Eximbank bầu Chủ tịch Hội đồng Quản trị

Thứ năm, 29/06/2023 08:45 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 28/06/2023, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank- Mã chứng khoán: EIB) đã ban hành Nghị quyết số 216/2023/EIB/NQ-HĐQT về việc bầu bà Đỗ Hà Phương–-Thành viên Hội đồng Quản trị giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank nhiệm kỳ VII (2020 – 2025) thay cho Bà Lương Thị Cẩm Tú- Nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Sự kiện: Eximbank

Để đi đến quyết định bổ nhiệm nhân sự quan trọng này, Hội đồng Quản trị Eximbank đã tổ chức họp theo đúng quy định, theo đó, bà Đỗ Hà Phương nhận được sự tín nhiệm và ủng hộ của các thành viên Hội đồng Quản trị ngân hàng.

Hiện nay, Hội đồng Quản trị của Eximbank đang định hướng lại chiến lược kinh doanh, thống nhất đồng lòng cùng nhau quản trị để đưa Eximbank trở lại Top 10 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, đảm bảo mục tiêu xây dựng nhà băng này trên nền tảng minh bạch, an toàn với tư duy đổi mới hệ thống. Hội đồng Quản trị ngân hàng nhận định: Lãnh đạo là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thành công trong kinh doanh và tăng vị thế ngân hàng trên thị trường, do đó, ngân hàng cần lựa chọn đúng người, đúng thời điểm và đúng vị trí. Quan trọng nhất là có đủ đức, tâm và tài, phù hợp với chiến lược, mục tiêu và định hướng của ngân hàng trong từng giai đoạn.

eximbank bau chu tich hoi dong quan tri hinh 1

Bà Đỗ Hà Phương.

Bà Đỗ Hà Phương sinh năm 1984, đã có hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng. Bà đã tham gia Eximbank với tư cách là thành viên Hội đồng Quản trị từ tháng 02/2022 và có những đóng góp thiết thực, kịp thời với sự ổn định, phát triển của Eximbank trong thời gian qua.

Bà Đỗ Hà Phương đã hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ Tài chính tại trường Đại học Westminster (Anh Quốc) và Cử nhân Kế toán Đại học George Mason (Hoa Kỳ). Bà từng kinh qua nhiều vị trí quản lý, điều hành cấp cao tại nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

Năm 2023, Eximbank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 210.000 tỷ đồng, tăng 13,5%; lợi nhuận trước thuế đạt 5.000 tỷ, tăng 35%, so với năm 2022.

PV

Bình Luận

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp