Đường dành cho người khiếm thị “có cũng như không”

Thứ tư, 05/10/2022 06:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc xây dựng vỉa hè với đường dành cho người khiếm thị như một giải pháp để tạo thuận lợi cho việc đi lại của người khuyết tật. Tuy nhiên, đến nay, con đường này dường như chưa phát huy được công dụng của nó, thậm chí, người khiếm thị không thể hoặc hiếm khi di chuyển tại phần đường này.

Nhiều bất cập

Vào năm 2017, nhiều vỉa hè ở Hà Nội được thay “áo” mới bằng việc lát đá tự nhiên, đáng chú ý là sự xuất hiện của đường lăn, các vị trí làn dành cho người khiếm thị di chuyển.

Một số tuyến đường trên địa bàn TP Hà Nội đã triển khai xây dựng nhiều vỉa hè có lối đi dành riêng cho người khiếm thị nhằm bảo đảm cho những người kém may mắn được dễ dàng di chuyển trên đường.

duong danh cho nguoi khiem thi co cung nhu khong hinh 1

Nhiều vỉa hè có lối đi dành riêng cho người khiếm thị.

Theo quy định, phần đường dành riêng cho người khiếm thị phải được lát bằng 2 loại gạch dẫn đường gồm: gạch sọc để hướng dẫn đi thẳng tiếp, chấm bi để yêu cầu dừng lại. Tại các điểm giao cắt, nhất là tiếp giáp với đường phố phải có gạch chấm bi để cảnh báo người khiếm thị dừng lại. Và phần đường của người khiếm thị phải tránh các nắp cống, cây xanh, tủ cáp quang, trụ điện…

Nguyên tắc chung của những phần đường này cũng được nhà sản xuất thống nhất để người khiếm thị phân biệt được thông qua cảm giác từ bàn chân và từ đầu gậy dẫn đường của mình.

Tuy nhiên, thực tế phần lớn công trình công cộng tại các đô thị vẫn chưa đáp ứng những tiêu chuẩn đã đề ra, thậm chí nhiều tuyến đường còn là “cái bẫy” dành cho người khiếm thị.

duong danh cho nguoi khiem thi co cung nhu khong hinh 2

Phần đường dành riêng cho người khiếm thị phải được lát bằng 2 loại gạch dẫn.

Theo khảo sát của PV, trên các tuyến đường như Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trãi, Tôn Đức Thắng, Yết Kiêu… dù đã được lát bằng gạch theo quy định, nhưng trên các lối đi này nhiều người dân bày hàng hoá, để vật dụng, xe cộ… chắn ngang lối đi.

Anh Nguyễn Văn Hoạch, là một người khiếm thị chia sẻ, việc xây dựng những lối đi bộ dành cho người khiếm thị hiện nay cũng còn nhiều bất cập, nên người khiếm thị vẫn còn gặp nhiều trở ngại khi sử dụng các công trình này.

“Tuy đây là đường dành cho người khiếm thị nhưng không ít lần khi đi theo làn đường này tôi đã bị va vào những xe máy chắn ngang đường hay những vật cản không xác định chắn lối nên lúc nào chúng tôi cũng cảm thấy không an toàn khi tham gia giao thông”, anh Hoạch cho hay.

duong danh cho nguoi khiem thi co cung nhu khong hinh 3

Nhiều hàng quán bày bán ngay trên phần đường dành cho người khiếm thị.

Không những thế, nhiều làn đường còn có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp vẫn chưa được tu sửa, nếu cứ tiếp tục để tình trạng này thì không khác nào là một cái “bẫy” dành cho người khiếm thị khi không có sự giúp đỡ của những người xung quanh.

“Tưởng chừng như đây là một phương án thông minh để người khiếm thị có thể tự mình đi lại nhưng thực tế hiện nay, sau mấy năm triển khai dự án thì chúng tôi vẫn phải dựa vào cảm giác, lắng nghe các dòng xe cộ để phán đoán hoặc nhờ người khác giúp đỡ”, anh Hoạch cho biết thêm.

duong danh cho nguoi khiem thi co cung nhu khong hinh 4

Nhiều làn đường còn có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp vẫn chưa được tu sửa.

Đánh đố người khiếm thị

Theo nhiều người dân, đường dành cho xe lăn chỉ là “hình thức” vì người đi bộ tham gia giao thông trên vỉa hè cũng còn gặp nhiều khó khăn.

“Vỉa hè xuống cấp, hư hỏng nhiều, kể cả khi không bị chiếm dụng thì giờ cao điểm, xe máy, ôtô vẫn thường xuyên di chuyển lên để cố gắng thoát khỏi điểm tắc đường” chị Ngọc Anh (34 tuổi, Yết Kiêu, Hà Nội) chia sẻ.

duong danh cho nguoi khiem thi co cung nhu khong hinh 5

Bốt điện, cây cối, xe cộ nằm ngổn ngang trên phần đường như cố ý làm khó người khiếm thị.

Không những thế, trên các lối đi này thỉnh thoảng lại xuất hiện những cái cây, tủ cáp quang trụ điện…, chúng chiếm một nửa, thậm chí hai phần ba lối đi riêng của người khiếm thị. Điều này biến đường dành cho người khiếm thị như đánh đố họ.

Theo thống kê mới đây của Hội Người khuyết tật TP Hà Nội, toàn thành phố có gần 110.000 người khuyết tật, chiếm 1,38% dân số Thủ đô. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm mở rộng địa giới hành chính, mặc dù diện mạo cơ sở hạ tầng của Hà Nội có sự thay đổi đáng kể, thế nhưng các công trình hạ tầng giao thông dành cho người khuyết tật vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Bài và ảnh: Quỳnh Anh

Tin khác

Triển lãm, quảng bá sản phẩm doanh nhân trẻ Ninh Bình năm 2024

Triển lãm, quảng bá sản phẩm doanh nhân trẻ Ninh Bình năm 2024

(CLO) Nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và Lễ hội Hoa Lư năm 2024, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức Triển lãm gian hàng thương mại, dịch vụ quảng bá sản phẩm doanh nhân trẻ Ninh Bình năm 2024, tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư.

Đời sống
TP HCM sẽ đốn hơn 400 cây xanh để xây Metro số 2

TP HCM sẽ đốn hơn 400 cây xanh để xây Metro số 2

(CLO) Có tổng cộng 453 cây xanh hiện hữu bị ảnh hưởng bởi dự án tuyến Metro số 2. Trong đó, có 449 cây xanh do Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật TP HCM quản lý. Còn lại 4 cây xanh do quận 10 quản lý. 

Đời sống
Thành kính lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh

Thành kính lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh

(CLO) Sáng 18/4 (10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, TX Hồng Lĩnh long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2024.

Đời sống
Hải Phòng xếp hạng thứ hai về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023

Hải Phòng xếp hạng thứ hai về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023

(CLO) Hải Phòng xếp thứ hạng hai về chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 với kết quả đạt 91,81%, tăng 1,72% so với năm 2022.

Đời sống
Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

(CLO) Thành phố Hải Phòng vừa chi 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống