Festival Huế 2022:

Dư âm "Sắc màu văn hóa" khiến du khách thêm háo hức đón chờ "Hoàng Cung giao hòa"

Thứ tư, 29/06/2022 10:18 AM - 0 Trả lời

(CLO)Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” vừa khép lại sau 3 ngày diễn ra sôi động, độc đáo và hấp dẫn. Hôm nay (29/6), ngày thứ năm của tuần lễ Festival Huế 2022 tiếp tục diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi và hấp dẫn tại nhiều địa điểm khác nhau.

Chiều 28/6, Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” tiếp tục diễn ra với chương trình biểu diễn nghệ thuật đến từ các đoàn nghệ thuật dân gian. Khác với những tiếng đàn hát sôi động những ngày trước, các đoàn nghệ thuật dân gian đã kể câu chuyện văn hóa làng xã, nơi đó có những phong tục, lễ hội đặc sắc vốn riêng có của xứ sở mình.

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” diễn ra hấp dẫn ngày 28/6

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” diễn ra hấp dẫn ngày 28/6

Hàng nghìn người dân Huế và du khách được chứng kiến nhiều tiết mục biểu diễn hấp dẫn của các nghệ sĩ từ các đoàn nghệ thuật trên cả nước

Hàng nghìn người dân Huế và du khách được chứng kiến nhiều tiết mục biểu diễn hấp dẫn của các nghệ sĩ từ các đoàn nghệ thuật trên cả nước

Các nghệ sĩ biểu diễn lễ hội Aza Koond đến từ đồng bào Pa Kô huyện vùng cao A Lưới

Các nghệ sĩ biểu diễn lễ hội Aza Koond đến từ đồng bào Pa Kô huyện vùng cao A Lưới

 Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” đã khép lại sau 3 ngày diễn ra sôi động, độc đáo và hấp dẫn.

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” đã khép lại sau 3 ngày diễn ra sôi động, độc đáo và hấp dẫn.

Có 5 trong 8 đoàn nghệ thuật biểu diễn các lễ hội dân gian của Huế về tham dự chương trình lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa”. Trong đó có nhiều đoàn đến từ các làng quê thuộc các huyện Quảng Điền, Phong Điền, A Lưới. Mỗi đoàn kể một câu chuyện văn hóa bằng những làng điệu dân ca, những điệu nhảy truyền thống, tái hiện cảnh làm nghề cũng như đời sống sinh hoạt… Có thể kể đến màn biểu diễn tái hiện lễ hội Aza Koond đến từ đồng bào Pa Kô huyện vùng cao A Lưới, lễ tái hiện cảnh đánh bắt của ngư dân miệt biển Thuận An, đoàn hát Bả Trạo của huyện Quảng Điền, múa Thiên hạ thái bình và hát sắc bùa đến từ Phong Điền.

Nhiều người dân và du khách tỏ ra thích thú bởi ngoài các đoàn nghệ thuật đến từ các nước, các tỉnh, năm nay sự góp mặt của các đoàn nghệ thuật đến từ các làng quê trên địa bàn tạo nên sự mới lạ. “Để lại ấn tượng với tôi đó là hoạt cảnh tái hiện cảnh đánh bắt của ngư dân Thuận An. Một không khí lễ hội sôi động, đậm màu sắc và phong cách của miền biển. Cảnh chiếc thuyền bủa lưới, kéo lưới và thu về những con cá rất sinh động”, chị Nguyễn Vy, TP. Huế cho hay.

Như vậy, Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” đã khép lại sau 3 ngày diễn ra sôi động, độc đáo và hấp dẫn.

Ngoài ra, trong ngày 28/6 còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa ấn tượng khác như nghệ thuật Tuồng Huế lần đầu tiên được quảng diễn trên đường phố; chương trình “Chợ quê ngày hội”, Lễ hội 100 món ngon đường phố, các chương trình biểu diễn văn nghệ của các nghệ sĩ trong và ngoài nước…

Tại sân khấu Quốc Tử giám, Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế với các tiết mục đặc sắc như trống hội, tốp ca, đơn ca, điệu múa, hát múa… về Huế, tình yêu quê hương, đất nước. Sau đó, không khí được thay đổi bằng những điệu nhảy sôi động của nhóm Nine Family.

Nghệ sĩ Konoba - người được mệnh danh là nghệ sĩ triệu view từ Vùng Wallonie-Bruxelles, Bỉ đã có đêm biểu diễn thứ 2 trong khuôn khổ Festival Huế tại sân khấu Công viên 3/2.

Tối 28/9, đêm đầu tiên Đại Nội mở cửa miễn phí phục vụ du khách và công chúng tham quan về đêm. Ngay trong đêm đầu, rất đông du khách đã chọn Đại Nội là điểm đến.

Các nghệ sĩ biểu diễn các tiết mục văn hóa dân gian tại khu vực Quốc tử giám

Các nghệ sĩ biểu diễn các tiết mục văn hóa dân gian tại khu vực Quốc tử giám

Theo chương trình, điểm nhấn của Festival Huế 2022 trong ngày hôm nay gồm:

- Chương trình Hoàng Cung giao hòa, 20h00 tại Đại Nội (hoạt động mở cửa miễn phí Đại Nội vào ban đêm từ 18h30 - 21h00);

- Chương trình biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế: + Ban nhạc Kid Francescoli – Pháp (19h30 tại bia Quốc Học);

+ Ban nhạc España te quiero - Tây Ban Nha (19h30 tại Công viên 3/2);

+ Đoàn ca múa nhạc dân gian Belogorie – Nga (19h30 tại Quốc Tử giám);

+ Liên đoàn Xiếc Việt Nam (19h30 tại đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu);

+ Da LAB Band (20h45 tại Bia Quốc học); Chillies Band (20h45 tại Công viên 3/2);

+ Đoàn ca múa nhạc Dân tộc Đắk Lắk (20h45 tại Quốc Tử giám).

Quang Hùng-Hoài Đức

Bình Luận

Tin khác

Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

Khảo cứu về lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam

(CLO) Chặng đường lịch sử 220 năm Quốc hiệu Việt Nam đã khẳng định vị thế của một đất nước độc lập, thống nhất.

Đời sống văn hóa
Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

(CLO) Phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh vừa mới tổ chức khai hội Đền Đô truyền thống Xuân Giáp Thìn - 2024, kỷ niệm 1014 năm ngày vua Lý Thái Tổ đăng quang.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang vừa mới tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Bảo tàng tỉnh.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

(CLO) Triển lãm nhiếp ảnh Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024) sẽ được tổ chức vào ngày mai (24/4). Hiện, các công việc chuẩn bị cho Triển lãm đã cơ bản hoàn tất.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong Lễ hội Tràng An 2024

Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong Lễ hội Tràng An 2024

(CLO) Ngày 23/4, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường và Ban Quản lý danh thắng Tràng An (Ninh Bình) đã tổ chức tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội Tràng An "Về miền di sản Tràng An 2024".

Đời sống văn hóa