Đừng vô ơn với người thầy thuốc!

Thứ năm, 22/09/2022 14:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Vụ việc logo rắn ngậm phong bì không chỉ có ngụ ý bêu xấu ngành Y tế và làm tổn hại đến công lao đóng góp của ngành Y tế trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, mà vấn đề còn mang tính chính trị”...

Quan điểm ấy của ông Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, Trưởng ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội (Tổng hội Y học Việt Nam) nhận được sự đồng tình, không chỉ của riêng những người trong ngành y.

1. Cách đây vài tuần, tôi có một cuộc hẹn trao đổi về bệnh lý tim mạch với một vị giáo sư đầu ngành, ông nói với tôi: “Chị đến vào 6h sáng thứ 4 nhé, không muộn hơn vì sau đó tôi có lịch làm việc khác”. Tôi giật mình, 6h nghĩa là vị giáo sư đã phải bắt đầu hành trình một ngày làm việc của mình sớm hơn thế.

Cũng cách đây chưa lâu, một người chị có mẹ vừa tiến hành phẫu thuật tại Bệnh viện Bạch Mai cho biết những ngày trông mẹ tại bệnh viện là những ngày chị chứng kiến những y bác sĩ nơi đây bắt đầu ngày làm việc từ 5h sáng và kết thúc ngày làm việc vào lúc 10h tối.

dung vo on voi nguoi thay thuoc hinh 1

Vẫn còn rất rất nhiều y bác sĩ đang tận tậm, tận lực “vì sức khỏe nhân dân”. Ảnh: Hoàng Hà

Cũng chính cường độ làm việc khủng khiếp ấy đã được xem là một trong những nguyên nhân khiến gần 9.400 nhân viên y tế thôi việc, bỏ việc thời gian qua. Cụ thể, theo báo cáo của Công đoàn Y tế Việt Nam, trong thời gian dịch COVID-19 vừa qua, cường độ làm việc của nhân viên y tế rất lớn khi số lượng ca mắc mới tăng, số người phải cách ly, xét nghiệm, điều trị tăng cao, nhân viên y tế hầu như không có ngày nghỉ, làm việc với cường độ cao trong thời gian kéo dài, đặc biệt là đối với nhân viên y tế ở những địa phương có dân số lớn như TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam.

Còn theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, nhân viên y tế các trạm y tế, trung tâm y tế cơ sở phải làm việc rất vất vả. Trong giai đoạn căng thẳng, lực lượng này phải túc trực 24/24 giờ. Thậm chí, kể cả mắc COVID-19 vẫn phải tiếp tục làm việc. Theo con số thống kê của Sở Y tế Hà Nội, có đến gần 50% cán bộ trạm y tế bị stress do áp lực công việc. Người nhà bệnh nhân bị stress có thể “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với bác sĩ nhưng các y bác sĩ, điều dưỡng thì không được phép.

Chưa kể, chế độ đãi ngộ họ nhận được là chưa hề tương xứng. Mức lương hiện tại của nhân viên y tế cơ sở tại các quận nội thành Hà Nội được cho là vào khoảng 4 triệu đồng, thậm chí bác sĩ ở trạm y tế ra trường được 10 năm mới được hệ số lương bậc 3, với tổng thu nhập tương ứng khoảng gần 5 triệu đồng. Nếu tính tổng các nguồn thu nhập ở mức từ 7-10 triệu đồng.

Cụ thể, theo quy định về chế độ tiền lương và phụ cấp hiện nay, (với mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng) thì bác sĩ sau khi học 6 năm và sau 18 tháng thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề, nếu tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương là 2,34 x 1.490.000 đồng = 3.486.000 đồng. Với phụ cấp ưu đãi nghề là 40% thì mức thu nhập 4.881.240 đồng (chưa trừ nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).

Cường độ làm việc căng thẳng, áp lực công việc lớn, mức thu nhập “không hề dễ thở”, tuy nhiên ngoài con số 9.400 nhân viên y tế thôi việc, bỏ việc, vẫn còn rất, rất nhiều y bác sĩ vẫn đang tận tậm, tận lực với công việc “vì sức khỏe nhân dân” của mình. Đó là thực tế không thể nào phủ nhận.

2. Trở lại với “câu chuyện “rắn ngậm phong bì” đang tràn ngập trên mạng xã hội những ngày qua. Cụ thể, biểu tượng ngành y, cũng là logo của Bộ Y tế, là hình ảnh con rắn quấn quanh cây gậy 2-3 vòng theo chiều kim đồng hồ kèm chữ Bộ Y tế và tên tiếng Anh “Ministry of Health”.

Tuy nhiên, logo trên phông nền lễ khai mạc thi công chức hôm 10/9 con rắn chỉ quấn một vòng chữ S theo chiều ngược kim đồng hồ và miệng ngậm phong bì. Từ chi tiết “con rắn ngậm phong bì” đầy bất ngờ này, các “anh hùng bàn phím” đua nhau bình luận, phần đa theo hướng suy diễn, miệt thị, quy chụp đầy tiêu cực.

“Cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm” - đó có lẽ không chỉ là cảm xúc của riêng GS. AHLĐ Nguyễn Anh Trí - Bác sĩ cao cấp, TTND, thành viên Ủy ban xã hội của Quốc hội trước sự việc này khi chia sẻ với báo Dân Việt. Theo GS. Nguyễn Anh Trí, hình ảnh rắn ngậm phong bì trên logo sai đó tựu chung có 2 dụng ý xấu nghiêm trọng.

Trong đó, “Dụng ý xấu thứ nhất, đó là cho rằng ngành y chỉ có phong bì, phong bao, chỉ tiêu cực, đút lót… Việc này có thực chất là dụng ý bôi nhọ ngành y tế. Tôi thấy hình ảnh này rất xúc phạm, đặc biệt xúc phạm những người làm nghề y chân chính, nó làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của mọi người về ngành y”.

 GS. Nguyễn Anh Trí cũng nhấn mạnh: Ai cũng thấy rõ, mặc dù đâu đó vẫn có những hành vi tiêu cực, đòi hỏi phong bì, phong bao khi khám chữa bệnh của một số ít cán bộ y tế, thì những đóng góp to lớn của ngành y trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân là không thể phủ nhận được.

Bởi vậy, trên thực tế qua nhiều năm tháng, ở mọi thời kỳ khác nhau ngành y luôn luôn được tôn trọng và yêu quý. Và những đóng góp của ngành y là thực sự xứng đáng được nhận sự trân quý từ xã hội, từ nhân dân. Vậy mà người vẽ logo sai ở đây đã đưa ra một hình ảnh xấu đó như một “quả bom” phá hủy tình cảm, niềm tin của nhân dân đối với ngành y. Đây là việc làm rất không nên, đặc biệt là ở giai đoạn này, khi ngành y đang bị khủng hoảng nghiêm trọng vì những sai phạm của nhiều cán bộ quản lý ngành y tế trong vụ Việt Á. 

Tôi đồng ý việc người nào sai thì phải chịu kỷ luật thật nghiêm khắc, nhưng không phải vì thế mà được phép bôi nhọ ngành y, mà tiếp tục ném thêm “quả bom” logo lạc loài, phản cảm để phá huỷ thêm nữa tình cảm, niềm tin của nhân dân đối với ngành y. Xin nhắc lại, điều đó là rất không nên!

“Xin nhắc lại, điều đó là rất không nên!” - câu nói ấy của GS. Nguyễn Anh Trí hẳn sẽ khiến nhiều người trong chúng ta suy ngẫm. Trong số chúng ta, chắc hẳn sẽ không ai trong suốt cuộc đời mình, không phải một lần bản thân hay người thân phải nhờ cậy tới các y bác sĩ, sẽ không một lần mừng vui đến trào nước mắt khi những người khoác áo blouse trắng ấy đã giúp ta vượt qua được mối đe dọa bệnh tật. Nhiều người trong lúc mừng rỡ, còn gọi các y bác sĩ là ân nhân, là những vị cứu tinh.

Hãy nhớ lấy những cảm xúc ấy, trước khi ta quyết định tung lên thế giới ảo những mỉa mai chua cay. Những mỉa mai, miệt thị ấy, đôi khi, nó là tấm gương phản chiếu lại chính bản chất của ta, rằng chính ta đã biến mình thành kẻ vô ơn.

PV

Bình Luận

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn