Du lịch vùng biên giàu tiềm năng ở Gia Lai

Thứ năm, 26/01/2023 17:51 PM - 0 Trả lời

(CLO) Gia Lai có 2 huyện Đức Cơ và Ia Grai hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và truyền thống cách mạng... Đây là những điều kiện để 2 địa phương này biến tiềm năng, thế mạnh để khai thác phát triển du lịch.

Huyện Đức Cơ có 35 km đường biên tiếp giáp với huyện Oyadav, tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia. Đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây sống xen ghép với nhau ở tất cả các xã, thị trấn nên lưu giữ được những nét văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo như: cồng chiêng, nhà rông văn hóa, tượng nhà mồ, các lễ hội dân gian...

Đức Cơ có Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh nằm trên quốc lộ 19B của Việt Nam nối với quốc lộ 78 của Campuchia. Đây là tuyến đường trọng yếu nối các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh Đông Bắc của Campuchia. Đồng thời, việc khánh thành cột mốc số 30 là điều kiện thuận lợi, thu hút đầu tư xây dựng điểm tham quan du lịch, phát triển kinh tế, tổ chức các hoạt động thương mại, dịch vụ mà dấu ấn gần đây nhất là phiên chợ biên giới kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Gia Lai và Ratanakiri.

du lich vung bien giau tiem nang o gia lai hinh 1

Cửa khẩu Lệ Thanh là một cửa khẩu quốc tế nối với Campuchia qua cửa khẩu Oyadav, tỉnh Ratanakiri.

Bên cạnh đó, Đức Cơ còn có nhiều điểm đến mang dấu ấn văn hóa-lịch sử để phát triển du lịch sinh thái gắn với văn hóa, ẩm thực của người dân như: Khu di tích lịch sử chiến thắng Chư Ty, di tích chiến thắng Chư Bồ, Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ. Ngoài ra, còn có các khu du lịch sinh thái Suối Đôi (xã Ia Dom), rừng hương (xã Ia Kriêng), cây đa làng Ghè (xã Ia Dơk)-cây di sản Việt Nam, làng dệt thổ cẩm tại xã Ia Dom...

Nhiều năm nay, hoạt động du lịch tại Ia Grai có sự chuyển biến tích cực. Các sự kiện văn hóa-du lịch tạo hiệu ứng cao, có sức lan tỏa, thu hút đông đảo khách tham quan, như hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô, tham quan lòng hồ thủy điện Sê San 4, thác Mơ... Đặc biệt, năm 2022, huyện tổ chức thành công hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ 3 và Liên hoan văn hóa cồng chiêng, thu hút 13.000 lượt khách đến tham quan.

Đặc biệt, Ia Grai rất giàu tiềm năng du lịch sông nước. Dòng sông Pô Cô gắn liền với những chiến công huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nay đã trở thành dòng sông năng lượng. Những công trình thủy điện như: Sê San 4, Sê San 4A, Sê San 3A... không chỉ cung cấp nguồn năng lượng lớn cho đất nước mà còn tạo ra khu vực lòng hồ rộng lớn để đầu tư nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch sinh thái. Từ bãi bồi làng Dăng (xã Ia O), du khách có thể đi thuyền, ca nô của người dân ở làng chài để trải nghiệm nhiều điều thú vị của vùng sông nước.

du lich vung bien giau tiem nang o gia lai hinh 2

Thác Mơ Ia Khai nằm trên địa bàn xã vùng biên của huyện Ia Grai. Với vẻ đẹp nguyên sơ hoang dại, thác nước Mơ Ia Khai đã tạo nên được sức hút mạnh mẽ với các bạn trẻ yêu thích khám phá.

Người dân vùng biên cũng dần quen làm du lịch như: cho thuê thuyền máy tham quan mặt hồ Sê San 4, tổ chức tour thăm làng chài-thác Mơ, mở nhà hàng phục vụ các món đặc sản. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân còn hướng dẫn các đoàn đến tham quan mô hình sản xuất, tự tay thu hoạch trái cây trong vườn nhà, từ đó hình thành và kết hợp nhiều loại hình du lịch từ văn hóa-lịch sử, sinh thái-nghỉ dưỡng đến du lịch canh nông.

Điểm nhấn của Ia Grai là các vùng cây ăn quả có diện tích lớn như chôm chôm, sầu riêng, bơ, mít, ổi đã cho thu hoạch, có thể phát triển du lịch trang trại, du khách vừa tham quan, vừa được thưởng thức các sản phẩm trái cây. Việc kết hợp du lịch sinh thái trên sông Sê San, sông Pô Cô, các thác nước cùng với việc bán sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương sẽ thành mô hình du lịch khép kín, thuận tiện để du khách đến với Ia Grai.

Xác định những thế mạnh, tiềm năng sẵn có của địa phương, những năm qua, huyện Đức Cơ đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu đưa du lịch trở thành thế mạnh đặc thù, tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao vị thế của huyện. Cùng với quy hoạch du lịch chi tiết tại các điểm, khu du lịch, huyện đã tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, quảng bá và xúc tiến du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư; tăng cường hợp tác, gắn kết với các trung tâm du lịch trong và ngoài tỉnh để hình thành các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa-lịch sử.

Được biết, những năm qua, huyện Đức Cơ đã thuê các đơn vị tư vấn có kinh nghiệm để xây dựng phát triển du lịch. Đồng thời, huyện cũng đầu tư, quy hoạch, chăm sóc, tái tạo cảnh quan để xây dựng khu du lịch sinh thái trên địa bàn. Ngoài ra, huyện tập trung phát triển các tour TP. Pleiku đi Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, thăm Quốc môn, cột mốc số 30-tham quan Khu di tích lịch sử chiến thắng Chư Ty-cây đa làng Ghè, rừng hương (xã Ia Kriêng) rồi về lại TP. Pleiku.

Sắp tới dự án đường liên huyện Chư Sê-Chư Pưh-Chư Prông hoàn thành sẽ kết nối vào tuyến đường liên huyện Chư Păh-Ia Grai-Đức Cơ-Chư Prông, hình thành mạng lưới giao thông khép kín 6 huyện phía Tây của tỉnh với vùng động lực Chư Sê. Sự kết nối này không chỉ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các địa phương có tuyến đường đi qua mà còn góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Gia Lai “Du lịch khám phá thiên nhiên, văn hóa”.

Tương tự, tỉnh lộ 664 cũng được nâng cấp, mở rộng sẽ nối đường Hồ Chí Minh-đoạn tránh Pleiku và các tuyến đường liên huyện qua các xã Ia Tô (huyện Ia Grai), Ia Dơk, Ia Kla (huyện Đức Cơ) cùng quốc lộ 14C tạo nên mạng lưới giao thông liên hoàn với nhiều vùng kinh tế trong tỉnh, tạo thành vành đai kinh tế Pleiku-Ia Grai.

Huyện Đức Cơ xác định chiến lược sản phẩm du lịch, định hướng chung là đa dạng hóa sản phẩm, từng bước nâng cao chất lượng để có thể kết nối với vùng miền, tăng khả năng thu hút du khách. Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, có nét độc đáo riêng. Để đạt được mục tiêu trên, huyện đề ra các giải pháp như: hoàn thiện hạ tầng giao thông, bảo vệ môi trường và các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch bền vững, quan tâm xây dựng con người bản địa năng động, thân thiện làm du lịch.

Vói những tiềm năng và thế mạnh sẵn có Đức Cơ và Ia Grai đang tập trung cho phát triển ngành công nghiệp không khói này, hy vọng trong thời gian tới Đức Cơ và Ia Grai sẽ là điểm đến với du khách trong và ngoài nước.

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam đứng đầu danh sách điểm đến quốc tế của người Ấn Độ

Việt Nam đứng đầu danh sách điểm đến quốc tế của người Ấn Độ

(CLO) Theo báo cáo về xu hướng du lịch toàn cầu năm 2024 do Viện Kinh tế Mastercard công bố cho thấy, người Ấn Độ du lịch ngày càng nhiều. Trong đó Việt Nam là điểm đến hàng đầu.

Du lịch
Yêu cầu xử lý tour du lịch 'chui' trên vịnh Bái Tử Long

Yêu cầu xử lý tour du lịch 'chui' trên vịnh Bái Tử Long

(CLO) UBND Huyện Vân Đồn đã yêu cầu các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm các phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, các cơ sở kinh doanh trái phép tổ chức cho khách tham gia tour "chui" trên vịnh Bái Tử Long.

Du lịch
Phở trộn, nộm và gỏi gà xé của Việt Nam lọt top món trộn ngon nhất thế giới

Phở trộn, nộm và gỏi gà xé của Việt Nam lọt top món trộn ngon nhất thế giới

(CLO) Gần đây, ẩm thực Việt Nam liên tiếp được truyền thông quốc tế ca ngợi và bình chọn vào danh sách những món ăn ngon nhất thế giới. Mới nhất, 3 món gồm phở trộn, nộm và gỏi gà xé tiếp tục được nhắc đến.

Du lịch
Công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

(CLO) Tối 18/5, tại Quảng trường 8/5, Trung tâm hành chính huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.

Du lịch
Tỉnh Sơn La đẩy mạnh quảng bá Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Tỉnh Sơn La đẩy mạnh quảng bá Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

(CLO) Sau khi được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) công nhận, UBND tỉnh Sơn La sẽ đẩy mạnh trong việc tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch cho Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.

Du lịch