Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều nội dung phức tạp, cần nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng

Thứ ba, 24/05/2022 10:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, yêu cầu sửa đổi Luật Đất đai là rất cấp thiết. Tuy nhiên, đây là dự án luật lớn, có nhiều nội dung phức tạp, cần nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng.

Lùi thời hạn trình Quốc hội Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đến khi có chỉ đạo của Trung ương

Trình bày Tờ trình tóm tắt về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 trước Quốc hội sáng nay (24/5), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nêu rõ: Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị việc lập Chương trình năm 2023, điều chỉnh Chương trình năm 2022 cần bảo đảm thực hiện nghiêm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật BHVBQPPL).

du an luat dat dai sua doi co nhieu noi dung phuc tap can nghien cuu chuan bi ky luong hinh 1

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng.

Về điều chỉnh Chương trình năm 2022, ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, trên cơ sở xem xét đề nghị, ý kiến tham gia thẩm tra và theo quy định tại Điều 51 của Luật BHVBQPPL, UBTVQH đã quyết định bổ sung vào Chương trình năm 2022 các dự thảo Nghị quyết của Quốc hội gồm: Nghị quyết về kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa để Chính phủ kịp chuẩn bị hồ sơ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 3 theo quy trình tại một kỳ họp.

Đối với các dự án còn lại, UBTVQH báo cáo và đề nghị Quốc hội cho điều chỉnh, cụ thể là:

1. Đổi tên dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thành dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật.

2. Bổ sung dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) vào Chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4 theo quy trình tại một kỳ họp.

3. Bổ sung 05 dự án luật, bao gồm: Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự vào Chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4.

4. Về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình Quốc hội đối với dự án Luật này đến khi có chủ trương, định hướng, chỉ đạo của Trung ương về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai.

Đáng chú ý, về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, UBTVQH nhận thấy, yêu cầu sửa đổi Luật Đất đai là rất cấp thiết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật; đáp ứng yêu cầu huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, tạo cơ sở để sửa đổi, bổ sung đồng bộ, khắc phục những hạn chế, bất cập trong các văn bản luật khác có liên quan.

Tuy nhiên, đây là dự án luật lớn, có nhiều nội dung phức tạp, cần nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng. Mặt khác, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII (tháng 5/2022) mới tiến hành tổng kết thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW để ban hành Nghị quyết mới nên cần có thêm thời gian để nghiên cứu, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, hoàn thiện dự án Luật.

“Do đó, đề nghị Quốc hội cho phép lùi thời hạn trình dự án Luật này từ kỳ họp thứ 3 sang kỳ họp thứ 4 và vẫn giữ quy trình xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp Quốc hội, tức là cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thứ 5, thông qua tại kỳ họp thứ 6”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị.

du an luat dat dai sua doi co nhieu noi dung phuc tap can nghien cuu chuan bi ky luong hinh 2

Quang cảnh Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.

Trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 đối với 7 dự án, dự thảo

Đối với dự kiến Chương trình năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, UBTVQH trình Quốc hội như sau: Thứ nhất, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 đối với 7 dự án, dự thảo, trong đó 06 luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4.

Các dự án, dự thảo bao gồm: (1) Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); (2) Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); (3) Luật Giá (sửa đổi); (4) Luật Đấu thầu (sửa đổi); (5) Luật Hợp tác xã (sửa đổi); (6) Luật Phòng thủ dân sự và (7) dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 được Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình tại một kỳ họp.

Thứ hai, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5, thông qua tại kỳ họp thứ 6 đối với 06 dự án luật, bao gồm: 04 dự án luật, gồm (1) Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và 03 dự án là (2) Luật Viễn thông (sửa đổi); (3) Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); (4) Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự như tiến độ do Chính phủ đề xuất.

Hai dự án luật, gồm: (1) Luật Nhà ở (sửa đổi) và (2) Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Chính phủ đề nghị trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4, thông qua tại kỳ họp thứ 5. UBTVQH nhận thấy, nhiều chính sách mà Chính phủ trình trong hồ sơ đề nghị xây dựng 02 dự án luật này có nội dung liên quan chặt chẽ đến các chính sách trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Do đó, để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của 02 luật này với Luật Đất đai (sửa đổi), đề nghị bổ sung 02 dự án luật này vào Chương trình năm 2023, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 cùng thời điểm thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).

Thứ ba, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 đối với 02 dự án luật, bao gồm: (1) Luật Lưu trữ (sửa đổi) và (2) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) như tiến độ do Chính phủ đề xuất.

Ngoài các dự án nêu trên, Chính phủ còn đề nghị bổ sung 05 dự án luật vào Chương trình năm 2022, 01 dự án luật đưa vào Chương trình năm 2023.

Trước Quốc hội, ông Hoàng Thanh Tùng nêu rõ: UBTVQH đề nghị các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác quan tâm chỉ đạo và quyết liệt triển khai thực hiện để phát huy các kết quả tích cực đã đạt được, khắc phục các hạn chế, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và năm 2023.

Cùng với đó, bám sát và thực hiện nghiêm túc Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị, Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của UBTVQH, gắn kết chặt chẽ quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật với việc hoàn thành các nhiệm vụ lập pháp được giao; không ngừng nâng cao chất lượng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và khả thi của các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Hải Dương: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng

Hải Dương: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng

(CLO) Ngày 28/3, tại Trung tâm Văn hóa xứ Đông, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Tin tức
Ban hành kế hoạch Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

Ban hành kế hoạch Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

(CLO) Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; trong đó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Hằng năm, tổ chức, triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”

Tin tức
Tập trung nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi

Tập trung nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán, đặc biệt tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đáp ứng tiêu chí nâng hạng.

Tin tức
Kiểm soát việc tận thu khoáng sản từ nạo vét, duy tu luồng hàng hải, đường thủy nội địa

Kiểm soát việc tận thu khoáng sản từ nạo vét, duy tu luồng hàng hải, đường thủy nội địa

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh cần thiết phải quy định rõ ràng, minh bạch và kiểm soát việc tận thu các sản phẩm (cát, sỏi, khoáng sản…) từ hoạt động nạo vét để đảm bảo hiệu quả chung, tránh việc lạm dụng chính sách gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, an toàn, môi trường, cảnh quan.

Tin tức
Việt Nam và các nhà tài trợ hài hoà hoá thủ tục để rút ngắn thời gian triển khai dự án ODA

Việt Nam và các nhà tài trợ hài hoà hoá thủ tục để rút ngắn thời gian triển khai dự án ODA

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang mong muốn Việt Nam và các nhà tài trợ vốn ODA và vốn vay ưu đãi cần phối hợp chặt chẽ để chia sẻ, thấu hiểu và cùng nỗ lực hài hoà hoá thủ tục để hai bên cùng thắng khi rút ngắn được thời gian chuẩn bị và triển khai các dự án.

Tin tức