Gia Lai: “Kho báu” với hơn 18.000 cổ vật giá trị của người đàn ông U40

Thứ ba, 28/06/2022 09:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nguyễn Tấn Khoang (43 tuổi, trú tại làng Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, Gia Lai), người đàn ông hiện đang sở hữu “kho báu” hơn 18.000 cổ vật có giá trị. Nhiều cổ vật có tuổi đời hàng trăm năm, được nhiều người đặt mua với giá rất cao nhưng ông quyết không bán.

Theo tìm hiểu của PV, ông Khoang bắt đầu sưu tầm cổ vật từ năm 2011. Với niềm đam mê của mình, ông đã vượt hàng trăm km, lui tới nhiều tỉnh thành để sưu tầm các cổ vật có giá trị.

Sau hơn 11 năm sưu tầm, hiện ông Khoang đang sở hữu hơn 18.000 cổ vật có giá trị

Sau hơn 11 năm sưu tầm, hiện ông Khoang đang sở hữu hơn 18.000 cổ vật có giá trị

Hơn 11 năm rong ruổi khắp nơi sưu tầm cổ vật, hiện ông đang sở hữu hơn 18.000 cổ vật có giá trị cao. Trong đó, có nhiều đồ cổ thuộc các triều đại, thời kỳ, từ thời Lý, Trần, Thanh như: Bình trà Khang Hy, cặp bình Mai - Thọ (thời nhà Thanh), chế Mẹ Bồng Con (thế kỷ XIX), cặp ấm lục giác Quảng Đức, bình gốm Cây Mai, chiêng cổ của người Bana... Nhiều cổ vật đại diện cho một niên đại, một nền văn hóa lịch sử.

Chia sẻ với PV về niềm đam mê sưu tầm cổ vật, ông Khoang cho hay: “Trước khi sưu tầm đồ cổ, người truyền cảm hứng chính là bố tôi. Khi ở Phú Yên tôi đã có sở thích sưu tầm đồ cổ, nhưng mãi đến khi lên Gia Lai sinh sống tôi mới thực hiện được sở thích của mình. Ngay khi đặt chân đến vùng đất này, tôi khá bất ngờ với số lượng cổ vật mà người dân bản địa đang lưu giữ. Những cổ vật từ thời cha ông, để lại còn y nguyên, chưa bị mài mòn. Điển hình là những chiếc ghè, chum, chiêng… có tuổi đời hàng trăm năm”.

Nhiều cổ vật có tuổi đời lên đến hàng trăm năm, được nhiều người đặt mua với số tiền khá cao nhưng ông Khoang quyết không bán

Nhiều cổ vật có tuổi đời lên đến hàng trăm năm, được nhiều người đặt mua với số tiền khá cao nhưng ông Khoang quyết không bán

Theo ông Khoang, món đồ cổ mà ông quý nhất chính là chiếc tù và bằng ngà voi được ông mua lại của một người dân ở xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa (Gia Lai). Để có được món đồ này, ông đã mất rất nhiều thời gian để thuyết phục chủ sở hữu trước đó.

“Muốn định giá đúng một cổ vật, người chơi phải có sự hiểu biết, cảm quan nhạy bén. Nhìn qua chất liệu, hoa văn, hình dáng có thể định được niên đại, giai đoạn lịch sử cũng như giá trị của món đồ. Tuy nhiên, chơi cổ vật đòi hỏi kiến thức chuyên môn rất cao. Dựa vào đồ cổ thật, mình mới có phân tích, kết luận đúng về lịch sử, văn hóa, môi trường, xã hội người xưa. Để nâng cao chuyên môn, người chơi không nên chơi theo phong trào, mà nên chơi theo kiến thức”, ông Khoang phân tích.

Hàng nghìn món đồ đều được ông Khoang bảo quản, gìn giữ cẩn thận

Hàng nghìn món đồ đều được ông Khoang bảo quản, gìn giữ cẩn thận

Mỗi lần đi sưu tầm cổ vật, ông luôn mang theo sổ tay để ghi chép lại lịch sử, ý nghĩa của mỗi món đồ. Cũng chính vì vậy, dù sở hữu đến 18.000 cổ vật nhưng ông vẫn có thể kể rành rọt về gốc tích của các cổ vật và giá trị lịch sử của nó qua các giai đoạn. Ông Khoang luôn quý trọng, nâng niu và bảo quản kỹ lưỡng những món đồ ông sưu tầm, mua về.

Được biết, kho cổ vật của ông Khoang có giá trị rất cao nhưng ông không có ý định bán món đồ nào. Bởi ông sưu tầm cổ vật là để thỏa mãn niềm đam mê nên không bao giờ bán đi những món đồ mà mình vất vả có được.

Với mong muốn những cổ vật của mình sẽ là minh chứng để giáo dục truyền thống cho các thế hệ con cháu sau này, ông Khoang đã hiến tặng hàng trăm cổ vật mà mình góp nhặt bấy lâu cho Bảo tàng các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Yên, Quảng Bình…

Hiện ông Khoang đang sở hữu một bảo tàng tư nhân trưng bày cổ vật ở tỉnh Phú Yên, sắp tới ông sẽ xây dựng thêm một bảo tàng tại Gia Lai

Hiện ông Khoang đang sở hữu một bảo tàng tư nhân trưng bày cổ vật ở tỉnh Phú Yên, sắp tới ông sẽ xây dựng thêm một bảo tàng tại Gia Lai

"Mong ước bấy lâu nay của tôi chính là xây dựng một bảo tàng tư nhân tại Gia Lai. Để thực hiện điều này tôi đang xin các đơn vị có liên quan cấp giấy phép xây dựng bảo tàng, đưa vào hoạt động trong năm 2022. Gia Lai là tỉnh có rất nhiều cổ vật, thời gian tới tôi sẽ tiếp tục sưu tầm để tăng thêm số lượng cho bộ sưu tập của mình”. ông Khoang thông tin thêm.

Hiện ông Khoang đang sở hữu một bảo tàng tư nhân trưng bày cổ vật ở tỉnh Phú Yên. Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Bảo tồn cổ vật Việt Nam cũng đã cấp giấy chứng nhận đặt văn phòng liên lạc của Câu lạc bộ Nghiên cứu sưu tầm cổ vật tỉnh Gia Lai trong khuôn viên gia đình.

Trần Hiền

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 25/4: Thanh Hoá đến Phú Yên nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày 25/4: Thanh Hoá đến Phú Yên nắng nóng gay gắt

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 25/4/2024, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ, có nơi trên 39 độ.

Đời sống
Hà Tĩnh: Tuyên dương 35 đảng viên, cán bộ công chức, viên chức trẻ tiêu biểu

Hà Tĩnh: Tuyên dương 35 đảng viên, cán bộ công chức, viên chức trẻ tiêu biểu

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 -1/5/2024), chiều 24/4, tại huyện Đức Thọ - quê hương của Tổng Bí thư Trần Phú, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tổ chức chương trình “Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên”, tuyên dương Đảng viên trẻ tiêu biểu, cán bộ công chức, viên chức trẻ giỏi toàn tỉnh.

Đời sống
Hà Giang: Mưa đá làm thiệt hại hàng trăm hecta cây rau màu

Hà Giang: Mưa đá làm thiệt hại hàng trăm hecta cây rau màu

(CLO) Ngày 23/4/2024, trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xảy ra mưa đá, đường kính mưa đá khoảng 2-3 cm, đã làm thiệt hại nhiều diện tích hoa màu của người dân trên địa bàn.

Đời sống
Chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, 3 thuyền viên tử vong

Chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, 3 thuyền viên tử vong

(CLO) Sà lan chở đá từ cảng Kỳ Hà đi đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bất ngờ bị chìm trên biển khiến 3 thuyền viên tử vong, 2 người mất tích.

Đời sống
TP HCM đặt chỉ tiêu trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh

TP HCM đặt chỉ tiêu trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh

(CLO) UBND TP HCM vừa đưa ra chỉ tiêu giai đoạn 2024-2025 thành phố phải phát triển tối thiểu 68 ha công viên công cộng, phát triển tối thiểu 4 ha mảng xanh công cộng, trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh.

Đời sống