(CLO) Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 sẽ diễn ra ngày 25-27/11. Lễ hội nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống, đáp ứng nguyện vọng của đồng bào dân tộc Khmer.
Lễ hội Oóc Om Bóc nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer
Vào rằm tháng 10 âm lịch hằng năm, những phum, sóc của đồng bào Khmer ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long lại rộn rịp vào mùa Oóc Om Bóc - lễ cúng trăng. Theo quan niệm của đồng bào Khmer Nam Bộ, mặt trăng là vị thần cai quản mùa màng. Sau mỗi vụ mùa sản xuất, cần làm lễ cúng trăng để tạ ơn một năm mưa thuận gió hòa, thu hoạch tốt, nhà nhà trong phum, sóc ấm no, hạnh phúc. Trong tiếng Khmer, “Oóc” nghĩa là đút, nuốt hay đút cho ăn; còn “Om Bóc” là cốm dẹp. Lễ hội Oóc Om Bóc là lễ hội “Đút cốm dẹp”, hay lễ cúng trăng. Với đồng bào Khmer, cốm dẹp là loại lễ vật quan trọng nhất, không thể thiếu khi dâng cúng lên thần mặt trăng bên cạnh các loại hoa quả, đặc sản khác do chính người nông dân Khmer làm ra. Khi vầng trăng non trong tháng vừa xuất hiện, từng tốp nam thanh, nữ tú trong phum, sóc thức dậy từ giữa đêm khuya để giã cốm dẹp. Những âm thanh hối hả, nhịp nhàng của nhịp giã chày đôi càng làm cho mùa lễ hội đến nhanh hơn, ai nấy đều nức lòng mong đợi.
Theo đó, đua ghe Ngo là phần hấp dẫn nhất trong lễ hội Ook Om Bok, đây là hoạt động rước đặc trưng của cư dân nông nghiệp lúa nước. Với đồng bào Khmer, ghe Ngo được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh phum sóc. Mỗi chiếc ghe ngo là do một ngôi chùa làm, có một biểu tượng riêng. Việc chọn biểu tượng ghe Ngo liên quan đến địa danh, hay quan niệm truyền thống của mỗi chùa. Biểu tượng ghe đại diện cho một tổ chức, thể hiện quyền uy của chiếc ghe.
Lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào Khmer đã trở thành một ngày hội lớn để mọi người vui chơi, tranh đua tài nghệ, sức mạnh với nhau, là một nét đặc trưng văn hóa của vùng sông nước miền Tây cần được bảo tồn, gìn giữ và phát triển.
Năm 2005, Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo được tổ chức Guinness trao quyết định và bằng công nhận là tỉnh có số lượng ghe và vận động viên tham gia đông nhất Việt Nam. Đồng thời, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng công nhận Lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể để bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, vừa giáo dục giới trẻ về lối sống tích cực của người Khmer.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo 2023
Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 diễn ra trong 3 ngày từ ngày 25-27/11. Trong khuôn khổ Lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí, xúc tiến thương mại như: giải đua ghe Ngo; tổ chức Lễ Cúng Trăng; trình diễn Lôiprotip (Thả Đèn nước) và ghe Cà Hâu; hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền và hội nghị giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa tỉnh Sóc Trăng năm 2023; Liên hoan ẩm thực đường phố “Hương vị Sóc Trăng” lần thứ V năm 2023; Triển lãm ảnh nghệ thuật; Liên hoan tiếng hát Truyền hình tiếng Khmer khu vực Nam Bộ......
Tại Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 cũng diễn ra Lễ công bố xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam đối với Bức tranh lớn nhất Việt Nam làm từ Gạo ST vào 8h sáng ngày 25/11 tại công viên 30/4 (Gạo ST25 đã đoạt giải nhất cuộc thi gạo ngon nhất thế giới năm 2019).
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng, Lễ hội sẽ thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan, theo dõi. Các nội dung chính của Lễ hội sẽ thể hiện sự độc đáo, mang đậm bản sắc, văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng...
Lễ hội tổ chức nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là trong hoạt động văn hóa Lễ hội. Lễ hội còn đáp ứng tâm tư nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng. Đồng thời cũng góp phần thực hiện Dự án 6 về bảo tồn, phát hy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2030.
Các hoạt động của lễ hội nhằm đa dạng hóa các hoạt động kích cầu, quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh Sóc Trăng, thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch, khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia hoạt động du lịch.
(CLO) Ngày 19/1, tại Trung tâm thương mại Vincom Plaza Sơn La đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm sách, báo “Mừng Đảng, mừng Xuân” Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Khát vọng mùa xuân - Niềm tin với Đảng” và Hội Báo Xuân Ất Tỵ 2025.
(CLO) Tối 19/01/2025, câu lạc bộ Hà Nội đã giành chiến thắng 2-0 trước Đà Nẵng tại vòng 10 giải V.League 2024/25. Với 3 điểm có được, đại diện Thủ đô hiện đã có 17 điểm, vượt qua Công an Hà Nội để chiếm lấy vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng giải đấu.
(CLO) Ngày 19/1 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Praha, Cộng hòa Czech, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu tại Czech, gồm: ông Pavel Tykac - Chủ sở hữu của Tập đoàn đầu tư toàn cầu Sev.en Global Investments và Câu lạc bộ bóng đá SK Slavia Praha – đội bóng hàng đầu của Czech; ông Jiri Smejc – Giám đốc Điều hành Tập đoàn quốc tế PPF và ông Radek Pluhar –Giám đốc Điều hành Tập đoàn Home Credit (công ty con của PPF); ông Klaus Zellmer, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Skoda, nhà sản xuất ô tô lớn nhất Cộng hòa Czech.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài nói chung, cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở châu Âu nói riêng tiếp tục đóng góp tích cực cho đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
(CLO) Ngày 19/1/2025, cuộc thi "Tìm kiếm Đại sứ Văn hóa Du lịch nhí Việt Nam" đã chính thức công bố thêm 2 đại sứ là Nguyễn Phương Trà (Thái Nguyên) và Trần Hương Mộc Trà (Hà Nội).
(CLO) Ngày 19/1/2025 tại Langkawi, Malaysia đã diễn ra Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, chính thức khởi động Năm ASEAN 2025. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đã có nhiều đóng góp quan trọng.
(CLO) Ngày 19/1, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến chủ trì buổi gặp mặt vinh danh tập thể, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu, nhân dịp kiều bào về nước tham dự chương trình Xuân quê hương năm 2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 20/1, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù rải rác, trưa chiều trời nắng, sáng và đêm trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.
(CLO) Chiều 19/1, tại Hà Nội, nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thăm, chúc Tết nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.
(CLO) Google đang nổi lên như một đối thủ nặng ký trong cuộc đua AI nhờ vào nghiên cứu mạnh mẽ, dữ liệu tìm kiếm lớn, hệ sinh thái tích hợp và các sản phẩm AI đột phá như Gemini.
(CLO) Một lệnh ngừng bắn được mong đợi từ lâu ở Gaza đã bắt đầu có hiệu lực sau gần ba giờ trì hoãn, do Hamas chậm cung cấp danh sách ba con tin đầu tiên mà họ cam kết trả tự do.
(CLO) Nga đang đối mặt tin đồn ngân hàng sụp đổ khi tín dụng doanh nghiệp tăng 60% trong 2 năm, nhưng nền kinh tế liệu có thực sự đứng bên bờ vực khủng hoảng?
(CLO) Đài phát thanh và truyền hình Na Uy (NRK) gần đây đã bắt đầu thêm phần tóm tắt do AI tạo ra vào nhiều bài viết được đăng trên trang web của mình để thu hút độc giả trẻ tuổi.
(CLO) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp hưu trí xã hội.
(CLO) Chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sắp thực hiện chiến dịch trục xuất hàng loạt những người nhập cư trái phép ngay sau lễ nhậm chức của ông vào ngày 20/1.
(CLO) Ngày 19/1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 thu hút số đông người dân và du khách trong nước tham gia.
(CLO) Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, nhiều cơ sở sản xuất gốm tại làng Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) lại tất bật sản xuất những mẻ gốm, cho ra mắt nhiều sản phẩm hình rắn độc đáo trước thềm năm mới như một điểm nhấn báo hiệu “Tết đến Xuân Sang” đang rất gần với người Việt.
(CLO) Lễ hội Đền Trần Xuân Ất Tỵ 2025 tại Nam Định dự kiến sẽ diễn ra trong 6 ngày (từ 11 - 16 tháng Giêng) với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ được tổ chức đồng loạt.
(CLO) Ngoài hai phố sách nổi tiếng, có lịch sử nhiều năm là phố sách Đinh Lễ và phố sách 19-12, Tết này Hà Nội có thêm phố sách Hạ Hồi, một điểm đến văn hóa tưng bừng ngày Tết.
(CLO) Tối 18/1, tuyến phố ẩm thực Nguyễn Văn Tuyết tại quận Đống Đa, Hà Nội đã khai trương và chính thức đưa vào vận hành. Tuyến phố ẩm thực thứ 3 của TP Hà Nội vinh dự mang tên một trong Tây Sơn thất hổ tướng của nghĩa quân Tây Sơn - danh tướng Nguyễn Văn Tuyết.
(CLO) Những hiện vật tại triển lãm “Nghệ thuật Đông Sơn” góp phần tái hiện đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ, giúp công chúng hiểu rõ hơn về nền tảng văn hóa Việt Nam.
(CLO) Hòa chung vào không khí toàn Đảng, toàn dân đón chào năm mới Ất Tỵ 2025, ngày 17/01/2025, thầy trò trường THCS và THPT M.V. Lô-mô-nô-xốp (Hà Nội) đã tổ chức Lễ hội Văn hóa dân gian mang đậm bản sắc dân tộc với nhiều hoạt động dân gian đầy thú vị, hấp dẫn.
(CLO) Nhiều vật phẩm được người Mường (Hoà Bình) trang trí trên cây nêu với mục đích biểu tượng cho sự may mắn, và được dựng ở nhiều cửa khác nhau trong nhà để bảo vệ gia đình, cầu mong năm mới vạn sự may mắn, bình an.
“Với hạ tầng, hệ sinh thái du lịch hoàn thiện và khả năng tiếp cận thuận tiện, Phú Quốc có thể trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện tầm cỡ thế giới như APEC. Phú Quốc đang ở giai đoạn vàng để phát triển toàn diện”, Phó Chủ tịch thường trực Hội Lữ hành G7 đánh giá.