Giá phân bón trong nước tăng mạnh: Khó tránh khỏi tác động của thị trường bên ngoài

Thứ sáu, 02/07/2021 10:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Giá phân bón trong nước tăng mạnh, không ít người đổ lỗi cho doanh nghiệp nội. Nhưng cũng như giá thép, nếu giá nguyên liệu trên thị trường thế giới tăng cao, thì giá thép trong nước không thể không tăng theo và điều này không lệ thuộc vào "sức khỏe" của doanh nghiệp nội.

Các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực gia tăng tối đa sản lượng, điều độ hàng tới các vùng miền, kịp thời phục vụ cho bà con nông dân, nhờ đó đã ngăn chặn được tình trạng khan hàng, sốt giá.

Các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực gia tăng tối đa sản lượng, điều độ hàng tới các vùng miền, kịp thời phục vụ cho bà con nông dân, nhờ đó đã ngăn chặn được tình trạng khan hàng, sốt giá.

Trên thực tế, hiện tại, rất nhiều loại hàng hóa cơ bản, nguyên vật liệu trên toàn thế giới đều tăng giá chứ không riêng gì phân bón. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 khiến các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp nhiều nơi trên thế giới, hoặc phải đóng cửa hoặc vận hành với công suất nhỏ. Kế đến, dịch bệnh khiến chuỗi logictics đứt gãy, cước phí vận chuyển tăng đột biến khiến giá nhiều mặt hàng tăng theo, trong đó có phân bón, vốn chủ yếu được vận chuyển bằng container, mà theo tính toán, cước vận chuyển bằng phương tiện này đã tăng 5 lần so với trước đây.

Đặc biệt, giá phân bón thế giới tăng có nguyên nhân chính là do giá nguyên liệu tăng phi mã, vượt mọi dự báo. Theo đó, so với cuối năm 2020, hiện giá lưu huỳnh tăng 133%, amoniac (NH3) tăng 130%, Acid Sulphuric (H2SO4) có khu vực tăng đến 500%.

Bên cạnh đó, việc các nước thực hiện tiêm ngừa Covid-19 thần tốc đã kéo theo nhu cầu khôi phục sản xuất kinh tế mạnh mẽ, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc, Trung Mỹ. Từ đó kéo theo giá phân bón trên thế giới tăng mạnh do nhu cầu khôi phục sản xuất nông nghiệp đang tăng cao.

Giá phân bón sản xuất trong nước có tăng nhưng vẫn thấp hơn so với thế giới. Trên thị trường nội địa, các loại phân bón trong nước đang có giá thấp hơn giá phân nhập khẩu khoảng 1-2 triệu đồng/tấn.

Giá phân bón sản xuất trong nước có tăng nhưng vẫn thấp hơn so với thế giới. Trên thị trường nội địa, các loại phân bón trong nước đang có giá thấp hơn giá phân nhập khẩu khoảng 1-2 triệu đồng/tấn.

Ở Việt Nam giá phân bón do trong nước sản xuất cũng đã tăng lên đáng kể. Điều này khiến nhiều người đã không khỏi thắc mắc rằng, nông dân lao đao vì giá nông sản xuống thấp, phải giải cứu, trong khi đó giá phân bón lại tăng?! Thế là có người đã đổ lỗi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Thật ra, đó là tâm lý dễ hiểu của bất cứ ai đứng trước khó khăn của bà con nông dân mình, khi nông sản rớt giá, phải bán rẻ, hoặc bỏ đi. Song bên cạnh đó, có lẽ chúng ta cũng cần có cái nhìn công tâm, công bằng, khách quan với doanh nghiệp nội.

Thứ nhất, chi phí đầu vào và thu nhập đầu ra là hai vấn đề độc lập, không thể quy kết cái này là nguyên nhân của cái kia. Hiện nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giao thương bị đứt gãy khiến một vài loại nông sản giảm sâu. Nhưng rất có thể khi dịch bệnh qua đi, nhu cầu về nông sản sẽ tăng mạnh, kéo theo giá nông sản tăng cao. Điều này không liên quan gì tới chi phí vật tư sản xuất đầu vào. Đó là chưa kể, theo đánh giá chung, giá nông sản và giá trị nông sản của Việt Nam thật ra là đang tăng, giá nông sản chỉ giảm ở một vài mặt hàng, còn các nông sản chủ lực đều trong xu hướng “được mùa, được giá”.

Thứ hai, phần lớn nguyên liệu để sản xuất phân bón mua theo giá thế giới nên khi giá nguyên liệu thế giới tăng, giá thành sản xuất trong nước cũng tăng theo.

Các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực gia tăng tối đa sản lượng, điều độ hàng tới các vùng miền, kịp thời phục vụ cho bà con nông dân, nhờ đó đã ngăn chặn được tình trạng khan hàng, sốt giá.

Thứ ba, sau mấy chục năm cải cách, nền kinh tế Việt Nam hiện nay có mức độ hòa nhập với nền kinh tế thế giới ở mức độ rất cao. Mỗi biến động trên thị trường thế giới đều gây ra tác động tới nền kinh tế trong nước theo hiệu ứng cánh bướm. Khi giá một mặt hàng mang tính phổ biến nào đó, ví dụ phân bón, trên thế giới có sự thay đổi, giá trong nước cũng lập tức thay đổi, theo nguyên tắc bình thông nhau. Đây là cơ chế điều chỉnh của thị trường để tạo ra mặt bằng giá chung trên toàn thế giới.

Nếu giá của mặt hàng nào đó tại Việt Nam cao hơn hay thấp hơn giá thế giới, lập tức sẽ tạo nên luồng di chuyển của mặt hàng đó từ Việt Nam tới các khu vực khác, hoặc từ các khu vực khác tới Việt Nam, cho tới khi lập lại mức cân bằng giá chung.

Vì thế, khi giá phân bón trên thế giới tăng cao như vừa rồi, hay ngược lại, khi giá phân bón giảm sâu như cách đây vài năm, thì giá phân bón tại Việt Nam sẽ thay đổi tương ứng.

Dự báo, trong thời gian tới giá phân bón trong nước sẽ tiếp tục tăng theo biến động tăng giá của thế giới. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp trong nước chỉ có thể kìm hãm phần nào đà tăng giá chung.

Dù giá phân bón tăng, nhưng phải nhìn nhận rằng giá phân bón sản xuất trong nước tăng vẫn ít hơn so với thế giới. Trên thị trường nội địa, các loại phân bón trong nước đang có giá thấp hơn giá phân nhập khẩu khoảng 1-2 triệu đồng/tấn.

Nhiều doanh nghiệp phân bón lớn trong nước như Phân bón Phú Mỹ, Phân bón Cà Mau (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) đã chủ động dừng, giảm xuất khẩu cũng như mở rộng thị trường quốc tế để tập trung tối đa nguồn hàng phục vụ thị trường trong nước. Điều này cũng đồng nghĩa, các doanh nghiệp đã chủ động phải chịu giảm đi một phần lợi nhuận từ việc xuất khẩu với giá cao hơn để hỗ trợ, chia sẻ với bà con nông dân.

Nhiều doanh nghiệp phân bón lớn trong nước như Phân bón Phú Mỹ, Phân bón Cà Mau đã chủ động dừng, giảm xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế, tập trung tối đa nguồn hàng phục vụ thị trường trong nước.

Nhiều doanh nghiệp phân bón lớn trong nước như Phân bón Phú Mỹ, Phân bón Cà Mau đã chủ động dừng, giảm xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế, tập trung tối đa nguồn hàng phục vụ thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực gia tăng tối đa sản lượng, điều độ hàng tới các vùng miền, kịp thời phục vụ cho bà con nông dân, đặc biệt là vào vụ cao điểm, nhờ đó đã ngăn chặn được tình trạng khan hàng, sốt giá. Mà để làm được điều đó trong tình hình này không dễ dàng gì, doanh nghiệp, nhà máy nội đang phải căng mình trên nhiều mặt trận để thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa SXKD hiệu quả.

Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được thông suốt trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, tại các Nhà máy, đội ngũ vận hành sản xuất phải "đóng quân" tại chỗ, từ lãnh đạo nhà máy, cán bộ, kỹ sư, công nhân viên đều "tự" cách ly tập trung cả tháng trời không về nhà, đảm bảo nhà máy được vận hành liên tục, an toàn, đảm bảo chất lượng và đủ sản lượng phục vụ mùa màng. Hình ảnh đó cũng là một minh chứng cho sự cam kết, nỗ lực đồng hành của doanh nghiệp, của người lao động trong ngành phân bón với nông nghiệp, với bà con!

Đây là những ví dụ tiêu biểu cho việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tôn trọng quy luật thị trường, hạn chế tối đa việc áp dụng các biện pháp duy ý chí, bóp méo sự vận hành của quy luật thị trường, gây ra những tác động lợi bất cập hại tới nền kinh tế, đồng thời thực hiện chính sách Tam nông của Đảng và Nhà nước.

Hà Anh

Tin khác

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

(CLO) Tạo ra những trải nghiệm giàu cảm xúc cho CBNV để văn hóa doanh nghiệp thẩm thấu vào đời sống tự nhiên như hơi thở là cách thức nhiều doanh nghiệp Việt áp dụng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

(CLO) Là một kỹ sư xây dựng song anh Đặng Đại Dương (35 tuổi, trú tại TP Pleiku, Gia Lai) lại có niềm đam mê đặc biệt với nông nghiệp. Ngoài vườn dâu ngọt hơn 1 ha, chàng kỹ sư trẻ còn sở hữu vườn nho lớn nhất Gia Lai, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm.

Thị trường - Doanh nghiệp