Doanh nghiệp xăng dầu “vơi” tiền vì chứng khoán: Hải Linh có tên

Thứ ba, 13/12/2022 08:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên từng nhận định doanh nghiệp xăng dầu “vơi” nguồn tiền vì chứng khoán bất động sản. Công ty TNHH Hải Linh là một trong những đơn vị đầu tư cổ phiếu.

Đầu quý 4/2022, thị trường xăng dầu “chao đảo” vì tình trạng thiếu hụt diễn ra ở nhiều tỉnh thành lớn, tác động nặng nề đến cuộc sống của người dân và hoạt động doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đó, ngày 22/10/2022, thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2022, bên cạnh việc giải trình về việc không thiếu nguồn cung xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên (đại biểu Quốc hội đoàn Thái Bình) còn đề cập đến một thực trạng của ngành xăng dầu. Đó là “những doanh nghiệp làm xăng dầu đều ít nhiều có tham gia bất động sản, chứng khoán nên nguồn tiền bị vơi đi”.

Chính vì vậy, có thể đến kỳ nhập hàng, khi giá nhập lên cao, giá bán ra lại thấp thì doanh nghiệp không có nguồn tiền nhập, từ đó dẫn đến tình trạng người dân phải xếp hàng mua xăng dầu.

doanh nghiep xang dau voi tien vi chung khoan hai linh co ten hinh 1

Công ty TNHH Hải Linh đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào cổ phiếu. Ảnh: Internet

Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên không chỉ đích danh những đơn vị nào “dính” tới chứng khoán, bất động sản. Nhưng không khó để tìm ra thông tin Công ty TNHH Hải Linh, một trong những doanh nghiệp xăng dầu đầu mối quy mô lớn có đầu cổ phiếu.

Thương vụ thâu tóm kín tiếng

Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP (Thalexim - Mã chứng khoán: TLP) là doanh nghiệp xăng dầu đầu mối hiếm hoi có cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán. Từ TLP, quá trình đầu tư vào cổ phiếu của Công ty Hải Linh được hé lộ.

Tại Đại hội đồng cổ đông lần đầu của Thalexim diễn ra vào ngày 23/12/2017, những nhà đầu tư chiến lược của Thalexim bắt đầu lộ diện. Đó là Công ty cổ phần Xăng dầu và Dịch vụ Hàng hải S.T.S (14,55%), Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Thiết bị Hướng Dương (16%) và Công ty TNHH Hải Linh (15%).

Quá trình lựa chọn đối tác chiến lược cũng như giá bán không được công khai. Tuy nhiên, tại ngày 29/12/2017, phiên giao dịch cuối cùng của năm 2017, cổ phần TLP tăng trần lên 17.400 đồng/CP (tương ứng giá điều chỉnh 14.940 đồng/CP).

Tuy nhiên, tới Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019, các cổ đông Thalexim đã chấp thuận cho các nhà đầu tư chiến lược, trong đó có Công ty Hải Linh được chuyển nhượng cổ phần trước thời hạn cam kết.

Tới ngày 4/11/2021, Công ty Hải Linh đăng ký bán ra 35,49 triệu cổ phiếu, tương đương 15% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành của Thalexim nhằm cơ cấu danh mục đầu tư. Thương vụ dự kiến được thực hiện từ ngày 10/11 – 9/12/2021, thông qua phương thức khớp lệnh và/hoặc thoả thuận.

Trong ngày 11/11/2021, đã có hơn 23,56 triệu cổ phiếu TLP, tương đương 276 tỷ đồng được giao dịch thành công (khoảng 11.700 đồng/CP). Tới ngày 16/11/2021, 11,9 triệu cổ phiếu TLP, tương đương 141 tỷ đồng được giao dịch thỏa thuận thành công (khoảng 11.800 đồng/CP).

Như vậy, so với mức giá trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2017, giá trị cổ phiếu TLP thuộc sở hữu của Công ty Hải Linh hao hụt 111 tỷ đồng.

Có thể thấy, với hơn 400 tỷ đồng thu được nhờ thoái hết vốn Thalexim sau 4 năm nắm giữ, khó có thể khẳng định Hải Linh gặt hái được lợi nhuận từ thương vụ này, đặc biệt nếu trừ đi chi phí cơ hội gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

Thalexim cắm đầu đi xuống

Tính theo mệnh giá, 35,49 triệu cổ phiếu TLP do Công ty Hải Linh nắm giữ giá trị 355 tỷ đồng. Có thể thấy, Hải Linh đã rót một phần lớn không nhỏ của mình cho doanh nghiệp xăng dầu đầu mối phía Nam.

Thế nhưng, Thalexim lại là “trái đắng” trên thị trường chứng khoán của Hải Linh. Vì sau khi nhận được vốn từ Hải Linh, Thalexim cắm đầu đi xuống.

Năm 2019, chỉ hơn một năm sau khi Hải Linh “vào” Thalexim, doanh thu Thalexim giảm nhẹ từ 14.443 tỷ đồng xuống 13.111 tỷ đồng. Thế nhưng, lợi nhuận sau thuế công ty lại “lao dốc”, giảm 42 tỷ đồng, tương đương 32,8% xuống chỉ còn 86 tỷ đồng. Bước sang năm 2020, lãi ròng Thalexim lại giảm 54 tỷ đồng, tương đương 62,8% xuống 32 tỷ đồng.

Như vậy, so với năm 2018, thời điểm Hải Linh vừa trở thành cổ đông chiến lược của Thalexim, lợi nhuận tại Thalexim giảm 96 tỷ đồng, tương đương 75%.

Chưa dừng ở lại đó, tới năm 2021, Thalexim ghi nhận khoản lãi ròng 82 tỷ đồng trong quý 1 nhưng sau đó thua lỗ 22,5 tỷ đồng (quý 2/2021) và 7,7 tỷ đồng (quý 3/2021). Và sang quý 4/2021, Hải Linh tuyên bố thoái vốn khỏi Thalexim.

Ngày 13/10/2022, Thanh tra Chính phủ lập đoàn kiểm tra việc quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu tại các doanh nghiệp đầu mối, nhà máy lọc dầu. Thời kỳ thanh tra từ tháng 1/2017 đến hết tháng 6/2022. Công ty TNHH Hải Linh có tên trong danh sách này.

Bảo Linh

Bình Luận

Tin khác

Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

(CLO) Giá vàng, bạc và bạch kim đã tăng vọt từ đầu năm đến nay và các chiến lược gia cho rằng các kim loại quý này có thể tiếp tục đạt mức cao kỷ lục mới trong những tháng tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Nga: Mỹ 'lạm dụng' thị trường sẽ tự gây lạm phát

Tổng thống Nga: Mỹ "lạm dụng" thị trường sẽ tự gây lạm phát

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo lệnh cấm và hạn chế nhập khẩu của phương Tây đối với nhiều sản phẩm của Nga và Trung Quốc sẽ làm tăng lạm phát ở Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

(CLO) IMF cảnh báo kế hoạch của phương Tây nhằm tịch thu trực tiếp dự trữ ngân hàng trung ương đang bị đóng băng của Nga hoặc sử dụng lợi nhuận mà họ tạo ra có thể làm suy yếu hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
NHNN thanh tra hoạt động kinh doanh vàng trong vòng 45 ngày

NHNN thanh tra hoạt động kinh doanh vàng trong vòng 45 ngày

(CLO) NHNN sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các ngân hàng và doanh nghiệp vàng trong vòng 45 ngày. Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ này.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước đã bán hơn 1,02 tấn vàng miếng SJC ra thị trường

Ngân hàng Nhà nước đã bán hơn 1,02 tấn vàng miếng SJC ra thị trường

(CLO) Từ 19/4/2024 đến nay, NHNN đã tổ chức 7 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC tăng cung ra thị trường, trong đó có 4 phiên đấu thầu thành công với tổng khối lượng trúng thầu là 27.200 lượng (tương đương khoảng 1,02 tấn). 

Thị trường - Doanh nghiệp