Ghé thăm làng nghề đan đó 200 tuổi ở Hưng Yên

Thứ ba, 27/09/2022 21:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mọi du khách sẽ được trải nghiệm không gian mang đậm nét đẹp hồn quê Việt Nam khi đến thăm quan làng đan đó Tất Viên, thuộc xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Làng nghề đan đó hơn 200 năm

Nằm cách thành phố Hưng Yên khoảng 7km, làng Tất Viên từ lâu đã nổi tiếng khắp vùng, bởi ngôi làng nhỏ này vốn có nghề truyền thống đan đó được hơn 200 năm. 

Khi tới làng đan đó Tất Viên, du khách sẽ được trải nghiệm cách đan, quy trình để tạo ra một sản phẩm đó đạt tiêu chuẩn thị trường. Theo chia sẻ, thành phẩm chính dùng để đan đó là chất liệu tre, nứa già bởi có tính dẻo và bền nên rất phù hợp dùng làm nguyên liệu để đan đó - một công cụ truyền thống của người Việt xưa dùng để đánh bắt tôm, tép, cá... Hiện làng nghề Tất Viên có khoảng 200 đến 300 hộ gia đình làm nghề đan đó, nhiều nhất ở hai thôn Tất Viên và Nội Năng. 

ghe tham lang nghe dan do 200 tuoi o hung yen hinh 1

Một góc sân nhà cụ Lương Sơn Bạc, một trong những người thợ đan đó lâu năm tại làng Tất Viên, xã Thủ Sỹ - Ảnh: Đình Trung

Để hiểu rõ về nghề truyền thống này, phóng viên Báo Nhà báo và Công luận tìm về làng nghề đan đó Tất Viên, ghé thăm gia đình cụ ông Lương Sơn Bạc - một cụ ông lớn tuổi dành gần hết cuộc đời với nghề truyền thống này. 

Chia sẻ với PV, cụ Lương Sơn Bạc cho biết, để tạo ra một chiếc đó đẹp, tròn và đạt tiêu chuẩn bán ra thị trường, bước quan trọng nhất là chọn tre, nứa già mới có thể đan được những chiếc đó chắc chắn, bền đẹp... Kỹ thuật đan đó cực kỳ phức tạp, một người thợ nếu để đan hoàn thiện một chiếc đó phải học mất thời gian khá dài, trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Bởi vậy, gia đình cụ Bạc mỗi người chia nhau một việc, người chẻ, người vót che, nứa rồi sau đó mới thực hiện đan đó. 

ghe tham lang nghe dan do 200 tuoi o hung yen hinh 2

Cụ Bạc, cụ Lập và một người bạn hàng xóm đang say sưa với nghề truyền thống đan đó tại gia đình - Ảnh: Đình Trung

Cụ Bạc nói: "Trong quá trình đan đó, công đoạn dễ nhất là đan hom miệng đó, khó nhất là đan cạp, vành miệng và đan kết thúc đuôi đó. Chiếc đó có hình bầu dục, miệng nhỏ, đuôi nhọn, còn nắp miệng là chiếc hom... Một người thợ cứng nghề có thể đan xong một chiếc đó trong vòng 1 giờ đồng hồ. Sau đó chiếc đó được đem phơi ngoài nắng khoảng nửa tiếng hoặc đem hun treo gác bếp để tăng độ bền cho sản phẩm, khi đó ngả vàng sậm thì có thể giao bán".

Hàng chục năm về trước, nghề đan đó là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình làng Thủ Sỹ, tuy nhiên, hiện tại thu nhập của nghề truyền thống này đã giảm sút và không còn là thu nhập chính của hộ gia đình nơi đây. Theo cụ Bạc, một chiếc đó thành phẩm được rao bán giá khoảng 20 nghìn đến 30 nghìn/chiếc, còn đó hun khói có màu vàng nâu cánh gián được bán với giá 30 nghìn đến 40 nghìn/chiếc. 

Video đan đó truyền thống tại nhà cụ Lương Sơn Bạc 

X

Hàng ngày, những chiếc đó sản xuất ra được phân phối đến nhiều tỉnh thành như Hải Phòng, Ninh Bình, Bắc Giang... Lượng hàng xuất kho tuy ít hơn những năm trước, nhưng đó cũng là nguồn thu nhập không nhỏ của những người thợ đan đó tại làng Tất Viên.

"Tôi rất vui khi thấy những sản phẩm đó do chính mình tạo ra được phân phối trên khắp các tỉnh, thành Việt Nam. Nguồn thu nhập tuy không nhiều nhưng niềm vui lớn nhất là mọi người khắp trên cả nước đều biết tới gia đình tôi", cụ Bạc chia sẻ. 

Tâm nguyện giữ gìn nghề đan đó truyền thống

Để tạo nên những sản phẩm đó đạt tiêu chuẩn, ngoài công sức của cụ Lương Sơn Bạc thì không thể thiếu công lao của cụ bà Phạm Thế Lập (90 tuổi, em cụ Bạc). Cụ Lập hàng ngày làm việc đan đó tại nhà và phụ giúp người anh họ hàng là cụ Bạc. Cụ Lập vốn là người thợ lâu năm nên những đường đan, mũi lan của cụ rất tỉ mỉ, cẩn thận. 

Cụ Lập cho biết: "Trước kia mỗi ngày tôi đan được khoảng 10-15 chiếc đó, nhưng tới hiện tại do tay chậm mắt mờ nên chỉ đan được khoảng 10 chiếc, bình quân khoảng 1 tiếng một chiếc đó...".

ghe tham lang nghe dan do 200 tuoi o hung yen hinh 3

Cụ Lập dù tuổi cao nhưng vẫn hàng ngày đan đó và dạy nghề cho con cháu - Ảnh: Đình Trung

Vừa tiếp chuyện chúng tôi, tay cụ Lập vừa làm thoăn thắt đan những chiếc lan tre để tạo thành chiếc đó. Nhìn đôi bàn tay hằn những vết nhăn của nghề và tuổi tác, chúng tôi phần nào thấu hiểu được sự yêu nghề, muốn giữ nghề truyền thống này của những người như cụ Lập.

"Tôi năm nay đã 90 tuổi rồi, cái tuổi gần đất xa trời nhưng may mắn với tôi là các cụ phù hộ cho đôi mắt sáng và sức khỏe. Còn sống tôi ngày nào thì tôi vẫn còn đan ngày đó. Tôi có một tâm nguyện duy nhất là mong các con các cháu, thế hệ tương lai của làng Tất Viên hãy giữ lấy nghề truyền thống. Bởi cái nghề "cha truyền con nối này" không thể bỏ được", cụ Lập nói. 

Nghe cụ Lập tâm sự, cụ ông Lương Sơn Bạc bên cạnh mỉm cười đầy cảm xúc. Cụ Bạc nói: "Tôi và cô Lập hàng ngày vẫn chỉ dạy cách đan đó, các con các cháu hăng say, tỉ mỉ học nghề. Hễ có thời gian rảnh là chúng tôi lại dạy chúng nó đan, dần thành quen và đến hiện tại các con tôi đều lành nghề, yêu nghề truyền thống của gia đình, của làng Tất Viên".

Nghề đan đó tại làng Tất Viên, xã Thủ Sỹ, tỉnh Hưng Yên đã trải qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển. Giờ đây, tuy nhu cầu của xã hội không còn cao như trước đây, nhưng những người yêu nghề, say nghề đan đó của làng Tất Viên vẫn luôn tự ý thức phải bảo tồn, phát huy và giữ gìn nghề đan đó truyền thống, lưu giữ nét đẹp hồn quê hương đất nước Việt Nam. 

Những hình ảnh đẹp tại gia đình cụ Lương Sơn Bạc với nghề truyền thống đan đó lâu đời

ghe tham lang nghe dan do 200 tuoi o hung yen hinh 4

Khuôn viên sân nhà cụ ông Lương Sơn Bạc, nơi tạo ra hàng trăm chiếc đó truyền thống - Ảnh: Đình Trung

ghe tham lang nghe dan do 200 tuoi o hung yen hinh 5

Cụ bà Phạm Thế Lập tỉ mỉ, cẩn thận với những đường lan, mũi nứa cuối cùng trên một sản phẩm đó sắp hoàn thiện - Ảnh: Đình Trung

ghe tham lang nghe dan do 200 tuoi o hung yen hinh 6

Niềm vui của cụ Lập sau khi hoàn thành xong mỗi sản phẩm đó truyền thống - Ảnh: Đình Trung

ghe tham lang nghe dan do 200 tuoi o hung yen hinh 7

Cụ ông Lương Sơn Bạc bên chiếc xe đạp chất đầy đó của mình - Ảnh: Đình Trung

ghe tham lang nghe dan do 200 tuoi o hung yen hinh 8

Những sản phẩm đó, bu úp gà... sau khi hoàn thành được treo cao hoặc hun khói trong bếp để khô ráo và sau đó có thể phân phối tới các tỉnh, thành trên cả nước - Ảnh: Đình Trung

ghe tham lang nghe dan do 200 tuoi o hung yen hinh 9

Cận cảnh những chiếc đó do đôi bàn tay cụ Lương Sơn Bạc, cụ Lập và con cháu tạo ra - Ảnh: Đình Trung

Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa
Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 sử dụng nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa với các yếu tố lịch sử, văn hóa để làm nổi lên các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa