Đức Long Gia Lai (DLG) trong 9 tháng lỗ 370 tỷ, phải thoái vốn toàn bộ khỏi 2 công ty liên kết

Thứ năm, 29/12/2022 13:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) ghi nhận 9 tháng lỗ tới 370 tỷ, vừa phải thoái vốn toàn bộ khỏi 2 công ty con liên kết.

Đức Long Gia Lai (DLG) kinh doanh khó khăn, phải thoái vốn khỏi công ty liên kết

CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) tiền thân là Xí nghiệp tư doanh Đức Long được thành lâp từ năm 1995 với 5 lĩnh vực hoạt động trọng tâm chính bao gồm: cơ sở hạ tầng, bất động sản, năng lượng, sản xuất linh kiện điện từ, nông nghiệp. Ngoài ra, đơn vị còn tham gia cả lĩnh vực đầu tư xây đựng ân dụng - cầu đường và công nghiệp.

Mới đây, HĐQT của CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã thông qua việc tái cấu trúc các khoản đầu tư góp vốn tại các công ty liên kết, thoái toàn bộ vốn tại CTCP Đức Long Tây Nguyên và CTCP DLG CY Việt Nam.

duc long gia lai dlg trong 9 thang lo 370 ty phai thoai von toan bo khoi 2 cong ty lien ket hinh 1

CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) ghi nhận lỗ tới 370 tỷ đồng chỉ trong 9 tháng đầu năm. Đồng thời cũng đã phải thoái vốn khỏi 2 công ty liên kết (Ảnh TL)

Trong đó CTCP Đức Long Tây Nguyên có người đại diện pháp luật là ông Trương Hữu Thắng, địa chỉ đặt tại 117, 119, 121 Trần Phú, Phường Diên Hồng, Thành phố Pleiku, Gia Lai. Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào ngày 3/6/2011 với lĩnh vực kinh doanh là Sản xuất sắt, thép, gang.

Còn CTCP DLG CY Việt Nam có địa chỉ đặt tại 149-151 Đường 9A, Khu Dân Cư Trung Sơn, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam với người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Đình Trạc. 

Theo báo cáo tài chính Quý 3 năm 2022, DLG ghi nhận tỷ lệ góp vốn đều là 40% tại 2 công ty liên kết CTCP Đức Long Tây Nguyên và CTCP DLG CY Việt Nam. Tuy nhiênm tính đến ngày 30/9/2022, DLG vẫn chưa góp vốn vào 2 công ty liên kết này nên Tập đoàn không hợp nhất theo phương thức vốn chủ sử hữu.

9 tháng đầu năm lỗ 370 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm tới 1.441 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính Quý 3 năm 2022 của CTCP Tập đoàn Đức Long Gia lai, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của đơn vị này đạt chỉ gần 2,1 tỷ đồng, cao hơn chút đỉnh so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán ghi nhận tới 2,9 tỷ đồng khiến cho lợi nhuận gộp ghi nhận khoản lỗ tới hơn 750 triệu đồng.

Điều đáng chú ý đó là doanh thu đến từ hoạt động kinh doanh chính của công ty không cao nhưng doanh thu hoạt động tài chihs lại ghi nhận tới 57,6 tỷ đồng, cao hơn 6,3% so với cùng kỳ. Chi phí tài chính giảm từ 50,5 tỷ đồng xuống chỉ còn 36,1 tỷ đồng. Chi phí bán hàng trong kỳ không đáng kể, chỉ ở mức 18 triệu đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, từ 21,3 tỷ đồng lên tới 44,7 tỷ đồng.

Kết thúc Quý 3, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ghi nhận ở mức âm 26,1 tỷ đồng, lỗ đậm hơn hẳn so với cùng kỳ năm trước. Theo giải trình từ phía công ty thì kinh doanh quý 3 của đơn vị ghi nhận lỗ bởi do dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp kéo dài gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tại nhiều lĩnh vực, đặc biệt là với mảng bán sản phẩm linh kiện điện tử của Nhà máy tại Trung Quốc và Hàn Quốc khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn, doanh thu bán hàng cũng theo đó mà giảm mạnh theo. 

Lũy kế doanh thu 9 tháng đầu năm của Đức Long Gia Lai chỉ đạt 21,9 tỷ đồng, giảm chưa bằng nổi 1/3 so với 9 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, đáng nói hơn cả là đơn vị ghi nhận lỗ tới 370 tỷ đồng do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao đột biến trong 2 quý đầu năm 2022.

Tính đến hết Quý 3 năm 2022, Tổng tài sản của Đức Long Gia Lai đạt 3.920,8 tỷ đồng. Trong đó tài sản ngắn hạn chiếm 1.794,1 tỷ đồng, tài sản dài hạn đạt 2.126,7 tỷ đồng với khoản phải thu dài hạn chiếm tới 1.092,9 tỷ đồng, tài sản cố định chiếm 344,3 tỷ đồng.

Trên cơ cấu nguồn vốn của Đức Long Gia Lai, nợ phải trả chiếm tỷ trọng tương đối lớn, tới 59% tổng nguồn vốn, tương đương 2.312,3 tỷ đồng. So với thời điểm đầu năm thì nợ phải trả đã tăng thêm hơn 100 tỷ đồng. Chỉ tiêu tài chính về vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn ghi nhận ở mức 930,4 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tính đến hết ngày 30/9/2022 đạt 1.608,5 tỷ đồng. Điều đáng nói đó là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ghi nhận âm tới 1.441,3 tỷ đồng, âm sâu hơn tới gần 400 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Du Uyên

Bình Luận

Tin khác

Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

(CLO) Hoạt động kinh doanh khó khăn khiến CTCP Yến Sào Khánh Hòa (SKV) phải 'cài số lùi' đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26% so với năm ngoái.

Tài chính - Bảo hiểm
Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

(CLO) Báo cáo từ S&P Global Ratings cho thấy số doanh nghiệp toàn cầu phá sản trong tháng 4 đã tăng gấp đôi so với tháng 3 trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp mã cổ phiếu nào bứt phá?

Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp mã cổ phiếu nào bứt phá?

(CLO) Theo báo cáo của Chứng khoán SSI, nhiều công ty trên sàn chứng khoán sẽ được hưởng lợi khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhựa Bình Minh (BMP) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%

Nhựa Bình Minh (BMP) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%

(CLO) CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP) chuẩn bị chi 499 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%.

Tài chính - Bảo hiểm
Viconship (VSC) Chủ tịch từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ

Viconship (VSC) Chủ tịch từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ

(CLO) HĐQT CTCP Tập đoàn Container Việt Nam - Viconship (VSC) vừa từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên.

Tài chính - Bảo hiểm