Gạo Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường thế giới

Thứ bảy, 30/07/2022 12:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việt Nam đã và đang tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do, trong đó có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Việc này đã giúp gạo Việt Nam thâm nhập và khẳng định được vị thế tại nhiều thị trường trên thế giới.

Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, tính đến hết ngày 15/6/2022, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 3,11 triệu tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, tăng gần 12,3% về lượng và tăng nhẹ 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung 6 tháng đầu năm, gạo là một trong 29 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.

gao viet nam ngay cang khang dinh vi the tren thi truong the gioi hinh 1

Dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2022 đạt từ 6,3-6,5 triệu tấn. Ảnh minh họa.

Về thị trường xuất khẩu, Philippines tiếp tục là thị trường dẫn đầu chiếm 49,89% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước. Ngoài ra, nhu cầu ổn định từ thị trường Trung Quốc, châu Phi và Cuba cũng góp phần mang lại kết quả xuất khẩu tích cực trong quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022.

Giới chuyên gia nhận định, nhu cầu khả quan của thị trường tiêu thụ gạo truyền thống, cùng với kỳ vọng tăng nhập khẩu để đảm bảo tiêu dùng và dự trữ quốc gia của các nước sau thời gian dịch bệnh, căng thẳng địa chính trị trên thế giới sẽ thúc đẩy sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới.

Đáng chú ý, Việt Nam đang được hưởng lợi xuất khẩu gạo từ các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) khi tăng xuất khẩu vào thị trường Australia và Singapore.

Ngoài ra, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam-EU cho phép Việt Nam được miễn thuế với hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm; trong đó, 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm; đồng thời, tự do hoàn toàn đối với gạo tấm.

Bên cạnh đó, giá lương thực và xu thế bảo hộ thương mại khi căng thẳng chính trị Nga-Ukraine tăng lên nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia này, khiến nhiều nước đã tăng nhập khẩu gạo thay thế lúa mỳ cũng là cơ hội lớn cho gạo Việt Nam.

Trên cơ sở này, các doanh nghiệp gạo có thêm cơ hội trúng nhiều gói thầu với giá trị cao trong thời gian tới. Dự kiến, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2022 đạt từ 6,3-6,5 triệu tấn, cao hơn 100.000-200.000 tấn so với năm trước.

Dù vậy, các chuyên gia đánh giá, doanh nghiệp gạo sẽ chịu áp lực chi phí cao trong thời gian tới khi giá xăng dầu, chi phí vận chuyển, logistics tăng, cũng như chịu sức ép cạnh tranh từ nhiều nước xuất khẩu gạo có nguồn cung lớn và giá rẻ như Ấn Độ và Pakistan.

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Nguyễn Ngọc Nam cho biết, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao hơn một số nước trên thế giới, nhưng do chi phí logictics của Việt Nam cao nên hiệu quả còn thấp.

Mặc khác, quan sát thị trường cho thấy nhu cầu có nhiều thay đổi. Các nước tăng cường các rào cản kỹ thuật trong thương mại và người tiêu dùng cũng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Điều này cũng khiến cho việc xuất khẩu gạo sẽ có những thuận lợi và khó khăn đan xen.

Tuấn Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Nam A Bank được moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank được moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

(CLO) Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HoSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Rủi ro thị trường gia tăng, Petrovietnam vẫn giữ được đà tăng trưởng ấn tượng

Rủi ro thị trường gia tăng, Petrovietnam vẫn giữ được đà tăng trưởng ấn tượng

(NB&CL) Trong 2 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ghi nhận nhiều điểm sáng với doanh thu tăng trưởng 19% và nộp ngân sách Nhà nước tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023.

Thị trường - Doanh nghiệp
“Điểm sáng” FDI: Cơ hội lớn, nhưng thách thức không nhỏ

“Điểm sáng” FDI: Cơ hội lớn, nhưng thách thức không nhỏ

(NB&CL) Lợi thế về chi phí, lực lượng lao động dồi dào cùng số lượng các FTA phong phú sẽ giúp Việt Nam tiếp tục thu hút được dòng vốn FDI trong bối cảnh đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. FDI được xem là động lực, giúp củng cố triển vọng Việt Nam tăng trưởng thuận lợi trong trung hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế toàn cầu “rạn nứt” từ những container vận chuyển

Kinh tế toàn cầu “rạn nứt” từ những container vận chuyển

(CLO) Container vận chuyển là một tuyệt tác hậu cần có thể vận chuyển hàng nghìn mặt hàng từ hàng trăm công ty khác nhau trên toàn cầu với chi phí hợp lý. Nếu lưu thông container vận chuyển chậm lại, có thể xảy ra tình trạng tắc nghẽn lớn trong chuỗi cung ứng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các lệnh trừng phạt phương Tây có làm khó lĩnh vực xuất khẩu dầu thô của Nga?

Các lệnh trừng phạt phương Tây có làm khó lĩnh vực xuất khẩu dầu thô của Nga?

(CLO) Trong nhiều tháng, lĩnh vực xuất khẩu dầu thô Nga đang gặp khó trong vấn đề thanh toán với các ngân hàng ở các nước đối tác thương mại lớn. Cụ thể, Trung Quốc, UAE và Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang xem xét kỹ lưỡng các giao dịch để cảnh giác với các lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp