(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, về xác định tổng mức đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận dự kiến sơ bộ con số chưa phải chính xác nhưng chắc chắn cũng phải hàng tỷ đô. Còn phải tùy thuộc vào quy mô, vị trí, yêu cầu công nghệ và cả yêu cầu về vấn đề an toàn.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 diễn ra chiều 7/12, đại diện Bộ Công Thương đã thông tin về việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; trong đó có thuận lợi, thách thức đặt ra cũng như lợi ích của dự án này.
Lựa chọn chủ đầu tư đặc biệt quan trọng
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, ngày 30/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết với chủ trương tiếp tục thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, bên cạnh đó cũng cho nghiên cứu các chương trình phát triển điện hạt nhân.
Với dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Bộ đã nghiên cứu, rà soát, báo cáo lên Chính phủ, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở được sự đồng ý về mặt chủ trương của Trung ương và gần đây Quốc hội cũng đã thống nhất nội dung này. Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành có liên quan và Bộ Công Thương chủ trì nghiên cứu, báo cáo với Chính phủ. Trong đó, có mấy nội dung quan trọng.
Cụ thể, trước hết, phải hoàn thiện thể chế pháp luật. Theo ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, tại kỳ họp vừa rồi của Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực sửa đổi, trong đó có nội dung liên quan đến việc phát triển điện hạt nhân. Bên cạnh đó, trong tuần này, Chính phủ họp đã thông qua dự kiến và sẽ báo cáo với Quốc hội để sửa đổi Luật về năng lượng nguyên tử, cũng là một cơ sở liên quan đến các vấn đề nội dung cơ bản, liên quan đến công nghệ, vấn đề an toàn trong phát triển điện hạt nhân.
Cùng với đó, có các hệ thống pháp luật khác có liên quan đến đầu tư, xây dựng, an toàn, bảo vệ môi trường… Tất cả những cơ sở pháp lý như vậy hội tự đủ để thực hiện.
Thứ hai, Bộ Công Thương đã tham mưu với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân và Tổ công tác để tiếp tục khởi động chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Ban chỉ đạo dự kiến do đồng chí Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban và một Phó Trưởng ban là Phó Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, sẽ các thành viên gồm các Bộ trưởng các ngành có liên quan. Tổ công tác thực hiện theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo và dự kiến sẽ gồm đại diện của các bộ, ngành có liên quan và đặc biệt là có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học về phát triển điện hạt nhân. Tổ trưởng Tổ công tác sẽ là Bộ trưởng Bộ Công Thương. Đấy là thiết chế để triển khai, thực hiện.
Ngoài ra, để có thể triển khai được, Bộ Công Thương sẽ sớm trình các cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Quy hoạch điện VIII. Đây là một cơ sở pháp lý cơ bản trong vấn đề cụ thể hóa chủ trương của Quốc hội, của Trung ương.
"Chúng tôi cũng sẽ kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để lựa chọn chủ đầu tư trong vấn đề triển khai thực hiện nhà máy điện hạt nhân. Việc lựa chọn chủ đầu tư là một nội dung rất quan trọng, vì đây là chủ thể rất đặc biệt tổ chức triển khai toàn bộ quá trình liên quan, từ nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và vận hành nhà máy điện", ông Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, một điểm cơ bản nhưng cũng rất quan trọng liên quan đến địa phương. Bộ đã đề nghị lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận nghiên cứu và sớm tạo điều kiện có mặt bằng sạch cũng như tạo được sự đồng thuận của người dân địa phương để thuận lợi nhất cho quá trình triển khai dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận.
Thách thức về lựa chọn công nghệ
Đặc biệt, về xác định tổng mức đầu tư, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương phụ thuộc vào nhiều yếu tố. "Hiện tại, chúng tôi dự kiến sơ bộ con số chưa phải chính xác nhưng chắc chắn cũng phải hàng tỷ đô. Còn phải tùy thuộc vào quy mô, vị trí, yêu cầu công nghệ và cả yêu cầu về vấn đề an toàn", ông Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết.
Về thuận lợi, theo ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, cơ bản hiện nay đã đạt được sự đồng thuận rất cao, cho nên có rất nhiều thuận lợi. Trong quá trình triển khai, dự án này thực chất đã được xem xét, có chủ trương nhưng sau đó tạm dừng vì một số lý do khách quan và bây giờ lại tiếp tục triển khai. Do đó cũng đã có quá trình chuẩn bị nhất định, đây là một thuận lợi rất lớn.
Bên cạnh đó, cũng có một số thách thức, đó là câu chuyện lựa chọn công nghệ, đó là đảm bảo an toàn và đó là góc độ có thể xảy ra sự cố hay không.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, có một thách thức nữa mà nếu đạt được thì rất yên tâm, đó là khuyến nghị của các tổ chức quốc tế và đặc biệt là các khuyến cáo của các cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế. Đây là tiêu chuẩn chung.
"Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chúng ta sẽ từng bước thận trọng thực hiện được việc này. Hiện nay công nghệ rất tiên tiến, có rất nhiều công nghệ mới và đảm bảo an toàn ngày càng cao", ông Nguyễn Sinh Nhật Tân nói.
Có 3 lợi ích lớn
Về lợi ích, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, khi tái khởi động dự án thì có rất nhiều lợi ích. Nhưng tựu chung lại, có 3 lợi ích:
Thứ nhất, Việt Nam tạo được nguồn năng lượng nền, sạch, đáp ứng được tiêu chuẩn kép hiện nay trong xu thế phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo. Nếu không có năng lượng nền để đáp ứng, phục vụ, cân đối lại nguồn điện thì rất nguy hiểm. Nên với sự phát triển của điện hạt nhân cùng với các nguồn điện xanh, sạch khác, đây là điều kiện tốt đảm bảo lợi ích liên quan đến an ninh năng lượng cũng như đáp ứng được tiêu chuẩn kép vừa là nền, vừa xanh sạch
Thứ hai, có một nguồn năng lượng an toàn để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, không chỉ ở Ninh Thuận mà còn vùng xung quanh và đáp ứng nhu cầu toàn quốc. Thậm chí, tương lai với sự phát triển mạnh về năng lượng tái tạo, năng lượng xanh sạch, chúng ta còn hướng tới xuất khẩu.
Thứ ba, tạo động lực để Việt Nam có một nền công nghệ, khoa học cao, đặc biệt là khoa học năng lượng nguyên tử. Đây là khoa học nền tảng và tương lai còn phát triển, kéo theo cả một ngành công nghiệp cũng như nguồn nhân lực cao để phát triển đất nước.
(CLO) Ngày 25/1, thông tin xác nhận từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương, đơn vị vừa giám sát việc tiêu hủy 1.430 kg táo đỏ khô là hàng hóa nhập lậu đã biến chất tại TP Hải Dương.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 26/1 (27 Tết), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi và dông, trời rét đậm, vùng núi Bắc Bộ rét hại do ảnh hưởng đợt không khí lạnh tăng cường. Trung Trung Bộ mưa rào, cục bộ có nơi mưa to. Nam Bộ không mưa, sáng sớm có sương mù, ngày nắng.
(CLO) Ngày 25/1, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Đặng Công Hoàng (SN 1978, trú tại quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Dữ liệu vệ tinh cho thấy cuộc giao tranh tại nhà máy lọc dầu al-Jaili, cách thủ đô Khartoum của Sudan khoảng 60 km, đã khiến khu phức hợp rộng lớn này chìm trong biển lửa.
(CLO) Ngày 24/1, chính quyền thủ đô Bangkok của Thái Lan đã ra lệnh đóng cửa 352 trường học trên toàn thành phố do mức độ ô nhiễm không khí tăng cao, đạt mức nghiêm trọng nhất trong vòng 5 năm qua.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố vào thứ Sáu rằng ông sẽ hợp tác với Thống đốc California Gavin Newsom để dập tắt cháy rừng ở Los Angeles, sau khi từng đề xuất loại bỏ Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA).
(CLO) Nhập dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 25/1, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm, dâng hương, dâng hoa tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo tỉnh An Giang.
(CLO) Công an TP.Hà Nội vừa có thông báo phân luồng giao thông để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trong thời gian diễn ra Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long”.
(CLO) Ngày 25/1, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Cần Thơ cho biết, đã bắt tạm giam và khám xét nơi ở của 2 bị can Nguyễn Thanh Phú và Đỗ Đoàn Thiên Vương, cựu cán bộ tín dụng ngân hàng để điều tra về hành vi "Nhận hối lộ", theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015.
(CLO) Ban Tổ chức Trung ương đã công bố Quyết định số 1823-QĐNS/TW ngày 17/1/2025 của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
(CLO) Mới đây (ngày 24/1/2025), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách tăng cường công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước một số lưu vực sông.
(CLO) Ngày 25/1, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và lãnh đạo tỉnh Đồng Nai.
(CLO) Ngày 25/1, Công an TP Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ xác minh, làm rõ và bắt giữ đối tượng Hoàng Trung Nghĩa về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Nhập dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 25/1, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm, dâng hương, dâng hoa tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, lãnh đạo tỉnh An Giang.
(CLO) Ban Tổ chức Trung ương đã công bố Quyết định số 1823-QĐNS/TW ngày 17/1/2025 của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
(CLO) Mới đây (ngày 24/1/2025), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách tăng cường công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước một số lưu vực sông.
(CLO) Về việc xây dựng Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Bộ Giao thông vận tải đã tiến hành kỷ luật một số cán bộ, song Bộ phải tiếp tục làm rõ, xử lý ngay người có trách nhiệm cao hơn với các công việc bị chậm trễ, khẩn trương báo cáo Thủ tướng.
(CLO) Ngày 25/1, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và lãnh đạo tỉnh Đồng Nai.
(CLO) Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động nghiên cứu, ban hành và triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích, khen thưởng, ưu tiên đề bạt, bổ nhiệm các công chức có năng lực nổi trội, đề xuất nhiều ý tưởng, sáng kiến cải cách hành chính đóng góp vào sự phát triển của ngành, lĩnh vực và tổ chức.
(CLO) Mới đây (ngày 24/1/2025), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 231/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa. Thời gian thí điểm nuôi biển công nghệ cao đến hết năm 2029.
(CLO) Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 đặt mục tiêu: Công suất các nhà máy điện từ nguồn sinh khối, chất thải rắn đến năm 2030 đạt 2.270 MW, tương ứng 1,5% tổng công suất các nhà máy điện.
(CLO) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội xây dựng và cung ứng dịch vụ sàn giao dịch các-bon trong nước theo yêu cầu nghiệp vụ về tổ chức, quản lý thị trường và các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng.
(CLO) Ngày 24/1/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 230/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Theo quyết định, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng.