Dự án vệ tinh đưa Trung Quốc, Mỹ và Nga xích lại với nhau

Thứ hai, 26/09/2022 18:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà khoa học vũ trụ Trung Quốc đang hợp tác với các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới để phát triển vệ tinh có kích cỡ bằng hộp giày nhằm nghiên cứu các mối đe dọa lớn đối với hành tinh, từ biến đổi khí hậu đến bức xạ vũ trụ.

Hơn một chục quốc gia, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga và Brazil, sẽ xây dựng mạng lưới vệ tinh để thu thập và chia sẻ dữ liệu từ các quỹ đạo khác nhau.

Daniel Baker từ Đại học Colorado - Boulder ở Mỹ, cho biết không quốc gia nào có thể nên đi một mình khi đề cập đến những vấn đề phức tạp như vậy. “Tôi rất vui vì chúng ta không chỉ tiến hành khoa học cơ bản mà còn giải quyết các vấn đề có hậu quả thực sự đối với con người", ông cho biết.

du an ve tinh dua trung quoc my va nga xich lai voi nhau hinh 1

Cho đến nay, nhiều quan sát không gian là đơn điểm. Ảnh: Shutterstock

Các vệ tinh sẽ được nhóm lại theo các chòm sao để cung cấp cho các nhà khoa học bức tranh lớn hơn bằng cách kết hợp dữ liệu từ nhiều tàu vũ trụ cùng một lúc, thay vì dựa vào các quan sát đơn điểm của các sứ mệnh trong quá khứ.

“Cách tiếp cận trước đây dẫn đến sự không chắc chắn và mơ hồ về việc liệu những thứ chúng ta đo lường tại một điểm cụ thể có đại diện cho các đặc điểm của toàn bộ hệ thống hay không”, Baker nói và cho biết thêm rằng dự án có thể thực hiện được nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ vệ tinh nhỏ và rẻ.

Baker cho biết các vệ tinh nhỏ sẽ không chỉ cách mạng hóa cách thức tiến hành khoa học vũ trụ đối với các quốc gia không gian lớn như Mỹ, Trung Quốc và Nga, mà còn mở rộng năng lực cho các quốc gia mới nổi ở các khu vực như Nam Mỹ và châu Phi.

Dự án được tổ chức bởi Ủy ban Nghiên cứu Không gian (Cospar) ở Paris, một tổ chức được thành lập vào năm 1958 và mở cửa cho tất cả các quốc gia. Wu Ji, một nhà khoa học vũ trụ cấp cao tại Bắc Kinh và là thành viên của nhóm đặc nhiệm Cospar của dự án cho biết: “Cospar cung cấp một nền tảng trung lập để các quốc gia làm việc cùng nhau trong các tình huống địa chính trị khó khăn".

Amal Chandran, phó chủ tịch nhóm đặc nhiệm Cospar và cựu giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vệ tinh tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết nước này tâm đến mục tiêu khoa học của dự án và có thể đóng vai trò như một cầu nối giữa các quốc gia.

Chandran nói: “Là một quốc gia trung lập có quan hệ tốt với các quốc gia ở phương Tây và phương Đông, Singapore có vị trí tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và phát triển chung về tàu vũ trụ, phương tiện phóng tàu vũ trụ, v.v.”. Ông cho biết một thách thức lớn đối với dự án là nhận được tài trợ từ các cơ quan chính phủ và biến nó thành một nỗ lực quốc tế thực sự.

Mai Anh (theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Anh tuyên bố viện trợ thêm cho Ukraine

Thủ tướng Anh tuyên bố viện trợ thêm cho Ukraine

(CLO) Thủ tướng Anh Rishi Sunak công bố sẽ tăng 500 triệu bảng Anh (617 triệu USD) viện trợ quân sự cho Ukraine trong chuyến thăm Ba Lan vào thứ Ba (23/4).

Thế giới 24h
Thêm các cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa nhắm vào lực lượng Mỹ ở Iraq

Thêm các cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa nhắm vào lực lượng Mỹ ở Iraq

(CLO) Lực lượng Mỹ ở Iraq và Syria phải đối mặt với hai cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV chứa thuốc nổ trong vòng chưa đầy 24 giờ, theo các nguồn tin an ninh Iraq và các quan chức Mỹ nói với Reuters hôm thứ Hai.

Thế giới 24h
Lũ lụt bất thường ở Quảng Đông (Trung Quốc), video cho thấy cây cầu bị cuốn trôi

Lũ lụt bất thường ở Quảng Đông (Trung Quốc), video cho thấy cây cầu bị cuốn trôi

(CLO) Lũ lụt đã tràn ngập nhiều thành phố ở vùng đồng bằng sông Châu Giang đông dân cư phía nam Trung Quốc sau những trận mưa kỷ lục.

Thế giới 24h
Nga tăng cường không kích, ông Biden hứa sớm chuyển vũ khí phòng không cho Ukraine

Nga tăng cường không kích, ông Biden hứa sớm chuyển vũ khí phòng không cho Ukraine

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Hai nói với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng Mỹ sẽ gửi vũ khí phòng không cho Ukraine ngay sau khi Thượng viện nước này phê chuẩn gói viện trợ 61 tỷ USD.

Thế giới 24h
Triều Tiên lần đầu tập trận mô phỏng 'kích hoạt hạt nhân'

Triều Tiên lần đầu tập trận mô phỏng 'kích hoạt hạt nhân'

(CLO) Triều Tiên đã thực hiện cuộc tập trận phản công hạt nhân đầu tiên để mô phỏng hệ thống “kích hoạt hạt nhân” do nhà lãnh đạo Kim Jong Un chỉ đạo, theo hãng thông tấn KCNA của nước này cho biết vào thứ Ba (23/4).

Thế giới 24h