(CLO) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026).
Sáng 12/2 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.
Quang cảnh phiên họp.
Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững
Tại phiên khai mạc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025, năm tăng tốc, bứt phá, về đích, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng và củng cố, chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thực hiện thắng lợi Chiến lược 10 năm 2021-2030, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Chỉ tiêu 2021-2025 nào chưa đạt thì phải quyết tâm hoàn thành; chỉ tiêu nào đạt rồi thì phải nâng cao chất lượng, hiệu quả.
Do đó, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026). Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình.
Kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên năm 2025. Cụ thể: Tăng trưởng khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 9,5% trở lên (trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,7% trở lên); dịch vụ tăng 8,1% trở lên; nông, lâm, thủy sản tăng 3,9% trở lên). Các khu vực kinh tế tăng trưởng cao hơn khoảng 0,7-1,3% so với năm 2024; công nghiệp - xây dựng, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng.
Quy mô GDP năm 2025 khoảng trên 500 tỷ USD, GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD. Các động lực tăng trưởng: tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 174 tỷ USD trở lên, xấp xỉ 33,5% GDP (cao hơn 3 tỷ USD); trong đó đầu tư công khoảng 36 tỷ USD (tương đương 875 nghìn tỷ đồng, cao hơn khoảng 84,3 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch đã giao năm 2025 là 790,7 nghìn tỷ đồng), đầu tư tư nhân khoảng 96 tỷ USD, FDI khoảng 28 tỷ USD, đầu tư khác khoảng 14 tỷ USD; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) năm 2025 tăng khoảng 12% trở lên; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2025 tăng 12% trở lên; thặng dư thương mại khoảng 30 tỷ USD. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5-5%.
Trên cơ sở Đề án này, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc điều chỉnh một số chỉ tiêu chủ yếu: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8% trở lên; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5-5%; Trường hợp cần thiết cho phép điều chỉnh bội chi NSNN lên mức khoảng 4-4,5% GDP để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể đến ngưỡng hoặc vượt ngưỡng cảnh báo khoảng 5% GDP.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế cơ bản thống nhất với mục tiêu, yêu cầu, kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Chính phủ cần có các giải pháp kiểm soát lạm phát phù hợp với mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô
Trình bày Báo cáo thẩm tra Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế cơ bản thống nhất với mục tiêu, yêu cầu, kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 trong Tờ trình, Báo cáo của Chính phủ.
Về chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5 - 5%, Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc điều chỉnh chỉ tiêu chỉ số giá tiêu dùng là cần thiết nhằm tạo không gian trong điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát là chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định vĩ mô cũng như đời sống người dân và chi phí của doanh nghiệp. Do đó, đề nghị Chính phủ có các giải pháp kiểm soát lạm phát phù hợp với mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
Về đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu về bội chi và nợ công, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ sử dụng hiệu quả nguồn lực, thực hiện đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý nợ công; quyết liệt điều hành để bảo đảm bội chi, nợ công trong phạm vi đã được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 và Nghị quyết số 159/2024/QH15, chỉ điều chỉnh khi đã thực hiện hết các giải pháp và bảo đảm an toàn nợ công, khả năng trả nợ, đặc biệt là chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với tổng thu ngân sách.
Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, cần tiếp tục tập trung thực hiện tốt Kết luận số 97-KL/TW ngày 05/10/2024 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về kinh tế - xã hội năm 2024 - 2025 đã được thể chế hóa cụ thể trong Nghị quyết số 158/2024/QH15 của Quốc hội. Đặc biệt là triển khai quyết liệt, hiệu quả Kết luận số 123-KL/TW của Trung ương và tùy tình hình thực tế có các giải pháp điều hành phù hợp.
Đồng thời, bám sát mục tiêu tăng trưởng và Kết luận số 123-KL/TW của Trung ương để xác định cụ thể lộ trình, trách nhiệm xây dựng trình Quốc hội các luật, nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm hành lang pháp lý cho việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 và các năm tiếp theo. Theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế, chính trị thế giới, đánh giá đúng tình hình, kịp thời phản ứng chính sách. Tiếp tục tăng cường năng lực nội sinh, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng giữ vững nền tảng để phát triển bền vững, lâu dài, đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh. Có giải pháp cụ thể, hiệu quả để bảo đảm an sinh xã hội, an ninh tài chính quốc gia trong trường hợp nới lỏng chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và điều chỉnh tăng CPI, bội chi, nợ công.
Khai thác hiệu quả các cơ hội từ 17 Hiệp định FTA đã ký kết; thúc đẩy, sớm ký kết các hiệp định thương mại tự do đối với các thị trường mới, có tiềm năng. Theo dõi chặt chẽ để khai thác hiệu quả việc chuyển dịch thương mại và công nghệ trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn. Minh bạch chuỗi giá trị hàng hóa xuất khẩu; chủ động ứng phó với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng. Có giải pháp cụ thể, thực chất, hiệu quả để triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, phát triển lực lượng sản xuất mới, tiên tiến, nâng cao năng suất lao động.
Thực hiện đúng chủ trương của Đảng, bảo đảm hiệu quả việc tinh gọn, sắp xếp tổ chức, bộ máy; không để xảy ra gián đoạn công việc hoặc làm ảnh hưởng đến người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và chú ý vấn đề tăng năng suất lao động, chính sách an sinh xã hội. Có cơ chế, chính sách thực chất, hiệu quả bảo vệ, khuyến khích, khen thưởng cán bộ dám đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, không vụ lợi...
(CLO) Sáng 28/3 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phối hợp cùng Cục Thể dục Thể thao Việt Nam tổ chức hội thảo nhằm góp ý xây dựng chương trình phát triển các môn thể thao trọng điểm để hướng đến vươn tầm Olympic và ASIAD giai đoạn 2026-2046.
(CLO) Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) vừa công bố khảo sát hàng trăm doanh nghiệp, trước thực trạng thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp trong năm 2024.
(CLO) Ngày 28/3, UBND TP HCM đã ban hành kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 đoạn từ nút giao An Sương đến đường Vành đai 3 theo phương thức đối tác công tư.
(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng chủ trì cuộc họp về triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.
(CLO) Từ 8h đến 17h mỗi ngày tại điểm cấp, đổi hộ chiếu của công an thành phố tại các chi nhánh của Trung tâm phục vụ hành chính công TP Hà Nội sẽ có cán bộ chiến sĩ tham gia ứng trực. Từ đó hàng trăm trường hợp đề nghị cấp và gia hạn hộ chiếu đã được hướng dẫn xử lý thành công trên môi trường trực tuyến.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Sơn La vừa thông báo mời thầu cho gói thầu số 8, thuộc dự án "Xây dựng tuyến đường Chiềng Sinh-Chiềng Ngần (đoạn Km2+327m÷Km7+527m)".
(CLO) Chỉ sau 8 tháng giữ chức Thành viên HĐQT VKC Holdings (mã VKC - UPCoM), ông Nguyễn Quang Huy đã bất ngờ xin từ nhiệm ngay trước ĐHĐCĐ 2025. Doanh nghiệp này đang chìm sâu trong khủng hoảng tài chính với khoản lỗ lũy kế lên đến gần 463 tỷ đồng và bị kiểm toán từ chối đưa ý kiến.
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đề nghị UBND tỉnh Bình Định xác định việc tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư; luôn thân thiện, đồng hành cùng doanh nghiệp.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu tăng cường tuyên truyền đến các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện đúng quy định pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
(CLO) Sáng 28/3, Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An tổ chức lớp tập huấn chuyên đề "Kỹ năng sản xuất và Phát triển nội dung báo chí, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI". Chương trình thu hút hơn 100 hội viên, phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tham gia.
(CLO) Sáng ngày 28/3/2025, một cán bộ Công an phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa cho biết, đơn vị đang vào cuộc xác minh, làm rõ nhóm đối tượng chém nhau trong video lan truyền trên mạng xã hội.
(CLO) Hàng trăm binh sĩ Lithuania và Mỹ cùng hàng chục phương tiện đã được huy động để tìm kiếm chiếc xe M88 Hercules – một loại xe tải bọc thép cứu hộ – bị chìm sâu hơn 5 mét dưới lòng đất tại thao trường Pabrade, gần biên giới Belarus.
(CLO) Sau khi không thể huy động 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2024, DIC Corp tiếp tục lên kế hoạch chào bán 150 triệu cổ phiếu với giá chỉ 12.000 đồng/cp, giảm 20% so với mức cũ. Động thái này cho thấy áp lực tài chính và khả năng triển khai dự án của công ty đang ngày càng trở nên khó khăn.
(CLO) Liên quan vụ nam sinh 17 tuổi ở Đồng Nai bị nhóm thanh, thiếu niên đánh phải nhập viện, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã tạm giữ 6 đối tượng liên quan.
(CLO) Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Nghệ An vừa ra quyết định xử phạt 02 trường hợp đăng tải thông tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội.
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đề nghị UBND tỉnh Bình Định xác định việc tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư; luôn thân thiện, đồng hành cùng doanh nghiệp.
(CLO) Sáng nay (ngày 28/3), người dân có dịp chiêm ngưỡng màn trình diễn ấn tượng của các tiêm kích Su và trực thăng quân sự của lực lượng không quân Việt Nam trên bầu trời TP HCM.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa quyết định giao 70.574,2 m2 đất tại các phường Ngọc Thụy và Thượng Thanh, quận Long Biên cho UBND quận Long Biên để triển khai dự án xây dựng công viên và hồ điều hòa.
(CLO) Chiều 27/3, tại tỉnh Bình Định, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự lễ và cắt băng khánh thành tuyến đường nối từ Quốc lộ 19 đến Khu Công nghiệp Becamex VSIP Bình Định kết nối với Cảng Quy Nhơn và Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh. Hai công trình trọng điểm này là món quà ý nghĩa chào mừng Ngày giải phóng tỉnh Bình Định, thể hiện ý chí, khát vọng vươn lên mạnh mẽ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh.
(CLO) Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng đã ký ban hành kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) đã được cho ý kiến tại Phiên họp thứ 43, tháng 3/2025.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị lãnh đạo Tập đoàn Skoda Auto xem xét các cơ hội hợp tác để doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng của Skoda và Volkswagen, nhất là trong khu vực Đông Nam Á.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.