Du lịch Đông Nam Á, chưa kịp mừng đã phải lo

Thứ bảy, 05/03/2022 15:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khi cả thế giới, nhất là các quốc gia giàu tiềm năng du lịch ở Đông Nam Á, đang háo hức về một sự hồi phục sau đại dịch Covid-19, thì cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine xảy ra. Có thể nói, biến cố này đã tác động đến mọi mặt toàn cầu, đặc biệt cản trở sự hồi sinh của ngành du lịch ĐNÁ.

Tác động từ cuộc xung đột

Các số liệu trong ngành du lịch sau cuộc xung đột ở Ukraine đang làm trật bánh sự phục hồi được mong đợi của các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch ở Đông Nam Á, kể cả khi các hạn chế cuối cùng của Covid-19 đang dần được dỡ bỏ trong khu vực.

du lich dong nam a chua kip mung da phai lo hinh 1

Người Nga đã chiếm một lượng lớn khách du lịch ở Bali, Indonesia trong đại dịch.

Philippines, Lào, Campuchia và Thái Lan hiện đã mở cửa cho khách du lịch đã tiêm chủng Covid-19 đầy đủ, mặc dù với các quy trình tốn kém và rườm rà. Indonesia gần đây đã thông báo sẽ khởi động lại du lịch không có kiểm dịch ở Bali vào ngày 14 tháng 3, trong khi Việt Nam dự kiến mở cửa trở lại cho khách du lịch quốc tế từ ngày 15 tháng 3.

Trước đó, một cuộc khảo sát gần của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) từng cho thấy gần 2/3 các chuyên gia du lịch kỳ vọng vận may của họ sẽ cải thiện trong năm nay nhờ nới lỏng các hạn chế biên giới và dữ liệu tích cực từ năm 2021.

UNWTO cũng cho biết, doanh thu du lịch toàn cầu cho năm 2021 đạt 1,9 nghìn tỷ USD, tăng 19% so với năm trước. Trong khi đó theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, lưu lượng hành khách toàn cầu 2021 chỉ thấp hơn 58% so với năm 2019, tức trước khi đại dịch diễn ra. 

Nhưng cuộc chiến ở Ukraine, các lệnh trừng phạt đối với Nga và các hạn chế về không phận đang thay đổi tất cả. Ít nhất, nó đã làm giảm dự đoán ở một khu vực mà người Nga vốn thường là nhóm du khách lớn nhất và chi tiêu nhiều nhất cho nhiều điểm đến hàng đầu trong thời kỳ đại dịch.

Theo Cơ quan Du lịch Thái Lan, tình trạng ảnh hưởng nặng nề đã xảy ra ở các điểm đến nổi tiếng như hòn đảo nghỉ dưỡng Phuket, nơi người Nga chiếm 51.000 trong số 278.000 người nước ngoài đến thăm hòn đảo này từ tháng 11/2021 đến tháng 2/2022. Bill Barnett, giám đốc một công ty tư vấn ở Phuket, chia sẻ rằng: “Chúng tôi đã nói chuyện với nhiều chủ khách sạn rằng họ đang báo cáo rất nhiều vụ hủy chuyến vì lưu lượng hàng không giảm”.

Gary Bowerman, một nhà phân tích du lịch có trụ sở tại Kuala Lumpur, cho biết khách Nga là thị trường ưu tiên của các điểm đến bao gồm Thái Lan, Việt Nam và Bali của Indonesia kể từ khi lượng khách Trung Quốc sụt giảm. Tuy nhiên, điều mong đợi này rõ ràng đã bị giáng một đòn mạnh sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra.

Tại Bali, Nga vốn dĩ cũng đã sớm vượt Úc trở thành nguồn khách du lịch lớn nhất, sau khi quốc gia châu Đại dương cấm người dân nước này đi du lịch nước ngoài. Cụ thể, ngay cả vào năm 2020 khi đại dịch đã bắt đầu lan rộng, thì vẫn có 68.000 người Nga bay đến hòn đảo Bali để nghỉ dưỡng và du lịch. Nhờ sự chi tiêu khá hào phóng của người Nga mà hòn đảo du lịch nổi tiếng này phần nào vẫn có thể “sống sót” qua đại dịch. Lưu ý, du lịch chiếm tới 60% tổng doanh thu của Bali. Đây cũng là tỷ lệ phụ thuộc của nhiều thành phố du lịch khác tại Đông Nam Á.

Nhưng với việc giá trị của đồng rúp giảm xuống mức thấp kỷ lục, số lượng người Nga có đủ khả năng đi du lịch nước ngoài hiển nhiên sẽ giảm xuống. Chỉ cần nghĩ đến đây thì đó đã là một thách thức quá lớn, chứ chưa nói đến hàng tá hệ quả khác từ cuộc khủng dù cách Đông Nam Á tới gần nửa vòng trái đất.

“Mọi thứ trở nên hoàn toàn lộn xộn. Giá cả đang tăng vọt, mọi người sẽ bắt đầu mất việc làm và nguồn thu ngày càng hạn hẹp”, Jaleel Mubarak, một chuyên gia du lịch người Nga tại Bali, chia sẻ về thông tin tại quê nhà.

Từ giá dầu tăng đến các lệnh cấm bay

Tất nhiên, thiệt hại của ngành du lịch Đông Nam Á không chỉ bị ảnh hưởng bởi sự thiếu vắng khách du lịch từ Nga và Ukraine, mà còn từ hầu hết các thị trường quốc tế khác, khi mà tác động của cuộc xung đột giữa 2 nước này đang ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống.

du lich dong nam a chua kip mung da phai lo hinh 2

Giá dầu tăng và các lệnh cấm bay vì xung đột Nga - Ukraine khiến các hãng hàng không gặp khó khăn.

Nga chiếm khoảng 10% nguồn cung dầu thô của thế giới và các thị trường đang chuẩn bị cho sự gián đoạn nghiêm trọng do các lệnh trừng phạt. Vào thứ Tư, giá dầu đã lên tới 115 USD/thùng chỉ vài ngày sau khi phá vỡ cột mốc 100 USD từng tồn tại suốt từ năm 2014.

Bowerman, nhà phân tích có trụ sở tại Kuala Lumpur, cho biết: “Nếu bạn nhìn vào bức tranh lớn, dầu hiện ở mức hơn 100 đô la một thùng và nếu nó vẫn ở đó hoặc thậm chí tăng cao hơn, giá nhiên liệu máy bay sẽ tăng vọt. Thông thường sau thời gian tạm lắng như Covid, các hãng hàng không sẽ tung thêm các chuyến bay và giảm giá vé để giành lại thị trường. Nhưng giá nhiên liệu máy bay sẽ khiến việc giảm giá là không thể”.

Việc cấm máy bay Nga bay vào không phận Mỹ, Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh và Canada, cùng với các lệnh cấm trả đũa của Nga, càng làm suy yếu đà phục hồi của nền kinh tế thế giới, đặc biệt ngành du lịch quốc tế vốn gần như tê liệt trong gần 2 năm qua.

Trước tiên, việc phải bay vòng qua Nga, quốc gia lớn nhất thế giới và là cầu nối giữa châu Âu và Châu Á, sẽ làm tăng thêm giờ bay trên một số tuyến bay. Theo John Gradek, một giảng viên về quản lý hàng không tại Đại học McGill, thì chỉ cần thêm một giờ bay sẽ khiến chi phí của một hành trình tăng thêm từ 11.000 đến 20.000 USD.

Các chuyến bay giữa châu Âu và Đông Á trước mắt sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Rất nhiều hãng hàng đã hủy hoặc định tuyến lại các chuyến bay đến các điểm đến hàng đầu, bao gồm Tokyo, Seoul, Thượng Hải và London. Rõ ràng, các lệnh cấm đã tạo ra một vật cản khác trên con đường phục hồi của các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch ở Đông Nam Á.

Hiển nhiên, vẫn sẽ còn rất nhiều người không ngại các vấn đề giá cả để đi du lịch, hay nói cách khác họ sẽ không nói rằng chúng tôi sẽ không đi du lịch nước ngoài vì đang có chiến sự ở châu Âu. Vẫn còn đó những thị trường du lịch tiềm năng dành cho các quốc gia Đông Nam Á, khi mà các quốc gia Mỹ La-tinh và đặc biệt Trung Quốc có thể mở cửa trở lại trong thời gian tới.

Nỗi lo đúng là vẫn còn đó, song bức tranh du lịch Đông Nam Á vẫn còn rất nhiều điểm sáng, chứ không chỉ gồm một màu xám.

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế