếng khi có cây xanh nghìn năm tuổi, tỏa bóng bao phủ cả ngồi đền nên được nhân dân trong vùng gọi là “tòa Xanh”.
(CLO) Nga vừa giành lại gần như toàn bộ Kursk từ tay Ukraine nhờ chiến thuật máy bay không người lái (UAV) mới, cắt đứt tuyến tiếp tế và cô lập lực lượng đối phương.
(CLO) Mới đây, khán giả Việt Nam không khỏi bất ngờ và thích thú khi ca khúc “Không sao cả” của nghệ sĩ 7dnight bất ngờ xuất hiện trong chương trình “Good Day” của G-Dragon. Khoảnh khắc này nhanh chóng trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội, khiến nhiều người hâm mộ Việt tự hào về sự lan tỏa của âm nhạc nước nhà ra thế giới.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.
(NB&CL) Trong Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.
(CLO) Đưa Y tế Việt Nam ngang tầm thế giới đã là vấn đề “nóng” được đề cập nhiều trong thời gian gần đây khi ghi nhận từ các cơ sở điều trị cho thấy, Việt Nam giờ đây đang được coi là một điểm sáng trong triển khai kỹ thuật khám, chữa bệnh chuyên sâu, mang tầm quốc tế, ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam chữa bệnh.
(NB&CL) Với tinh thần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới cho địa phương và cả nước, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV đã đưa ra nhiều quyết sách quan trọng, trong đó có việc thông qua Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
(CLO) Từ ngày 18/2, hàng nhập khẩu có giá trị thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ không còn được miễn thuế giá trị gia tăng. Quy định mới về thuế có thể khiến giá hàng hóa khi nhập khẩu từ ngoài lãnh thổ vào Việt Nam không còn sức hút vì giá quá cạnh tranh. Điều này sẽ thúc đẩy người tiêu dùng cân nhắc kỹ hơn về hàng hóa nhập khẩu khi mua sắm, từ đó tăng cường nhu cầu đối với hàng hóa nội địa.
(CLO) Chính phủ và các địa phương quyết tâm phấn đấu tốc độ tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt trên 8%. Các chuyên gia nhận định, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 mức 2 con số vừa là động lực, vừa là áp lực, là bước chuyển lớn để đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình.
(NB&CL) Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh, năm 2025 là năm vừa phải “tăng tốc, bứt phá”, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025 vừa phải thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tổ chức thành công ĐH Đảng bộ các cấp tiến tới ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Rất nhiều đầu việc quan trọng trong quỹ thời gian vỏn vẹn 365 ngày, vì thế, tăng tốc, “vào việc” nhanh, quyết liệt phải là những từ khoá cần được thực thi ngay từ đầu năm.