G7 huy động ngân sách 600 tỷ USD để đầu tư vào các nước đang phát triển

Thứ hai, 27/06/2022 08:45 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm Chủ nhật (26/6), nhóm G7 đã cam kết huy động 600 tỷ USD cho một ngân sách trong vòng 5 năm để đầu tư và tài trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết ở các nước đang phát triển.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo G7 khác đã khởi động lại quỹ "Đối tác về Cơ sở hạ tầng và Đầu tư Toàn cầu" mới được đổi tên, tại hội nghị thượng đỉnh thường niên của nhóm đang diễn ra ở Lâu đài Elmau, miền nam nước Đức.

Các nhà lãnh đạo G7 thảo luận về việc định hình nền kinh tế toàn cầu tại hội nghị thượng đỉnh của khối ở Lâu đài Elmau (Đức) vào ngày 26 tháng 6 năm 2022. Ảnh: Reuters

Các nhà lãnh đạo G7 thảo luận về việc định hình nền kinh tế toàn cầu tại hội nghị thượng đỉnh của khối ở Lâu đài Elmau (Đức) vào ngày 26 tháng 6 năm 2022. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Đức Olaf Scholz (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden trao đổi với nhau bên lề hội nghị. Ảnh: AP

Thủ tướng Đức Olaf Scholz (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden trao đổi với nhau bên lề hội nghị. Ảnh: AP

Ngân quỹ phát triển cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD ở các nước đang phát triển của G7 được xem như một đối trọng với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã

Ngân quỹ phát triển cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD ở các nước đang phát triển của G7 được xem như một đối trọng với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã

Ông Biden cho biết Mỹ sẽ huy động 200 tỷ USD tài trợ từ quỹ liên bang và đầu tư tư nhân trong 5 năm để hỗ trợ các dự án ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình nhằm giúp đối phó với biến đổi khí hậu cũng như cải thiện sức khỏe toàn cầu, bình đẳng giới và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

"Tôi muốn nói rõ. Đây không phải là viện trợ hay từ thiện. Đó là một khoản đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận cho tất cả mọi người", Biden nói, đồng thời cho biết thêm rằng nó sẽ cho phép các quốc gia "thấy được những lợi ích cụ thể của việc hợp tác với các nền dân chủ".

Ông Biden cho biết hàng trăm tỷ USD bổ sung có thể đến từ các ngân hàng phát triển đa phương, các tổ chức tài chính phát triển, quỹ tài sản có chủ quyền và các quỹ khác.

Phía châu Âu sẽ huy động 300 tỷ euro trong cùng thời gian cho sáng kiến này. Các nhà lãnh đạo của Đức, Pháp, Anh, Ý, Canada và Nhật Bản cũng đã nói về kế hoạch của họ, một số trong số đó đã được công bố riêng.

Sáng kiến này được đưa ra nhằm tạo đối trọng với sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Kế hoạch đầu tư của Trung Quốc liên quan đến các chương trình phát triển tại hơn 100 quốc gia nhằm tạo ra một phiên bản hiện đại của tuyến đường thương mại Con đường Tơ lụa cổ đại từ châu Á sang châu Âu.

Quỹ G7 mới sẽ tập trung vào các sáng kiến về khí hậu, trong đó sẽ đầu tư trang trại năng lượng mặt trời trị giá 2 tỷ USD ở Angola, 320 triệu USD để xây dựng bệnh viện ở Bờ Biển Ngà và 40 triệu USD để thúc đẩy thương mại năng lượng khu vực ở Đông Nam Á.

Cùng với các thành viên G7 và EU, Mỹ cũng sẽ cung cấp 3,3 triệu USD hỗ trợ kỹ thuật cho Viện Pasteur de Dakar ở Senegal khi tổ chức này phát triển một cơ sở sản xuất các loại vắc xin linh hoạt quy mô công nghiệp. Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cũng sẽ cam kết hỗ trợ 50 triệu USD trong vòng 5 năm cho Quỹ Khuyến khích Chăm sóc Trẻ em toàn cầu của Ngân hàng Thế giới.

Friederike Roder, phó chủ tịch của nhóm phi lợi nhuận Global Citizen, cho biết các cam kết đầu tư có thể là "một khởi đầu tốt" hướng tới sự tham gia nhiều hơn của các nước G7 vào các quốc gia đang phát triển và có thể củng cố tăng trưởng toàn cầu mạnh mẽ hơn cho tất cả mọi người.

Trung bình các nước G7 chỉ chi 0,32% tổng thu nhập quốc dân của họ cho việc hỗ trợ phát triển, chưa bằng một nửa so với mức 0,7% mà họ đã hứa. Bà Roder nói: “Nếu không có các nước đang phát triển, sẽ không có sự phục hồi bền vững của nền kinh tế thế giới”.

Huy Hoàng (theo Reuters, DW, AFP)

Bình Luận

Tin khác

Ukraine nói bắn hạ 'cỗ máy dội bom' chiến lược Tu-22M của Nga

Ukraine nói bắn hạ 'cỗ máy dội bom' chiến lược Tu-22M của Nga

(CLO) Quân đội Ukraine tuyên bố rằng họ đã bắn hạ một máy bay ném bom chiến lược Tu-22M của Nga vào thứ Sáu (19/4), sau khi "cỗ máy dội bom" này tham gia cuộc không kích tầm xa ở vùng Dnipropetrovsk thuộc miền trung Ukraine.

Thế giới 24h
Triều Tiên tuyên bố thử đầu đạn tên lửa hành trình 'siêu lớn'

Triều Tiên tuyên bố thử đầu đạn tên lửa hành trình 'siêu lớn'

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (20/4) cho biết, họ đã thử nghiệm một đầu đạn tên lửa hành trình “siêu lớn” và một tên lửa phòng không mới ở khu vực ven biển phía tây nước này.

Thế giới 24h
Một người tự thiêu bên ngoài phiên tòa xét xử ông Trump

Một người tự thiêu bên ngoài phiên tòa xét xử ông Trump

(CLO) Một người đàn ông đã tự thiêu vào thứ Sáu (19/4) bên ngoài tòa án ở New York, nơi đang diễn ra phiên tòa lịch sử xét xử cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Động cơ của vụ việc chưa được làm rõ.

Thế giới 24h
Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

(CLO) Thời gian học tập, vui chơi bên bạn bè của trẻ em Gaza đã biến mất kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra 6 tháng trước. Với các em, những điều tưởng như bình thường đó giờ lại là nỗi ước ao mịt mờ.

Thế giới 24h
Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

(CLO) Lực lượng phòng không Nga tuyên bố đã bắn hạ 5 khinh khí cầu của Ukraine trong đêm ngày 17/4. Đây là dấu hiệu cho thấy đang có sự thay đổi về phương thức chiến đấu của Kiev trong cuộc xung đột với Nga, nhất là trong bối cảnh họ đang thiếu hụt tên lửa do nguồn viện trợ từ Mỹ bị đình trệ.

Thế giới 24h