Gắn trách nhiệm 4 nhà để nông sản Việt "cất cánh"

Thứ sáu, 28/08/2020 06:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực đã mang đến cơ hội vàng cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường Châu Âu. Theo các chuyên gia, chuỗi liên kết 4 nhà cần thật sự rõ ràng và chặt chẽ thì nông sản Việt mới có thể rộng đường xuất khẩu.

Sự kiện: nông sản

Bài liên quan
Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực đã mang đến cơ hội vàng cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường Châu Âu tiềm năng

Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực đã mang đến cơ hội vàng cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường Châu Âu tiềm năng

Liên kết 4 nhà còn lỏng lẻo

Hiệp định EVFTA thực sự tạo ra cú hích lớn cho xuất khẩu, nhất là các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh như: thủy sản, rau quả, gạo, cà phê, hồ tiêu, các sản phẩm đồ gỗ…

Tuy nhiên, hàng hóa của Việt Nam khi nhập khẩu vào các nước Châu Âu (EU) hiện đang gặp nhiều khó khăn do rào cản phi thuế quan như chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ.

Đối với hàng nông sản, EU đang áp dụng phương thức kiểm tra giá trị gia tăng. Cơ chế này xuất phát từ việc phát hiện nhiều lô hàng không phù hợp với quy định của EU (như nhiễm vi khuẩn, có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật). Đây là cơ chế EU áp dụng chung cho tất cả các đối tác thương mại.

Ông Nguyễn Như Cường (Cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, các sản phẩm nông sản của Việt Nam có ưu điểm đa dạng và chất lượng cơ bản tốt, bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn như sản xuất lúa gạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cà phê tại Tây Nguyên, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Bắc Giang,...

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, nông sản Việt còn không ít tồn tại cần khắc phục để phát triển mạnh mẽ hơn. Điển hình là quy mô nhỏ, sản xuất chủ yếu vẫn theo thời vụ, thói quen kinh nghiệm, việc tổ chức sản xuất còn chưa mạnh khiến chi phí đầu vào cao đến khi thu hoạch xong lại lúng túng tìm đầu ra cho sản phẩm…

Việc sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, mang tính thời vụ, thói quen kinh nghiệm, lúng túng tìm đầu ra cho sản phẩm là những khó khăn đang tồn tại đối với nông sản Việt

Việc sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, mang tính thời vụ, thói quen kinh nghiệm, lúng túng tìm đầu ra cho sản phẩm là những khó khăn đang tồn tại đối với nông sản Việt

Lực lượng sản xuất chủ yếu lao động nông thôn tay nghề thấp, chưa áp dụng được nhiều những thành tựu khoa học công nghệ. Đặc biệt chuỗi liên kết giữa người nông dân, vùng sản xuất với doanh nghiệp tiêu thụ còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng được mùa mất giá.

Đồng quan điểm, GS. TS. Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho biết, trên thực tế chuỗi liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước dù có nhưng thiếu chặt chẽ, chưa thấy rõ vai trò cũng như trách nhiệm của mỗi “nhà”.

Dễ thấy rằng, nhà khoa học vẫn chưa được đầu tư đúng mức để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm.  Bên cạnh đó, vấn đề liên kết giữa nhà nông dân với nhà doanh nghiệp vẫn tồn tại nhiều bất cập, tình trạng ép giá, phá vỡ hợp đồng vẫn xảy ra, làm thua thiệt cho cả hai bên.

“Một số doanh nghiệp lấy những lý do về kiểm định chất lượng để hạ cấp, hạ giá sản phẩm làm cho nông dân bức xúc. Việc các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản cũng góp phần làm giảm lòng tin của người trồng nguyên liệu.

Ngược lại một số trường hợp người nông dân khi đã ký hợp đồng cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp với giá đã thỏa thuận nhưng thấy giá thị trường cao hơn họ quay sang phá giá, khiến doanh nghiệp thiếu hụt nguyên liệu.”, ông Sơn nhận định.

Cần có những hợp đồng ký kết, gắn trách nhiệm 4 nhà để nông sản Việt "cất cánh"

Theo nhận định của TS. Nguyễn Xuân Lai - Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, một trong những nguyên nhân khiến nông sản Việt chưa tiếp cận được thị trường EU rộng lớn và tiềm năng đó là điều kiện thổng nhưỡng và kỹ thuật chăm sóc cây trồng.

Hiện nay đa số các loại đất trồng cây ăn quả đều đảm bảo các tiêu chuẩn, không có các kim loại nặng. Tuy nhiên độ phì nhiêu của đất không cao. Để sản phẩm nông nghiệp Việt Nam tiến vào thị trường EU, việc áp dụng sản xuất sản phẩm nông sản theo mô hình hữu cơ để nâng cao chất lượng là điều kiện tiên quyết, Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa khẳng định.

Cũng theo TS. Lai, việc quan trọng nhất là bà con nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp cần thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho ra chất lượng tốt nhất; đặc biệt không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhằm xây dựng thương thiệu nông sản sạch, từ đó rộng đường xuất khẩu đi thị trường quốc tế.

Sản xuất nông nghiệp bền vững gắn với du lịch trải nghiệm là hướng đi mới nâng cao giá trị nông sản

Sản xuất nông nghiệp bền vững gắn với du lịch trải nghiệm là hướng đi mới nâng cao giá trị nông sản

Chia sẻ về giải pháp nhằm ràng buộc trách nhiệm giữa 4 nhà để nông sản Việt “cất cánh”,  GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn cho biết, gốc rễ của mối liên kết vẫn là làm sao nông sản bán được ra ngoài thị trường.

Nên chăng, cần có những quy định chặt chẽ về việc ký kết hợp đồng ký liên kết 4 nhà để có sự ràng buộc chắc chắn về trách nhiệm của mỗi bên. Có như vậy mới tạo ra được chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm nông sản xuất khẩu sang EU.

Đồng quan điểm với GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, ông Nguyễn Như Cường cho hay, Chính phủ và các Bộ ngành đã có những chuẩn bị ban đầu trên quy mô rộng khắp để địa phương, doanh nghiệp tiếp cận những Hiệp định thương mại mà EVFTA là ví dụ điển hình.

Mốn phát huy tối đa hiệu quả, mỗi địa phương cần có những chính sách, lộ trình phù hợp, xác định những thế mạnh của mình để phát triển những mặt hàng chủ lực, xây dựng thương hiệu, tạo mối liên kết bền chặt giữa nhà nông với doanh nghiệp và nhà khoa học dưới sự hỗ trợ của nhà nước tiến tới sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại và bền vững.

Theo đánh giá từ các chuyên gia, EU là thị trường xuất khẩu quan trọng nhưng có nhiều rào cản kỹ thuật. Muốn tiếp cận và khai thác hiệu quả người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu đều phải xây dựng kế hoạch dài hạn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào canh tác, thu hoạch lẫn chế biến.

Bên cạnh đó, các địa phương cần thúc đẩy việc xây dựng mã số vùng trồng, chỉ dẫn địa lý, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chất lượng và an toàn thực phẩm; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu, làm tiền đề các doanh nghiệp tiến vào thị trường EU, khai thác mọi tiềm năng của thị trường này.

Hoàng Lan

Tin khác

Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

(CLO) Khách hàng sử dụng thẻ Tín dụng và Ghi nợ quốc tế cá nhân mang thương hiệu Vietcombank Visa có cơ hội nhận được Chuyến du lịch 5 ngày 4 đêm đến Pháp và vé tham gia Thế vận hội Olympic 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank: 36 năm: Kiên định, vững vàng cùng sứ mệnh “Tam nông”

Agribank: 36 năm: Kiên định, vững vàng cùng sứ mệnh “Tam nông”

(NB&CL) 36 năm hình thành và phát triển (26/3/1988 – 26/3/2024) là tròn 36 năm, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) kiên định và thực hiện xuất sắc sứ mệnh riêng vốn có của mình “vì Tam nông”.

Tài chính - Bảo hiểm
Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank”

Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank”

(CLO) Ngày 22/3/2024, Vietcombank đã tổ chức thành công Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank” tại Trụ sở chính, 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tài chính - Bảo hiểm
Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

(CLO) Trước khi được chuyển đổi từ condotel thành chung cư, trước khi được phép huy động vốn, Đà Nẵng Times Square của chủ đầu tư ngập nợ Kim Long Nam bị Đầu tư Phương Trang cầm cố ở ngân hàng.

Bất động sản
Nam A Bank được moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank được moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

(CLO) Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HoSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Thị trường - Doanh nghiệp