EU huy động hàng trăm tỷ USD đối phó với khủng hoảng năng lượng

Thứ năm, 15/09/2022 07:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm qua (14/9), Liên minh châu Âu (EU) đã vạch ra kế hoạch huy động hơn 140 tỷ USD từ các công ty năng lượng nhằm giúp bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi giá năng lượng tăng cao.

Trong năm nay, giá khí đốt và điện của châu Âu đã tăng vọt khi Nga cắt giảm xuất khẩu nhiên liệu để “trả đũa” các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với cuộc xung đột ở Ukraine, khiến nhiều người dân sống tại EU phải vật lộn trong việc thanh toán các hóa đơn và tiện ích cũng như tình trạng suy giảm thanh khoản.

Gần đây, giá khí đốt chuẩn của châu Âu đã tăng lên khoảng 208 euro/megawatt giờ (MWh), thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục của tháng 8 là trên 343 euro nhưng đã tăng hơn 200% so với một năm trước.

eu huy dong hang tram ty usd doi pho voi khung hoang nang luong hinh 1

Nhà máy điện Pembroke chạy bằng khí đốt. Ảnh: Reuters.

Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết mức giá điện tiêu thụ cao vẫn là "động lực chi phối của lạm phát" trong khu vực đồng euro.

Để ứng phó với tình hình trên, các Chính phủ châu Âu đã tung ra nhiều biện pháp từ giới hạn giá điện, khí đốt tiêu dùng đến cung cấp tín dụng và bảo lãnh cho các nhà cung cấp điện có nguy cơ "chênh vênh bên bờ vực vỡ nợ".

"Các nước thành viên EU đã đầu tư hàng tỷ euro để hỗ trợ các hộ gia đình thu nhập thấp, dễ chịu ảnh hưởng từ những “sóng gió” của ngoại cảnh. Nhưng chúng tôi biết rằng điều này sẽ không đủ", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu trước Nghị viện châu Âu.

Giới hạn giá năng lượng

Trong các bước riêng biệt để bảo vệ người tiêu dùng khỏi lạm phát cao kỷ lục, Pháp đã công bố giới hạn giá năng lượng mới cho năm 2023 và Đan Mạch chuẩn bị áp giá trần tạm thời với các hóa đơn năng lượng.

Đề xuất của Ủy ban châu Âu bao gồm giới hạn doanh thu từ các nhà máy phát điện thu được lợi nhuận khổng lồ từ việc giá năng lượng tăng nhưng không phụ thuộc vào khí đốt. Đồng thời bao gồm các biện pháp buộc các công ty nhiên liệu hóa thạch chia sẻ lợi nhuận thu được từ việc bán năng lượng.

“Trong những thời điểm này, thật sai lầm khi các công ty năng lượng nhận được những khoản doanh thu và lợi nhuận kỷ lục bất thường được hưởng từ chiến tranh và nhờ sự hỗ trợ của người tiêu dùng”, bà chủ tịch Uỷ ban châu Âu nhận định.

Chính phủ các quốc gia tại EU sẽ chịu trách nhiệm thu hồi khoản thu vượt mức của các nhà kinh doanh năng lượng để đóng góp vào các quỹ chung hoạt động với mục đích “xoa dịu” các hóa đơn tiền điện, giúp người tiêu dùng đầu tư vào các biện pháp tiết kiệm năng lượng như cách nhiệt trong nhà.

Được biết, kế hoạch mới của Liên minh châu Âu không bao gồm ý tưởng trước đó là giới hạn giá khí đốt của Nga, sau khi Nga cảnh báo rằng họ có thể cắt giảm tất cả các nguồn cung cấp nhiên liệu nếu một nguồn cung cấp nhiên liệu được đưa ra.

Ủy ban cho biết họ vẫn đang xem xét giới hạn giá khí đốt của Nga và thảo luận về ý tưởng giới hạn giá khí đốt rộng hơn, vốn cũng đã gây chia rẽ các quốc gia thành viên và không được đưa vào đề xuất hôm thứ Tư (14/9).

Châu Âu đã chạy đua để nạp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt, bước đầu đã đạt được mục tiêu là sẽ đầy 80% vào tháng 11. Tuy nhiên, việc cắt giảm nguồn cung của Nga khiến cho triển vọng của khối về mùa đông dư dả khí đốt tự nhiên trở nên không chắc chắn.

Nhà phân tích Zongqiang Luo của Rystad cho biết: “Nhiều tháng xung đột về địa chính trị đã khiến thị trường khí đốt châu Âu bị ảnh hưởng, với giá cả biến động do thiếu nguồn cung, khả năng can thiệp thị trường và sự không chắc chắn rộng lớn hơn”.

Đức, Pháp hành động để “cứu” các công ty, người dân

Là một phần của gói biện pháp ứng phó khó khăn trước mắt, dự kiến vào ngày 22/9, Cơ quan Giám sát Chứng khoán của Liên minh châu Âu sẽ đưa ra các kế hoạch khắc phục thị trường tạm thời, giúp giảm bớt tình trạng siết chặt thanh khoản mà các công ty năng lượng phải đối mặt, Ủy ban châu Âu cho biết.

Thông thường, các công ty tiện ích thường bán điện trước nhưng bên mua phải cung cấp tài sản thế chấp phòng trường hợp vỡ nợ (không đủ khả năng chi trả). Khi giá khí đốt tăng cao, nhu cầu về tài sản thế chấp cũng tăng theo.

“Chúng tôi sẽ làm việc với các Cơ quan Quản lý Thị trường để giảm bớt những vấn đề trước mắt, đồng thời sẽ thực hiện các biện pháp để hạn chế sự biến động giá tiền điện trong ngày,” bà von der Leyen nói.

Ủy ban Liên minh châu Âu cho biết họ cũng đang làm việc trên một tiêu chuẩn giá dựa trên giao dịch để phản ánh chính xác hơn thị trường nhập khẩu khí đốt.

Trước đó, tập đoàn Công nghiệp tiện ích VKU (Đức) đã cảnh báo về khả năng vỡ nợ. Bên cạnh đó, một số công ty tiện ích ở EU và Anh đã sụp đổ do thâm hụt doanh thu do giá khí đót tăng cao kỷ lục.

Trong khi đó, để giải nguy cho gã khí đốt khổng lồ Uniper, Chính phủ Đức tung thêm 13 tỷ euro để nắm tới 20% cổ phiếu của tập đoàn.

Tại Pháp, nhà điều hành lưới điện RTE cho biết không có nguy cơ mất điện toàn bộ vào mùa đông nhưng không loại trừ một số trường hợp cắt điện vào thời gian cao điểm, đồng thời cho rằng việc giảm nhu cầu tiêu thụ điện là điều cần thiết.

RTE cho hay: “Phương án cuối cùng là phải cắt giảm tải công suất tiêu thụ điện có tổ chức, tạm thời và luân phiên có thể được kích hoạt để tránh sự cố mất điện trên diện rộng”

Đồng thời, Chính phủ Pháp cho biết việc tăng giá điện cho các hộ gia đình sẽ được giới hạn ở mức 15% vào đầu năm tới. Cụ thể, các hộ gia đình có hệ thống sưởi bằng khí đốt trung bình sẽ trả thêm 25 euro/tháng thay vì khoảng 200 euro nếu không có bất kỳ giới hạn nào và 20 euro thay vì 180 nếu mua điện.

Thủ tướng Elisabeth Borne cho biết: “Chúng tôi quyết tâm ứng phó giống như chiến đấu với các cuộc khủng hoảng trước đó. Hiện tại, hành động, thích ứng và bảo vệ nền kinh tế Pháp cũng như người dân là kim chỉ nam hoạt động của chính phủ Paris”.

Lê Na (Theo Reuter, OilPrice)

Bình Luận

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp