Đức đóng cửa các nhà máy hạt nhân cuối cùng

Thứ bảy, 15/04/2023 09:07 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đức đang đóng cửa nốt 3 nhà máy hạt nhân cuối cùng, một mong muốn từ lâu của Đảng Xanh trong chính phủ liên minh của nước này.

Cuối tháng 3, Bộ trưởng Môi trường Đức Steffi Lemke thuộc Đảng Xanh đã khẳng định rằng: "Rủi ro của năng lượng hạt nhân cuối cùng là không thể kiểm soát được; đó là lý do tại sao loại bỏ hạt nhân làm cho đất nước chúng ta an toàn hơn và tránh được nhiều chất thải hạt nhân hơn".

duc dong cua cac nha may hat nhan cuoi cung hinh 1

Đức sắp đóng cửa tất cả các nhà máy hạt nhân. Ảnh: DPA

Bài liên quan

Năm ngoái, Chính phủ Đức một lần nữa vướng vào tranh chấp về năng lượng hạt nhân. Trong thỏa thuận liên minh giữa Đảng SPD cầm quyền, Đảng Xanh và Đảng FDP, các bên đã đồng ý tuân theo kế hoạch loại bỏ hạt nhân của Đức mà bà Merkel đã thông qua vào năm 2011. Theo đó, các nhà máy điện hạt nhân cuối cùng sẽ đóng cửa vào cuối năm 2022 .

Nhưng cuộc xung đột Ukraine đã thay đổi mọi thứ, vì nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Đức đã ngừng lại và chính phủ lo ngại tình trạng thiếu năng lượng. Thủ tướng Olaf Scholz cuối cùng đã quyết định kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy điện cho đến ngày 15/4/2023.

Tranh chấp kéo dài hàng chục năm

Rất ít tranh chấp khiến người dân bị phân cực, đặc biệt là ở Tây Đức cũ, như tranh chấp về năng lượng hạt nhân. Vào ngày 17/6/1961, lần đầu tiên một nhà máy điện hạt nhân của Đức cung cấp điện cho lưới điện tại Kahl ở Bavaria.

Sau 22.596 ngày và nhiều cuộc tranh luận sôi nổi, ba nhà máy điện hạt nhân vẫn đang hoạt động cuối cùng sẽ ngừng hoạt động vào ngày 15/4.

Tổng cộng, 19 nhà máy điện hạt nhân từng cung cấp tới 1/3 lượng điện của đất nước. Vào những năm 1970 và 1980 ở Tây Đức, trước khi nước Đức thống nhất, việc phản đối năng lượng hạt nhân đã khiến hàng trăm nghìn thanh niên xuống đường.

Sau đó vào năm 1986, thảm họa Chernobyl ở Liên Xô trở thành cảnh báo về sự nguy hiểm của năng lượng hạt nhân. Nhưng các đảng cầm quyền kể từ đó tới nay đã kiên quyết ủng hộ việc sử dụng năng lượng hạt nhân trong nhiều thập kỷ.

Các nước châu Âu khác đã nhanh chóng loại bỏ năng lượng hạt nhân. Thụy Điển là nước đi trước, chấm dứt năng lượng hạt nhân ngay sau Chernobyl, cũng như Ý, quốc gia cũng quyết định đóng cửa hai nhà máy điện hạt nhân cuối cùng sau thảm họa. Ở Thụy Điển, quá trình loại bỏ đã được đảo ngược vào năm 1996. Ngày nay, 6 nhà máy điện hạt nhân ở đó sản xuất khoảng 30% nhu cầu điện của đất nước.

Các nước châu Âu khác, chẳng hạn như Hà Lan và Ba Lan có kế hoạch mở rộng hệ thống điện hạt nhân của họ, trong khi Bỉ đang hoãn kế hoạch loại bỏ theo giai đoạn. Với 57 lò phản ứng, Pháp luôn là quốc gia với năng lượng hạt nhân hàng đầu châu Âu và không có kế hoạch loại bỏ nhà máy nào. 

Quá trình loại bỏ hạt nhân

Năm 2002, Bộ trưởng Môi trường Đức lúc bấy giờ của Đức Jürgen Trittin, cũng thuộc Đảng Xanh, đã thông qua kế hoạch đầu tiên của nước này nhằm loại bỏ dần năng lượng hạt nhân. Dù kế hoạch đã bị trì hoãn trong nhiều năm sau đó, nhưng thảm họa lò phản ứng kinh hoàng tại Fukushima ở Nhật Bản năm 2011 là yếu tố khiến chính phủ quyết định loại bỏ tất cả các lò phản ứng hạt nhân.

Nhưng KernD, một hiệp hội đại diện cho lợi ích của công nghệ hạt nhân ở Đức, nói rằng chấm dứt năng lượng hạt nhân không phải là một ý tưởng hay, xét về một cuộc khủng hoảng năng lượng mới đây.

"Ngoài ra, xét về chính sách khí hậu và sự phát triển rất bất lợi trong sản xuất điện vào năm ngoái, việc đóng cửa ba nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động với lượng khí thải nhà kính thấp sẽ không tốt cho môi trường", một người phát ngôn của KernD cho biết. 

Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), hiện có 422 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động trên toàn thế giới, với tuổi thọ trung bình khoảng 31 năm.

Nhưng một báo cáo gần đây của IAEA cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy hạt nhân đang trải qua thời kỳ phục hưng: Sản xuất điện hạt nhân đạt đỉnh 17,5% vào năm 1996 và giảm xuống dưới 10% vào năm 2021, mức thấp nhất trong 4 thập kỷ.

Quốc Thiên (theo DW)

Bình Luận

Tin khác

Tin đồn Pháp gửi quân tới Ukraine là giả

Tin đồn Pháp gửi quân tới Ukraine là giả

(CLO) Bộ Ngoại giao Pháp tuyên bố thông tin Pháp triển khai quân đến Ukraine là "thông tin sai lệch". Trước đó, các tin đồn về việc Pháp triển khai quân đến Ukraine được trích dẫn từ một bài đăng trên blog hôm 4/5 của Stephen Bryen, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ.

Thế giới 24h
Liên hợp quốc làm rõ số người chết ở Gaza, vẫn ở mức 35.000 người

Liên hợp quốc làm rõ số người chết ở Gaza, vẫn ở mức 35.000 người

(CLO) Ngày 13/5, Liên hợp quốc đã làm rõ rằng tổng số người thiệt mạng ở Gaza do cơ quan y tế Gaza thống kê vẫn không thay đổi, ở mức hơn 35.000 người, kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra ngày 7/10 năm ngoái.

Thế giới 24h
Người biểu tình Israel chặn đoàn xe nhân đạo tới Gaza, ném bỏ đồ viện trợ ra đường

Người biểu tình Israel chặn đoàn xe nhân đạo tới Gaza, ném bỏ đồ viện trợ ra đường

(CLO) Những người biểu tình ở Israel đã chặn các xe tải viện trợ hướng tới Gaza vào thứ Hai (13/5), sau đó vứt bỏ các gói thực phẩm xuống đường, khiến nguồn cung cấp nhân đạo hiếm hoi dành cho người dân Palestine càng trở nên ít ỏi.

Thế giới 24h
Bão lớn làm sập biển quảng cáo ở Ấn Độ, hàng chục người thương vong

Bão lớn làm sập biển quảng cáo ở Ấn Độ, hàng chục người thương vong

(CLO) Ít nhất 12 người thiệt mạng và 60 người bị thương sau khi một biển quảng cáo khổng lồ bị sập trong một cơn bão lớn ở thành phố tài chính Mumbai của Ấn Độ, theo các quan chức cho biết vào thứ Hai (13/5).

Thế giới 24h
Nga tăng cường tấn công Kharkiv, Ukraine khẩn cấp điều viện binh

Nga tăng cường tấn công Kharkiv, Ukraine khẩn cấp điều viện binh

(CLO) Hôm thứ Hai (13/5), Nga đã tăng cường tấn công trên bộ vào phía bắc tỉnh Kharkiv nhằm kéo giãn lực lượng Ukraine. Trước tình hình đó, Ukraine đã điều động viện binh đến mặt trận mới trong xung đột với Nga này.

Thế giới 24h