Gen Z Trung Quốc bị sa thải, thiếu việc làm và nền kinh tế phát triển chậm

Thứ ba, 26/07/2022 20:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tham vọng và kỳ vọng về tiền lương của những người lao động trẻ tuổi đang giảm dần sau sự tấn công của Covid-19 và cuộc đàn áp công nghệ.

Đổ xô vào làm doanh nghiệp nhà nước

Thế hệ có trình độ học vấn cao nhất trong lịch sử Trung Quốc được cho là đã tạo ra một con đường hướng tới một nền kinh tế đổi mới và công nghệ tiên tiến hơn. Nhưng theo ước tính, hiện có khoảng 15 triệu thanh niên thất nghiệp và nhiều người đang hạ thấp tham vọng của mình.

gen z trung quoc bi sa thai thieu viec lam va nen kinh te phat trien cham hinh 1

Sinh viên tốt nghiệp đại học tại hội chợ việc làm ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam. (Nguồn: VCG / Getty Images)

Hàng loạt các yếu tố bất lợi đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp của những thanh niên thành thị từ 16 đến 24 tuổi của Trung Quốc lên mức kỷ lục 19,3%, cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ ở Mỹ. Chiến lược chống Covid-19 theo đường lối cứng rắn của Chính phủ đã dẫn đến việc sa thải nhân viên, trong khi cuộc đàn áp theo quy định đối với các công ty bất động sản và giáo dục đã ảnh hưởng đến khu vực doanh nghiệp tư nhân.

Đồng thời, một số lượng kỷ lục sinh viên tốt nghiệp đại học và trường dạy nghề — khoảng 12 triệu người — đang tham gia thị trường việc làm vào mùa hè này. Nhóm lao động có trình độ học vấn cao này đã làm gia tăng sự không phù hợp giữa thực trạng hiện nay và kỳ vọng của người tìm việc.

Kết quả là dân số trẻ ngày càng mất niềm tin vào các công ty tư nhân và sẵn sàng chấp nhận bị trả lương thấp hơn khi vào làm cho doanh nghịệp nhà nước.

Nếu xu hướng này tiếp tục, mức tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ bị ảnh hưởng. Số lượng tuyệt đối những người dưới 25 tuổi thất nghiệp khiến lực lượng lao động của Trung Quốc giảm từ 2% đến 3%, và ít lao động hơn đồng nghĩa với việc GDP thấp hơn.

Thất nghiệp và thiếu việc làm cũng tiếp tục ảnh hưởng đến tiền lương trong nhiều năm. Một đánh giá năm 2020 về các nghiên cứu đã báo cáo mức giảm 3,5% tiền lương của những người đã trải qua thất nghiệp 5 năm trước đó.

Bên cạnh đó, nhiều người trẻ đảm nhận các vai trò trong Chính phủ có thể khiến nhóm lao động này ít tham gia vào các lĩnh vực mới và thúc đẩy sự đổi mới.

Zeng Xiangquan, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Việc làm Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết: “Sự điều chỉnh cơ cấu mà nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt hiện nay thực sự cần nhiều người trở thành doanh nhân và phấn đấu hơn. Kỳ vọng giảm xuống đã làm hỏng việc sử dụng lực lượng lao động trẻ. Đó không phải là một điều tốt cho nền kinh tế”.

Trước đại dịch, Xu Chaoqun, 22 tuổi, chuẩn bị cho sự nghiệp được làm việc trong các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc. Nhưng cuộc săn lùng việc làm kéo dài 4 tháng không có kết quả đã khiến thanh niên này đặt mục tiêu vào làm cho doanh nghiệp nhà nước.

Xu, người theo học chuyên ngành nghệ thuật thị giác tại một trường đại học hạng trung cho biết: “Dưới sự bùng phát của Covid-19, nhiều công ty tư nhân rất bất ổn. Đó là lý do tại sao tôi muốn làm việc với một doanh nghiệp nhà nước”.

Xu không đơn độc. Khoảng 39% sinh viên tốt nghiệp đã liệt kê các công ty nhà nước là lựa chọn nhà tuyển dụng hàng đầu của họ vào năm ngoái. Con số này tăng từ 25% trong năm 2017. Trong khi 28% khác đã chọn công việc trong Chính phủ là lựa chọn đầu tiên của họ.

Cũng như sự di chuyển của nhân tài đến các công ty nhà nước, có một cơ chế khác đang hoạt động có thể làm tổn hại đến sự tăng trưởng dài hạn.

Cụ thể, các nghiên cứu từ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã chỉ ra rằng những người trẻ tuổi thất nghiệp càng khó tìm được việc làm thì thu nhập dài hạn của họ càng giảm.

Theo Lu Feng, nhà kinh tế lao động tại Đại học Bắc Kinh, khu vực doanh nghiệp nhà nước đã sử dụng khoảng 80 triệu lao động và con số này có thể tăng thêm 2 triệu người trong năm nay. “Tuy nhiên, so với tổng nhu cầu việc làm, con số này vẫn còn tương đối nhỏ. Vẫn cần các công ty tư nhân thuê thêm lao động”, ông nói.

Nhưng điều đó sẽ chỉ xảy ra nếu nền kinh tế phát triển. Để đáp ứng mục tiêu việc làm, các nhà kinh tế cho rằng Trung Quốc cần GDP tăng từ 3% đến 5% trong năm nay. Các nhà kinh tế đang dự đoán mức tăng trưởng gần 4% —với triển vọng rất không chắc chắn do dự đoán có nhiều đợt phong toả hơn để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Chang Shu, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á của Bloomberg Economics, cho biết: “Thiếu sự rõ ràng về chiến lược rút lui khỏi chính sách Zero Covid khiến các công ty cảnh giác với việc tuyển dụng”.

Có bằng đại học nên không làm công nhân trong nhà máy

Hàng trăm triệu người lao động chuyển từ nông thôn lên thành phố đã từng phải trở về làng trong thời kỳ thị trường lao động sụt giảm. Giờ đây, những người di cư trẻ tuổi lại đang thi nhau ở lại thành phố khi họ bị mất việc làm, đẩy tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị lên cao.

Thứ hai, số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm ở Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần trong hai thập kỷ qua - tốc độ mở rộng giáo dục đại học nhanh nhất ở bất kỳ đâu trên thế giới, vào bất kỳ thời điểm nào. Tỷ lệ thanh niên Trung Quốc theo học đại học hiện nay là gần 60%, tương đương với các nước phát triển.

Số sinh viên tốt nghiệp nghề thấp hơn nhiều so với những người đạt bằng cấp học vấn. Đó là sự kỳ thị về giáo dục nghề nghiệp mà sinh viên đã thể hiện một cách mạnh mẽ vào năm ngoái khi nói rằng trường đại học của họ đang được đổi tên thành trường dạy nghề. Những người trẻ có trình độ học vấn cao đang từ chối các công việc trong nhà máy.

Điều đó khiến các nhà sản xuất phàn nàn về tình trạng thiếu kỹ thuật viên lành nghề. Jiang Cheng, 28 tuổi, một đại lý cho các nhà máy điện tử ở miền Trung Trung Quốc, cho biết: “Không có nhiều người ứng tuyển những công việc đó, chẳng hạn như thợ điện hay thợ hàn”.

Trong khi đó, các lĩnh vực khác được đăng ký quá mức. Theo một nghiên cứu năm 2021, trên 20.000 người tìm việc được lựa chọn ngẫu nhiên thì có khoảng 43% người xin việc muốn làm việc trong ngành công nghệ thông tin, trong khi lĩnh vực này chỉ chiếm 16% trong số các bài đăng tuyển dụng.

Một nửa số người tìm việc có bằng cử nhân, nhưng chỉ 20% công việc yêu cầu bằng cử nhân. “Hiện đã có bằng chứng thuyết phục về việc giáo dục quá mức,” các tác giả của nghiên cứu này viết và cảnh báo rằng việc này “có thể ảnh hưởng sâu sắc đến các cá nhân và quốc gia”.

Sơn Tùng (Theo BloombergTimes of India)

Bình Luận

Tin khác

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp