Ông Vladimir Putin và hành trình 25 năm lãnh đạo nước Nga
(CLO) Ông Vladimir Putin đã giữ vị trí Tổng thống Nga suốt 25 năm, từ một chính trị gia ít tên tuổi trở thành một trong những nhân vật quyền lực bậc nhất thế giới.
Theo dõi báo trên:
(Congluan.vn) -Cuối cùng, sau nhiều năm chờ đợi, Đờn ca tài tử của dân tộc VN đã được UNESCO công nhận, chính thức là di sản thế giới!
Bấy nhiêu cũng đủ để thấy “người ngoài” đã để mắt đến Đờn ca tài tử từ lâu. Còn hiện tại, Đờn ca tài tử vẫn là loại hình nghệ thuật dân tộc được nhiều du khách nước ngoài chọn khám phá, thưởng thức khi đến Việt Nam.
Cho dù Đờn ca tài tử thực sự là loại hình nghệ thuật độc đáo của Việt Nam và khách quốc tế rất thích thú khi khám phá, trải nghiệm trong không gian riêng có của Đờn ca tài tử, nhưng hành trình đưa nghệ thuật Đờn ca tài tử đến với UNESCO cũng còn lắm gian nan.
Dưới góc độ quản lý nhà nước, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ra quyết định số 2681/BVHTTDL, theo đó Viện Âm nhạc Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch 21 tỉnh, thành phố có nghệ thuật Đờn ca tài tử và các cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ “Nghệ thuật Đờn ca tài tử” trình UNESCO ghi vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
GS-TS Trần Văn Khê phân tích: “Theo công ước 2003 thì di sản cần phải có bề dày lịch sử, tư liệu phải dồi dào, hồ sơ cũng dày hơn, nhưng Đờn ca tài tử chỉ mới ra đời hơn 100 năm, vẫn còn quá... trẻ, nên rất khó so với những nghệ thuật hàng trăm năm tuổi. Nhưng theo công ước 2008 về Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thì các yêu cầu đã bớt khắt khe. Trong đó Đờn ca tài tử lại đáp ứng được yêu cầu nổi bật là tính cộng đồng khi nó lan tỏa rất mạnh, sống rất khỏe trong dân gian và không chỉ người miền Nam mà người miền Bắc, miền Trung cũng dành tình cảm cho Đờn ca tài tử”.
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ có rất nhiều triển vọng được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, bởi cơ bản đã đạt hết mọi tiêu chí mà UNESCO đưa ra: có tầm ảnh hưởng văn hóa rộng lớn, giá trị nghệ thuật độc đáo, không nhầm lẫn với bất cứ loại hình âm nhạc nào khác và quan trọng nhất là nghệ thuật Đờn ca tài tử có sức sống mãnh liệt, hiện vẫn đang “sống” và “sống rất khỏe” tại nhiều tỉnh thành Nam bộ.
Hình thành từ cuối thế kỷ 19, Đờn ca tài tử phản ánh rõ nét đời sống, tâm tư, tình cảm của người miền Nam. Đó là sản phẩm của sự giao thoa giữa dòng nhạc cung đình - dòng nhạc đã theo chân các nhạc quan chạy vào Nam theo phong trào Cần Vương - cùng dòng nhạc dân gian nảy sinh trên vùng đất mới trong quá trình đi khai hoang mở cõi. Do đó, nó là “tiếng lòng” của những người ly hương cất lên để giải tỏa nỗi lòng, để tìm bạn tri âm nơi “rừng thiêng nước độc” vì thế cũng buồn da diết mà điệu thức “Oán” là một điển hình, chỉ duy nhất có ở cổ nhạc Nam bộ. Trên vùng đất mới rất cần sự tương thân tương ái, gắn kết lẫn nhau, vì vậy mà Đờn ca tài tử cũng “bình đẳng” hơn hẳn so với ca trù chỉ dành cho bậc trí thức, nhã nhạc chỉ phục vụ cho tầng lớp quý tộc...
Để xây dựng hồ sơ trình UNESCO, đã có 14/21 tỉnh thành có Đờn ca tài tử tiến hành tổ chức các buổi hội thảo, toạ đàm và thu được những kết quả khả quan. Qua điều tra điền dã, nhóm lập hồ sơ đã phát hiện có 24 CLB và 4 dàn nhạc chơi Đờn ca tài tử xuất sắc. Phỏng vấn nghệ thuật được 18 tay đờn, sưu tầm được 8 tập tài liệu của 8 danh cầm và tìm được bài Ngũ châu, bài Tứ bửu bằng chữ nhạc cổ truyền. Đó là những tài liệu quý giá nhất của Đờn ca tài tử, rất cần thiết vào những hạng mục quan trọng của việc lập hồ sơ.
Hội thảo quốc tế ”Đờn ca tài tử và những lối hòa đàn ngẫu hứng” vừa diễn hồi đầu tháng 1 tại thành phố Hồ Chí Minh có thể xem là một trong những bước chuẩn bị cuối cùng trong việc lập Hồ sơ quốc gia Đờn ca tài tử đang được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giao cho Học viện Âm nhạc gấp rút hoàn thành trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Khi Đờn ca tài tử được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Đờn ca tài tử sẽ được nâng lên một tầm cao mới, không chỉ là di sản của người dân Việt Nam mà là của toàn thế giới, được thế giới bảo hộ và gìn giữ. Từ đó mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển đất nước về mọi mặt, trong đó có lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, mỗi người dân Việt Nam lại càng thêm tự hào khi giới thiệu đến bạn bè thế giới hình ảnh một nước Việt Nam giàu đẹp.
(CLO) Ông Vladimir Putin đã giữ vị trí Tổng thống Nga suốt 25 năm, từ một chính trị gia ít tên tuổi trở thành một trong những nhân vật quyền lực bậc nhất thế giới.
(CLO) 3 tháng đầu năm 2025, Cảnh sát giao thông (CSGT) TP HCM phát hiện, xử lý hơn 12.200 trường hợp xe ô tô dừng, đỗ sai quy định, giảm gần 15% so với cùng kỳ năm 2024.
(CLO) Liên quan đến vấn đề thịt lợn và giá thịt lợn hơi tăng cao, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, hiệp hội, doanh nghiệp đánh giá tình hình thị trường; kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, địa phương triển khai các giải pháp đảm bảo cung cầu; kiểm soát khâu trung gian, thực hiện nghiêm các chỉ đạo về điều hành giá...
(CLO) Nga và Ukraine tiếp tục cáo buộc nhau không thực sự nghiêm túc trong các cuộc đàm phán hòa bình khi liên tiếp đổ lỗi về những cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng.
(CLO) Nhằm tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên toàn quốc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành Công văn số 1218/BVHTTDL-DSVH gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị thực hiện nghiêm túc công việc này.
(CLO) Nêu rõ tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí ở một số thành phố lớn, tại một số thời điểm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh cần xây dựng kế hoạch hành động quốc gia để giải quyết tình hình ô nhiễm không khí, xác định mục tiêu từng năm và cả giai đoạn 5 năm.
(CLO) Nga và Triều Tiên đang bước vào giai đoạn cuối cùng để khởi công xây dựng một cây cầu đường bộ bắc qua sông Đồ Môn, nhằm tăng cường kết nối và hợp tác song phương.
(CLO) Tổng công ty IDICO – CTCP (Mã: IDC) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức đợt 2 vào ngày 7/4 tới đây, với tỷ lệ 15% bằng tiền mặt. Ước tính doanh nghiệp sẽ chi ra khoảng 495 tỷ đồng để thực hiện, trong đó hai cổ đông lớn nhất sẽ nhận tổng cộng hơn 170 tỷ đồng.
(CLO) Cầu Quảng Đà có tổng vốn đầu tư hơn 274 tỷ đồng bắc qua sông Yên, nối tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng chính thức thông xe sau hơn 15 tháng thi công.
(CLO) Bộ Y tế đề xuất nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế lên tối thiểu 50% cho học sinh từ lớp 1 tới lớp 12, thay vì 30% như hiện nay.
(CLO) Ngày 27/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 21 và công bố, trao Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
(CLO) Chiều 27/3, Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) đã tổ chức lễ bốc thăm chia bảng Vòng loại Giải vô địch bóng đá nữ châu Á 2026 (Asian Cup nữ 2026). Theo kết quả bốc thăm, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ nằm chung bảng E cùng các đội tuyển Guam, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) và Maldives.
(CLO) Thanh tra Chính phủ vừa có Tờ trình Chính phủ về dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi. Trong đó, Thanh tra Chính phủ đề xuất bỏ thanh tra huyện, thanh tra sở, thanh tra tổng cục.
(CLO) Ngày 27/3, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Quảng Bình thông tin về việc xử lý nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô phân khối lớn vi phạm trật tự an toàn giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A.
(CLO) Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/3, VN-Index giảm 2,28 điểm (-0,17%), dừng ở mức 1.323,81 điểm. Trong bối cảnh hầu hết cổ phiếu ngân hàng giảm giá thì SHB diễn biến nổi bật với mức tăng 3,67%.
(CLO) Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an, tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Trung đoàn 375 (28/3/1975-28/3/2025) và đón nhận Huân chương Chiến công hạng Ba. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự và trao Huân chương Chiến công hạng Ba tặng Trung đoàn 375.
(CLO) Nhằm tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên toàn quốc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành Công văn số 1218/BVHTTDL-DSVH gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị thực hiện nghiêm túc công việc này.
(CLO) Việc tháo dỡ, di dời một số công trình quanh Hồ Hoàn Kiếm nhằm mở rộng không gian văn hóa, vui chơi đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận. Trước những thay đổi mang tính bước ngoặt này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, đã có những chia sẻ sâu sắc với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận về tầm quan trọng của việc quy hoạch không gian công cộng trong quá trình phát triển đô thị của Hà Nội.
(CLO) Tết Thanh minh là dịp lễ quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt, thể hiện lòng kính trọng, biết ơn đối với tổ tiên và những người đã khuất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ cách thức tổ chức cũng như các lễ vật cần chuẩn bị cho ngày này.
(NB&CL) Dù tiếp nối các dòng tranh phương Tây, nhưng những nghệ nhân Việt Nam đã thổi vào sản phẩm tranh kính của mình bản sắc văn hoá Việt, tâm hồn Việt.
(CLO) Hòa nhạc “Đỉnh Vinh quang - From Struggle to Triumph” mang đến những câu chuyện khác nhau nhưng đều có chung một chủ đề: Sự đấu tranh và chiến thắng.
(CLO) Constantin Brancusi là một trong những nhà điêu khắc có ảnh hưởng nhất thế kỷ XX - ông được mệnh danh là "cha đẻ" của nghệ thuật điêu khắc hiện đại.
(CLO) “Dạ hội Cựu sinh viên Thủ đô" năm 2025 sẽ chính thức diễn ra vào chiều tối 12/4/2025 tại khuôn viên trường Đại học Tổng hợp cũ - 19 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
(CLO) Chuỗi sự kiện “Hà Nội Art Fair: Hội làng nghệ “Đa sắc” không chỉ trưng bày các tác phẩm nghệ thuật mà còn mang đến cho công chúng nhiều góc nhìn độc đáo, sáng tạo.
(CLO) Cuối tuần này, tại Hoàng Thành Thăng Long, Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội sẽ tổ chức Lễ hội “Thai Festival: The Pulse of Tradition - Nhịp đập của truyền thống”.
(CLO) Dù đã có cảnh báo từ lực lượng chức năng, hàng trăm người dân và du khách nước ngoài vẫn tiếp tục đổ về khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) để chụp ảnh, lưu giữ khoảnh khắc chia tay tòa nhà Hàm Cá Mập trước khi công trình này bị tháo dỡ.