Gay cấn “cuộc đua” tăng vốn điều lệ giữa các ngân hàng

Thứ bảy, 10/04/2021 06:21 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mùa đại hội cổ đông năm nay, bên cạnh kế hoạch lợi nhuận, doanh thu “khủng” thì nhiều ngân hàng cũng có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ. “Cuộc đua” này có sự góp mặt của nhiều ngân hàng top đầu, khiến bảng xếp hạng vốn điều lệ các nhà băng có sự xáo trộn.

Ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hiện nay là BIDV với hơn 40.200 tỷ đồng, nhà băng này cũng có kế hoạch tăng mạnh vốn trong giai đoạn 2021 – 2022.

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 của BIDV được tổ chức vào ngày 12/3 vừa qua đã thông qua nhiều nội dung quan trọng như Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV năm 2020 và kế hoạch kinh doanh năm 2021, phương án tăng vốn điều lệ năm 2021...

Theo đó, cổ đông ngân hàng này đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên hơn 48.500 tỷ đồng (tức tăng 20,6%) trong giai đoạn 2021-2022. Phương án tăng vốn bao gồm việc phát hành 207,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 (tỷ lệ 5,2%), phát hành 281,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 (tỷ lệ 7%) và phát hành thêm 341,5 triệu cổ phần mới bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ.

Theo lãnh đạo BIDV, tăng vốn điều lệ là cơ sở để ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, phù hợp với quy mô kinh doanh, bảo đảm cho BIDV phát triển bền vững và thực hiện tốt vai trò định hướng và dẫn dắt thị trường...

Nhiều ngân hàng có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ trong năm nay.

Nhiều ngân hàng có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ trong năm nay.

MB Bank cũng vừa công bố tài liệu trình cổ đông việc tăng vốn điều lệ thêm 10.688 tỉ đồng trong năm 2021, lên 38.675 tỉ đồng.

Cụ thể, ngân hàng này dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ thêm hơn 9.795 tỉ đồng thông qua phát hành cổ phần phổ thông để trả cổ tức với tỷ lệ 35% trên tổng số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành từ nguồn lợi nhuận sau thuế năm 2020.

Đồng thời tăng vốn điều lệ thêm dự kiến tối đa 700 tỉ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ mới dự kiến 70 triệu cổ phần phổ thông cho các nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ có khả năng và sẵn sàng hợp tác nhằm tạo hệ sinh thái số mang lại lợi ích lâu dài cho MB.

ACB cũng vừa thông qua phương án tăng vốn điều lệ  năm 2021. Theo đó, ngân hàng này sẽ tăng vốn điều lệ từ hơn 21.600 tỷ lên hơn 27.000 tỷ đồng thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 25%. Ngân hàng ACB sẽ phát hành hơn 540 triệu cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu lưu hành lên hơn 2,7 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo ACB cho biết, sau khi hoàn tất việc tăng vốn thì Dragon Financial Holdings Limited vẫn là cổ đông lớn duy nhất của ACB với tỷ lệ sở hữu 6,92%. Hiện room ngoại của ngân hàng này đã được lấp kín ở mức tối đa là 30% theo quy định của pháp luật.

Tại HD Bank, trong năm nay ngân hàng này dự kiến tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.000 tỷ lên 20.110 tỷ đồng bằng việc phát hành hơn 400 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương đương tỷ lệ 25%.

Với số vốn điều lệ được bổ sung, HDBank sẽ dùng để cho vay trung dài hạn, dự kiến số tiền 2.000 tỷ đồng và phần còn lại bổ sung nguồn vốn lưu động trong hoạt động của ngân hàng.

Năm 2021, SHB dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ lên mức gần 21.300 tỷ đồng, tương đương tăng 21% so với vốn điều lệ hiện tại. Để tăng vốn, ngân hàng dự kiến chia cổ tức năm 2019 và năm 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ lần lượt 10% và 10,5%.

Ngoài ra, một số ngân hàng tầm trung như VIB, MSB, SeABank cũng muốn tăng vốn điều lệ trong năm nay.

Trong đó, SeABank dự kiến tăng vốn điều lệ từ 12.087 tỷ đồng lên 15.238 tỷ đồng thông qua việc phát hành hơn 110,2 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương đương tỷ lệ 9,12%.

MSB tăng vốn điều lệ từ 11.750 tỷ đồng lên 15.275 tỷ đồng, thông qua trả cổ tức 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%.

VIB tăng vốn từ 11.093 tỷ đồng hiện tại lên hơn 15.530 tỷ đồng thông qua việc chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ tối đa 40%.

Phương án tăng vốn của loạt ngân hàng nói trên dự kiến sẽ khiến bảng xếp hạng vốn điều lệ trong năm nay có sự xáo trộn.

Bảng xếp hạng vốn điều lệ các ngân hàng năm 2021 dự kiến có sự xáo trộn.

Bảng xếp hạng vốn điều lệ các ngân hàng năm 2021 dự kiến có sự xáo trộn.

Như đã đề cập, BIDV hiện đang là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống với hơn 40.200 tỷ đồng. Theo sau là VietinBank và Vietcombank với mức xấp xỉ nhau, lần lượt là 37.234 tỷ và 37.089 tỷ.

Techcombank là ngân hàng đứng thứ 4 trong hệ thống, với vốn điều lệ hơn 35.000 tỷ đồng; đồng thời là ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất trong các ngân hàng tư nhân, ngân hàng này vẫn chưa có kế hoạch tăng vốn trong năm nay.

Vì vậy, nếu MB Bank có thể tăng vốn thành công lên gần 39.000 tỷ, ngân hàng sẽ vượt Techcombank để trở thành ngân hàng tư nhân có vốn điều lệ lớn nhất. ACB cũng có khả năng vượt VPBank, đồng SHB và HDBankcó thể  vượt Sacombank…

Các ngân hàng tầm trung như SeABank, MSB, VIB cũng có thể vượt 2 ngân hàng lớn SCB và Eximbank về vốn điều lệ.

Tuy nhiên, đây chưa phải là bảng xếp cuối cùng về vốn điều lệ trong năm nay. Được biết, VietinBank và Vietcombank sắp tới cũng sẽ trình cổ đông phương án tăng vốn, nhưng mức tăng bao nhiêu vẫn chưa được ngân hàng này tiết lộ.

Hà Anh 

Tin khác

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sự hòa quyện khó tin giữa chất sống xa xỉ và thiên nhiên tại The Miyabi

Sự hòa quyện khó tin giữa chất sống xa xỉ và thiên nhiên tại The Miyabi

(CLO) Được thiết kế bởi đội ngũ KTS danh tiếng từ KKAA và Kego Kuma - Kiến trúc sư thuộc hàng ngôi sao tại Nhật Bản, The Miyabi đề cao tối đa giá trị hòa hợp của con người với thiên nhiên, tập trung cao độ vào cách tạo ra không gian đắt giá để chủ nhân tinh hoa hưởng thụ cuộc sống.

Bất động sản
Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp