EVFTA: Liệu có tạo ra “sóng” sau đại dịch COVID-19?

Thứ bảy, 26/02/2022 10:36 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau hơn 1 năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực, kim ngạch thương mại 2 chiều đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, sự tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng của cả 2 bên.

Những tín hiệu tín cực từ EVFTA

TS Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc trung tâm WTO và Hội nhập, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá: Tính tới hết năm 2021, nhờ vào EVFTA, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam với EU đã tăng 14,1% và đạt mức tăng trưởng 14,1%. 

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng 15,3% so với năm 2020, đạt mức 16,89 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam đã xuất siêu sang EU, với giá trị khoảng 23 tỷ USD.

evfta lieu co tao ra song sau dai dich covid 19 hinh 1

Sau hơn 1 năm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực, kim ngạch thương mại 2 chiều đã đạt được những thành công nhất định.

Tuy nhiên, lợi ích của EVFTA không dừng lại ở sự tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, bà Trang cho rằng, nhờ vào hiệp định này, các doanh nghiệp Việt Nam đã nắm bắt và biết áp dụng các chính sách ưu đãi thuế quan để tìm đường “xuất ngoại” sang EU.

Đại diện VCCI tiết lộ, nhóm ngành giày dép, thủy sản đang thực hiện rất tốt các ưu đãi thuế quan do EVTA mang lại, với tỷ lệ trên 70% doanh nghiệp được hưởng. Riêng giày dép lên tới 90,8%. Các nhóm ngành túi xách, vali, mũ, ô dù, chất dẻo, bánh kẹo, rau củ quả được hưởng ít hơn, dao động trong khoảng 50% - 70%.

Tuy nhiên, một số quan điểm cho rằng, sau 1 năm EVFTA có hiệu lực, sự tăng trưởng được ghi nhận trong năm 2021 chưa tương xứng với tiềm năng thực sự của cả hai bên. Nguyên nhân chính, là do trong 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu đã làm giảm đi hiệu quả của EVFTA.

Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết: Hiệp định EVFTA được thực thi trong bối cảnh cả Việt Nam và các nước thành viên EU cũng như toàn cầu đối mặt với đại dịch COVID-19 xảy ra từ đầu năm 2020.

Tác động của đại dịch tới kinh tế toàn cầu, đặc biệt thông qua kênh thương mại và đầu tư làm thay đổi ảnh hưởng tới mức độ tác động của EVFTA và của các FTA khác.

Số liệu thống kê cho thấy COVID-19 đã tác động phức tạp tới hiệu quả tác động của EVFTA. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU giảm mạnh trong thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại châu Âu. 

Cụ thể, tháng 4/2020, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU sụt giảm mạnh nhất so với các thị trường  và giảm 28,6% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu nhập khẩu của các nước EU giảm. Cả năm 2020, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU giảm 2,7% so với năm 2019. 

Đón sóng sau đại dịch

Sau khi đại dịch COVID-19 được khống chế ở cả 2 chiều, EVFTA sẽ được kỳ vọng tạo ra xung lực mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng lợi ích của cả hai bên.

evfta lieu co tao ra song sau dai dich covid 19 hinh 2

Sau khi đại dịch COVID-19 được khống chế ở cả 2 chiều, EVFTA sẽ được kỳ vọng tạo ra xung lực mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng lợi ích của cả hai bên.

Đồng tình về nhận định này, ông Phạm Ngọc Toàn, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội cho biết: Năm 2022 -2025 được coi là giai đoạn hậu COVID-19, nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn phục hồi và tăng trưởng.

Trong giai đoạn này, EVFTA có thể tạo ra thêm 146.000 việc làm cho người lao động Việt Nam, bình quân tăng khoảng 36.500 việc làm/năm. Trong đó, các nhóm ngành sẽ tuyển lao động ồ ạt nhờ EVFTA bao gồm xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.

Ông Toàn cho rằng, EVFTA còn tạo thêm việc làm cho nhóm lao động trình độ thấp, lao động chưa có bằng cấp chứng chỉ và lao động nữ. Đặc biệt, EVFTA được kỳ vọng sẽ khiến tiền lương bình quân của người lao động thăng thêm 11%.

Tuy nhiên, ông Phạm Ngọc Toàn lưu ý, trong giai đoạn hậu COVID-19, lao động dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị, từ khu vực phi chính thức sang chính thức, điều này dẫn đến dư cung.

“Về dài hạn, khi lợi thế về lao động giá rẻ không còn, lao động trình độ thấp sẽ không còn lợi thế thương lượng về việc làm, và có thể điều kiện làm việc không đảm bảo”, ông Toàn cảnh báo.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá, EVFTA là một FTA có tác động rất tích cực tới kinh tế Việt Nam. Kinh tế EU phục hồi, đặc biệt khi cầu về tiêu dùng hàng hóa tại EU phục hồi, sẽ là cơ hội tốt nâng cao hiệu quả của Hiệp định cho cả hai bên.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư, COVID-19 đang có tác động nhiều chiều tới hiệu quả của Hiệp định. Một số ngành có xuất khẩu gia tăng nhanh do tắc nghẽn nguồn cung ở nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên cũng rất nhiều ngành đang bị ảnh hưởng tiêu cực. 

Có nhiều bằng chứng mà chúng ta thảo luận ở đây cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19 tới hiệu quả của Hiệp định là có tính dài hạn, ảnh hưởng không nhỏ tới phục hồi kinh tế của Việt Nam. 

“Nếu COVID-19 kéo dài, thậm chí tới năm 2025, những ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng, xuất khẩu, đầu tư của Việt Nam cần đặc biệt chú ý”, ông Phương nói.

Ông Trần Quốc Phương nhấn mạnh:  Rất nhiều doanh nghiệp trong thời gian qua đã tận dụng tốt cơ hội do COVID-19 mang lại, nhưng rất nhiều điểm cần chú ý trong trung và dài hạn, đặc biệt là nguy cơ bất ổn vĩ mô, chi phí thương mại gia tăng, hàng rào bảo hộ phi thuế quan, kỳ vọng tăng trưởng và đầu tư.

Ngoài ra, với mục tiêu phục hồi kinh tế sau COVID-19 mà Quốc hội, Chính phủ đã xác định, thực hiện Hiệp định EVFTA có thể là một thách thức, nhưng cũng có thể là công cụ hữu hiệu giúp đạt được mục tiêu của Chương trình phục hồi. 

“Đặc biệt là chúng ta có thể tận dụng sức ép cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh mà Hiệp định đặt ra như một công cụ hữu hiệu để thực thi nhiệm vụ hoàn thiện môi trường kinh doanh mà Chương trình phục hồi kinh tế cũng đặt ra”, ông Phương nói.

Định Trần

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô