Gia Lai: Nghịch lý hàng loạt công trình thủy lợi đã hoàn thành vẫn không thể phát huy hết hiệu quả

Thứ năm, 11/08/2022 10:37 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hàng loạt công trình thủy lợi ở Gia Lai được đầu tư từ hàng trăm tỷ đến hàng nghìn tỷ đồng và dù đã được xây dựng hoàn thiện song các công trình vẫn chưa thể phát huy hết công năng bởi chưa có kênh dẫn.

Thậm chí có công trình xây dựng xong chẳng biết tưới đi đâu vì chưa có quy hoạch vùng tưới.

Thực trạng trên đang diễn ra tại các huyện Chư Prông, Chư Pưh, Chư Sê và thị xã Ayun Pa tỉnh Gia Lai. Các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng khá quy mô với mục tiêu có thể cấp nước sinh hoạt, nước tưới cho hàng trăm nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, sau nhiều năm xây dựng, đến nay các công trình thủy lợi vẫn chưa có kênh dẫn và người dân vẫn chưa thể hưởng lợi từ dự án.

Nước hồ đầy nhưng không thể tưới

Điển hình là hồ chứa nước Ia Rtô (thị xã Ayun Pa). Công trình được đầu tư xây dựng với số vốn 200 tỷ đồng với mục tiêu cấp nước tưới cho 120ha lúa 2 vụ, 400ha mía và 800ha hoa màu trên địa bàn xã Ia Rtô. Đồng thời, công trình còn cấp nước sinh hoạt cho khoảng 40.000 người dân thị xã Ayun Pa. Tuy nhiên, sau nhiều năm xây dựng, đến nay hồ chứa nước vẫn chưa có kênh dẫn và người dân vẫn chưa thể hưởng lợi từ dự án.

gia lai nghich ly hang loat cong trinh thuy loi da hoan thanh van khong the phat huy het hieu qua hinh 1

Hồ chứa nước Ia Rtô đã được xây dựng hoàn thiện, nước đầy hồ song không thể tưới vì thiếu kênh dẫn.

Chị Nay (trú tại xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa) canh tác ngay dưới chân đập nước nhưng gần 2 năm qua, kể từ khi đập thuỷ lợi Ia Rto hoàn thành, mảnh đất của gia đình chị Nay vẫn chưa một lần được hưởng nguồn nước từ thuỷ lợi. “Tôi cũng mong nước sớm có thể về ruộng để canh tác ổn định. Không chỉ riêng gia đình tôi mà nhiều hộ dân khác trong vùng đều có mong muốn như vậy. Thủy lợi chậm nước khiến nhiều hộ dân trong vùng vừa phải canh tác, vừa trông mong trời sớm mưa để thoát cảnh hạn hán thường xuyên”, chị Nay bộc bạch.

Tương tự, hồ chứa nước Plei Thơ Ga, xã Chư Don (huyện Chư Pưh) được đầu tư xây dựng gần 230 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành công trình này sẽ cấp nước cho 620ha lúa nước 2 vụ và 1.000ha cây công nghiệp; cung cấp nước sinh hoạt cho 19.000 người dân trên địa bàn huyện Chư Pưh. Tuy nhiên, đến nay công trình này vẫn chưa thể phát huy tối đa hiệu quả.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Minh Hà - Chủ tịch UBND xã Chư Don cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, hồ chứa nước Plei Thơ Ga mới cung cấp nước tưới cho gần 200ha cây trồng. Theo dự tính công trình sẽ cung cấp nước tưới trong khu vực là 1.000ha, năng lực tưới khoảng hơn 600ha. Trong quá trình thi công xây dựng đập, đơn vị thi công đã xây dựng đồng thời hệ thống kênh mương, đường ống ngầm dưới đất đã xây dựng xong”.

“Tuy nhiên, hệ thống kênh này dẫn thông suốt ngang qua địa bàn xã chứ chưa cấp nước vì chưa có các tuyến kênh được gọi là cấp 1, cấp 2 để phục vụ tưới tiêu. Mới đây, xã cũng có đề xuất xem xét đầu tư, nâng cấp các hệ thống kênh mương cũ và xây dựng thêm các tuyến kênh để chia sẻ nước, dẫn tới các chân ruộng cho người dân. Hiện UBND huyện đang xem xét đưa vào lộ trình đầu tư trong giai đoạn năm 2021-2025 để góp phần đạt chuẩn nông thôn mới”, ông Hà cho biết thêm.

Trên thực tế, tại Gia Lai có khá nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng trong thời gian gần đây đều chịu cảnh nước đầy hồ nhưng không thể tưới. Nguyên nhân là do các công trình này sau khi hoàn thành đập đầu mối, ngành chủ quản mới tính đến phương án xây dựng kênh dẫn tưới. Thậm chí có công trình thuỷ lợi xây dựng xong chẳng biết tưới đi đâu vì chưa có quy hoạch vùng tưới.

Tương tự 2 công trình trên, đại công trình thủy nông Ia Mơr (xã Ia Mơr, huyện Chư Prông) được xây dựng với vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng. Theo thiết kế, công trình hồ thủy lợi Ia Mơr có diện tích mặt nước hơn 2.800ha, là một trong những đại công trình thủy lợi của Tây Nguyên. Dự kiến khi hoàn thành, công trình thủy lợi này sẽ tạo nguồn cấp tưới cho hơn 14.000ha đất nông nghiệp của tỉnh Gia Lai và 4.000ha đất nông nghiệp của huyện Ea Súp (Đăk Lăk).

Đến nay, công trình thủy lợi Ia Mơr đã hoàn thành giai đoạn 2 với việc xây dựng các tuyến kênh chính Đông, chính Tây và đã triển khai xây dựng một số hệ thống kênh nội đồng đưa nước về đến ruộng người dân. Hai đường kênh chính Đông và Tây đã hoàn thành và dẫn nước từ đập đến một số vùng tưới thuộc 2 tỉnh Gia Lai - Đăk Lăk.

Tuy nhiên, một số đoạn ở trên 2 kênh chính này chưa thể xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng để dẫn nước đến ruộng của người dân. Nguyên nhân là vùng tưới và hệ thống xây kênh nội đồng còn vướng diện tích đất lâm nghiệp chưa được chuyển đổi. Chính vì vậy, đã khiến nhiều thửa ruộng của người dân nằm sát đường kênh chính đi qua nhưng không có kênh nhỏ dẫn nước vào ruộng.

Sớm hoàn thiện hệ thống kênh mương thủy lợi

Phần lớn các dự án hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai đều được đầu tư với các mục tiêu như: Ứng phó với biến đổi khí hậu, điều tiết nước cung cấp nước tưới chủ động cho khu tưới canh tác của vùng dự án và tạo nguồn cung cấp nước phục vụ sinh hoạt cho người dân…

gia lai nghich ly hang loat cong trinh thuy loi da hoan thanh van khong the phat huy het hieu qua hinh 2

Đến thời điểm hiện tại, hồ chứa nước Plei Thơ Ga mới cung cấp nước tưới cho gần 200ha cây trồng, nhiều vùng còn “khát” nước.

Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên quy mô dự án của các hồ được phê duyệt mới chỉ đầu tư được cụm đầu mối và các tuyến chính. Hệ thống tưới nội đồng dẫn đến các khu tưới chính chưa được đầu tư, vì vậy chưa thể phát huy được lợi ích của công trình mang lại, chưa đáp ứng được các mục tiêu ban đầu của dự án. Nhằm phát huy hết hiệu quả của các hồ chứa nước, HĐND tỉnh Gia Lai có ra Nghị quyết số 429 cho chủ trương xây dựng hoàn thiện 4 hệ thống kênh của 4 hồ Ia Rtô, Tầu Dầu, Pleikeo và hồ Plei Thơ Ga khoảng 200 tỷ.

Cụ thể, hồ chứa nước Tầu Dầu được đầu tư xây dựng 33 tuyến kênh và công trình trên tuyến với tổng chiều dài khoảng 19km. Hồ chứa nước Ia Rtô, sẽ triển khai xây dựng 11 tuyến kênh và công trình trên tuyến với tổng chiều dài khoảng 17km. Hồ chứa nước Plei Thơ Ga, đối với kênh N2 sẽ kiên cố đoạn kênh hiện trạng là kênh đất từ Km0+193-Km0+965,61 dài khoảng 772m. Còn kênh chính kiên cố các đoạn kênh đất và mở rộng mặt cắt các đoạn kênh bê tông hiện trạng để đảm bảo dẫn nước tưới cho 420ha. Cuối cùng là hồ chứa nước Plei Keo, tuyến kênh cấp 1 được đầu tư với tổng chiều dài khoảng 6.300m và kênh nội đồng dài 5.200m.

gia lai nghich ly hang loat cong trinh thuy loi da hoan thanh van khong the phat huy het hieu qua hinh 3

Anh Ksor Linh (xã Ia Mơr) dù sở hữu hơn 6 sào lúa nước nằm gần đại công trình thủy lợi 3.000 tỷ, tuy nhiên một năm chỉ làm được một vụ lúa nhờ vào nước trời, vụ còn lại đành bỏ hoang. Cũng vì còn phụ thuộc vào nước nên năng suất thấp có năm còn mất trắng.

Riêng đối với đại công trình thủy lợi Ia Mơr, UBND xã Ia Mơr đang thực hiện khảo sát lại số diện tích hoa màu, lúa nước gặp khó khăn về nguồn nước tưới. Qua đó, kiến nghị xin chuyển đổi một số quỹ đất lâm nghiệp nhỏ lẻ để xây dựng hệ thống dẫn nước cho bà con.

Ông Nguyễn Hữu Quế - Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Gia Lai cho biết: “Đối với những công trình thủy lợi hiện nay đã xây dựng hoàn thành các tuyến đập, chúng tôi sẽ tiếp tục bố trí vốn để xây dựng hệ thống kênh mương, đảm bảo cho công trình phát huy tác dụng. Về lâu dài, trong quá trình lập dự án, chúng tôi cũng yêu cầu các đơn vị chủ đầu tư cũng như là đơn vị sử dụng cùng nhau phối hợp tính toán được công suất tưới của hệ thống đập. Từ đó, xây dựng số km kênh mương để đưa vào tổng mức đầu tư công trình cho đồng bộ”.

Trần Hiền

Bình Luận

Tin khác

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Ông Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều khuyết điểm, sai phạm.

Đời sống
Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

(CLO) Mặc dù được đưa vào phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản tuy nhiên mỏ đất vật liệu san lấp tại xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá chưa thể tổ chức đấu giá vì vấp phải sự phản đối của người dân.

Đời sống
Kho hàng của 'hotgirl' Nguyễn Hoàng Mai Ly 'khủng' cỡ nào?

Kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly "khủng" cỡ nào?

(CLO) Số hàng hoá này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc tại kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly trị giá 20,1 tỷ đồng.

Đời sống
Ninh Bình: Cần kiểm tra dấu hiệu đổ chất thải trái phép tại dự án hơn 1.000 tỷ đồng

Ninh Bình: Cần kiểm tra dấu hiệu đổ chất thải trái phép tại dự án hơn 1.000 tỷ đồng

(CLO) Một lượng lớn bùn đất, rác thải xây dựng tại các dự án trên khúc sông dài 1km đi qua trung tâm thành phố Ninh Bình có dấu hiệu đổ thải không đúng quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Đời sống
Hà Nội: Dân quân tự vệ chốt, trực ngày đêm ngăn chặn đổ trộm rác thải

Hà Nội: Dân quân tự vệ chốt, trực ngày đêm ngăn chặn đổ trộm rác thải

(CLO) Dân quân tự vệ chốt, túc trực ngày đêm tại các con ngõ, theo dõi khu vực để tránh tình trạng đổ trộm rác thải xây dựng và đốt rác trái phép ở phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Đời sống