Đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao A Lưới ‘thoát nghèo’

Thứ năm, 07/12/2023 20:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Từ nguồn vốn đào tạo nghề của Chương trình MTQG 1719, đồng bào DTTS ở vùng cao A Lưới đang “thoát nghèo” bền vững nhờ đi làm việc ở nước ngoài.

A Lưới là huyện biên giới, đặc biệt khó khăn của tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong số 74 huyện nghèo nhất cả nước. Dân số toàn huyện tính đến năm 2022 ước khoảng 53.828 người, gồm 27 dân tộc sinh sống, gồm 5 dân tộc chính là Pa Cô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa Hy và Kinh, trong đó người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 77,09% dân số toàn huyện.  

dong bao dan toc thieu so vung cao a luoi thoat ngheo hinh 1

Người dân ở xã biên giới Quảng Nhâm, huyện A Lưới xây dựng nhà từ nguồn hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719

Điều kiện đặc thù của huyện miền núi khó khăn, xa xôi, tập quán canh tác còn lạc hậu, một số hủ tục vẫn còn tồn tại... khiến đời sống của đồng bào nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Cuối năm 2021, trên địa bàn huyện có 7.022 hộ nghèo, chiếm 49,98%, trong đó hộ nghèo DTTS là 6.556 hộ, chiếm 93,36% tổng số hộ đồng bào DTTS.

Thiếu việc làm cho thu nhập ổn định là nguyên nhân căn bản khiến tỷ lệ hộ nghèo DTTS tại huyện A Lưới còn ở mức cao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, với việc đi xuất khẩu lao động, nhiều lao động ở vùng cao, vùng khó khăn là người DTTS trên địa bàn huyện có thu nhập khá và thoát nghèo. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Giai đoạn 2021-2025, huyện có kế hoạch tổ chức đào tạo nghề cho 1.250-1.500 lao động thuộc hộ nghèo, người DTTS theo chương trình 1956/QĐ-TTg (trong đó đào tạo đại học, cao đẳng nghề 50%, trung cấp nghề 20%, sơ cấp và dạy nghề dưới ba tháng 30%).

A Lưới đang tạo mọi điều kiện, hỗ trợ ổn định việc làm cho lực lượng lao động hiện có với gần 24.400 lao động, giải quyết việc làm mới cho 2.500 lao động. Đặc biệt, xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin thị trường để dự báo “cung - cầu” phục vụ việc hoạch định các chính sách về lao động, việc làm trên địa bàn huyện; kết hợp tổ chức tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động đi làm việc trong nước.

Chính sách tín dụng hỗ trợ lao động đi làm việc nước ngoài có thời hạn, làm việc tại các khu chế xuất công nghiệp trong và ngoài tỉnh cho lao động hộ nghèo, cận nghèo được huyện A Lưới triển khai thực hiện. Mỗi suất đi xuất khẩu lao động được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi 80 triệu đồng/năm. Theo đó, mỗi năm, bình quân mỗi xã có 5 chỉ tiêu đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời được hỗ trợ 250 đến 300 lao động phi nông nghiệp làm việc trong và ngoài tỉnh. Mỗi đoàn thể vận động một năm có ít nhất một lao động đi làm việc nước ngoài. Các địa phương tiếp tục vận động mỗi hộ nghèo có lao động trong độ tuổi thanh niên tham gia học nghề và đi làm các khu công nghiệp ngoài tỉnh.

Theo ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới, từ đầu năm 2023, huyện đã xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động để phục vụ việc hoạch định các chính sách về lao động, việc làm trên địa bàn huyện.

UBND huyện ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho người trong độ tuổi lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đồng thời, phối hợp với các công ty: Daystar, Suleco, Sao Kim, NNL Vinamoto, NNL Thái Bình Dương… để xúc tiến hợp đồng cho người dân đi lao động nước ngoài.

Trong năm 2023, từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện A Lưới tổ chức đào tạo nghề cho trên 1.030 người, đồng thời, thực hiện tốt chính sách tín dụng hỗ trợ lao động đi làm việc nước ngoài có thời hạn, làm việc tại các khu chế xuất công nghiệp trong và ngoài tỉnh cho lao động hộ nghèo, hộ cận nghèo, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Vì vậy, sau các phiên giao dịch việc làm tại các địa phương vùng cao, đồng bào DTTS đã có nhiều thay đổi về lựa chọn việc làm, mang lại thu nhập ổn định.

dong bao dan toc thieu so vung cao a luoi thoat ngheo hinh 2

Chị Hồ Thị Khay đã thoát nghèo nhờ xuất khẩu lao động

Chị Hồ Thị Khay ở xã Hồng Vân là một trông những người mạnh dạn đi xuất khẩu lao động theo “đơn hàng” giúp việc ở Đài Loan. Thu nhập của chị sau khi trừ mọi chi phí sinh hoạt, mỗi tháng, chị được nhận lương 9 triệu đồng. Chị dành dụm, tích lũy hơn 200 triệu đồng sau hai năm lao động ở nước ngoài, khi trở về quê hương, chị mở hàng tạp hóa, ổn định cuộc sống, kinh tế khá giả.

Cũng như chị Khay, chị Bùi Thị Hằng, anh Lê Văn Đua đi lao động ở Đài Loan, anh Hoàng A Xít đi Nhật Bản, anh Hồ Văn Níu đi Romania... Hàng tháng, họ gửi về phụ giúp gia đình từ 15- 20 triệu đồng.

Tương tự, chị Hằng (thôn Talo Hố, xã biên giới Hồng Vân) xuất khẩu lao động theo hợp đồng 3 năm, gia đình chị đã sửa sang nhà cửa khang trang. Bây giờ, tiền kiếm được đã được đầu tư vào việc trồng keo, tràm, vươn lên làm giàu bền vững.

Cách đó không xa, từ số tiền đi xuất khẩu lao động gửi về, vợ chồng anh Kia (thôn Kê, xã biên giới Hồng Vân) đã cải tạo vườn, xây hàng rào, trồng chuối, trồng keo...

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững trong vùng đồng bào DTTS, tỉnh Thừa Thiên Huế xác định xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp thiết thực trong việc tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Vì thế, hằng năm, tỉnh đã chỉ đạo sở, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xuất khẩu lao động.

Đồng thời, tỉnh xây dựng kế hoạch rà soát, thống kê danh sách số người nằm trong độ tuổi lao động, tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu đi xuất khẩu lao động. Trên cơ sở đó, chủ động phối hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với khả năng, năng lực của người lao động và đúng pháp luật.

dong bao dan toc thieu so vung cao a luoi thoat ngheo hinh 3

Nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế giúp đồng bào DTTS A Lưới vươn lên thoát nghèo

Có thể thấy, xuất khẩu lao động là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đã được các địa phương đẩy mạnh triển khai. Thực tế cho thấy, cuộc sống của nhiều hộ gia đình có người thân đi xuất khẩu lao động đúng pháp luật đến nay ở các địa phương đều được cải thiện đáng kể, bà con có điều kiện sửa sang, xây mới nhà ở, mua đồ dùng sinh hoạt và tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Cảnh sát bắt giữ 4 tàu cát tặc trên sông Hồng

Cảnh sát bắt giữ 4 tàu cát tặc trên sông Hồng

(CLO) Tổ công tác của Thuỷ đoàn I vừa chủ trì phối hợp với các đơn vị bắt giữ 4 tàu cát tặc trên sông Hồng.

Đời sống
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh Tây Bắc

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh Tây Bắc

(CLO) Theo cơ quan khí tượng trong 3-6 giờ tới, các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm. Mưa lớn có nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Đời sống
Nam Định: Người đàn ông bị sét đánh tử vong khi đang đi xe máy trên đường

Nam Định: Người đàn ông bị sét đánh tử vong khi đang đi xe máy trên đường

(CLO) Người đàn ông đang điều khiển xe máy di chuyển trên đường thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định thì bất ngờ bị sét đánh trúng, ngã tử vong.

Đời sống
Vườn Quốc gia Cúc Phương được vinh danh 'Vinh quang Việt Nam 2024'

Vườn Quốc gia Cúc Phương được vinh danh 'Vinh quang Việt Nam 2024'

(CLO) Vườn Quốc gia Cúc Phương là 1 trong 10 tập thể được vinh danh tại sự kiện 'Vinh quang Việt Nam 2024' với chủ đề '20 năm khơi nguồn sức mạnh Việt Nam'.

Đời sống
Lào Cai: Bắt được 2 con khỉ quý lạc vào vườn nhà bàn giao cho kiểm lâm

Lào Cai: Bắt được 2 con khỉ quý lạc vào vườn nhà bàn giao cho kiểm lâm

(CLO) Hạt kiểm lâm huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) cho biết đây là loài thú hoang nằm trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Đời sống