Giá vật liệu xây dựng tăng giá như “lên đồng”: Các nhà thầu kiến nghị Chính phủ giải cứu ngành xây dựng

Thứ năm, 06/05/2021 10:37 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Các doanh nghiệp xây dựng chính là đối tượng chịu thiệt hại nặng nhất, khi giá vật liệu xây dựng không ngừng tăng giá. Phía các nhà thầu cũng đã có đơn kiến nghị, nhờ Chính phủ giải cứu ngành “xây dựng”.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp xây dựng vẫn đang cố gắng, gồng gánh áp lực từ việc vật giá leo thang.

Từ đầu năm 2021 tới nay, giá bán của nhiều vật liệu xây dựng trong nước đã tăng giá chóng mặt. Trong đó, 2 vật liệu chủ lực trong ngành xây dựng là thép và xi-măng có tốc độ tăng mạnh nhất.

Vật liệu xây dựng tăng giá như “lên đồng”

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, giá thép thành phẩm tại thị trường trong nước đã tăng 30% - 40%, tùy loại. Cụ thể, vào ngày 30/12/2021, giá thép cuộn Hòa Phát là 14.570 đồng - 15.100 đồng/kg, thì nay đã tăng lên 16.800 đồng - 17.000 đồng/kg.

Tương tự, thép Việt Đức, cũng tăng 14.800 đồng - 15.000 đồng/kg, lên 16.700 - 16.800 đồng/kg; thép Việt Ý cũng tăng từ 14.760 đồng/kg lên ngưỡng 16.900 đồng/kg;...

Trong khi đó, giá xi-măng trong nước cũng tăng từ 15% - 20%, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2021. Cụ thể, xi-măng Long Sơn, Hoàng Long đã tăng lên 40.000 đồng/tấn, xi-măng Hoàng Thạch từ 1,2 - 1,55 triệu đồng/tấn; xi-măng Phúc Sơn từ 1,37 - 142 triệu đồng/tấn;...

Giá thép tăng chóng mặt kéo theo giá nhiều loại vật liệu xây dựng khác, giá nhà ở cũng tăng theo.

Giá thép tăng chóng mặt kéo theo giá nhiều loại vật liệu xây dựng khác, giá nhà ở cũng tăng theo.

Cả Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) và Hiệp hội xi-măng Việt Nam đều lý giải: Giá thép và xi-măng trong nước tăng mạnh trong thời gian qua, nguyên nhân là do nguyên liệu đầu vào tăng mạnh.

Trong đó, giá quặng thép, phôi thép trên thị trường thế giới, nhất là thị trường Trung Quốc đã tăng 45% so với thời điểm cuối năm 2020.

Đối với mặt hàng xi-măng, chi phí nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất xi-măng như than, điện, xăng dầu, thạch cao, các loại phụ gia, vỏ bao, giá cước vận chuyển và giá nhân công liên tục tăng giá.

Ông Lương Đức Long - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết: Hiện tại, giá xi măng đến tay người tiêu dùng tại khu vực phía bắc dao động từ 1,2 đến 1,3 triệu đồng/ tấn, tại khu vực miền Nam giá bán từ 1,5 đến 1,6 triệu đồng/ tấn sản phẩm.

Lý giải về tình trạng giá xi măng tại khu vực miền Nam cao hơn miền Bắc theo ông Long là do sản xuất tại chỗ của miền Nam không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Mỗi năm phải chuyển từ miền Bắc vào miền Nam khoảng 15 đến 16 triệu tấn xi măng.

Sản xuất tại chỗ không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường cùng với việc phải chịu cước phí vận chuyển cao từ Bắc vào Nam nên giá xi măng tại miền Nam cao hơn là điều dễ hiểu”, ông Lương Đức Long phân tích.

Các nhà thầu kiến nghị Chính phủ “giải cứu” ngành xây dựng

Khi giá các loạt vật liệu xây dựng tăng giá không ngừng, thì các nhà thầu, các doanh nghiệp xây dựng chính là đối tượng chịu thiệt hại nặng nhất. Chính vì vậy, mới đây, Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đã có kiến nghị, gửi Thủ tướng Chính phủ về việc giá thép tăng tới 40% chỉ trong quý I/2021.

Theo VACC, nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ vỡ trận, phá sản do tình hình giá thép tăng đột biến. Hiệp hội nhấn mạnh các nhà thầu xây dựng đều vấp phải khó khăn, không có cách tháo gỡ do các chủ đầu tư không phải vốn nhà nước đa số đều sử dụng loại hợp đồng đơn giá cố định không điều chỉnh ở thời điểm ký (trừ trường hợp bất khả kháng).

Báo Công luận

Vì vậy, các nhà thầu phải tự giải quyết sự thâm hụt này còn các dự án đầu tư vốn ngân sách thì lại phải áp dụng đơn giá vật liệu theo thông báo của các sở xây dựng mà các thông báo này lại không cập nhật biến động giá kịp thời.

Giải thích rõ hơn về điều này, ông Dương Văn Cận - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VACC cho biết: Các dự án sử dụng ngân sách Nhà nước, thường khoán tổng vốn xây dựng, để các nhà thầu tự cân bằng tài chính, để nộp hồ sơ đấu thầu.

Cách tính của các doanh nghiệp xây dựng thường dựa trên vật giá tại thời điểm đấu thầu. Tất nhiên, các doanh nghiệp cũng sẽ tính toán tỷ lệ lạm phát, có thể phát sinh trong quá trình thi công dự án. Cách tính này chỉ mang tính ước chừng, vì vật giá rất khó được dự báo chính sách.

Chính vì điều này, khi giá vật liệu tăng bất thường, như thép tăng 40%, xi-măng tăng 15%, chắc chắn các doanh nghiệp xây dựng sẽ bị “vỡ trận”, và không thể kham nổi chi phí bị đội giá.

Đối với hợp đồng đã khoán vốn đầu tư, kể cả vật giá tăng bao nhiêu, các doanh nghiệp xây dựng cũng không được truy thu chi phí phát sinh. Do đó, càng làm, càng lỗ”, ông Cận nói.

Cách đối phó cực đoan khi vật giá leo thang

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, một doanh nghiệp xây dựng xin giấu tên tại Hà Nội bày tỏ thẳng thắn: Nếu giá thép, giá xi-măng tiếp tục tăng trong thời gian tới, thì doanh nghiệp sẽ nghĩ cách kéo dài thời gian thi công, các công trình dùng vốn Nhà nước sẽ xây dựng cầm chừng, nhằm chờ giá vật liệu “hạ nhiệt”, hoặc chờ đợi các chính sách hỗ trợ mới từ Chính phủ.

Nhận định về hiện tượng này, ông Bùi Tấn Lực - Phó Chủ tịch Hội các nhà thầu xây dựng tỉnh Bình Định cho rằng: Chắc chắn sẽ có một vài doanh nghiệp xây dựng nghĩ tới cách làm có phần cực đoan này, tuy nhiên chỉ là số ít.

Bởi vì, trước khi ký kết hợp đồng xây dựng, phía nhà thầu đã có cam kết tiến độ thực hiện dự án. Trong trường hợp, việc thi công bị chậm tiến độ, tạm dừng hoạt động, thì phía nhà thầu sẽ bị phạt, có thể từ vài chục triệu cho đến vài trăm triệu đồng cho một lần gia hạn mới, tùy thuộc vào cam kết giữa hai bên.

Tuy nhiên, nếu so với mức tăng phi mã của vật liệu xây dựng hiện nay, thì mức phạt cam kết với chủ đầu tư có khi còn dễ chịu hơn.

Ở thời điểm này, cố gắng gồng gánh để thực hiện dự án thì nắm chắc thua lỗ, mà nếu làm chậm tiến độ, hoặc tạm ngừng thi công, thì doanh nghiệp xây dựng phải chấp nhận nộp phạt. Khi đứng ở ngã ba đường, đi theo hướng nào cũng thiệt”, ông Lực chia sẻ thẳng thắn.

Doanh nghiệp xây dựng mong Chính phủ trợ giá vật liệu

Theo dự báo của Hiệp hội thép Việt Nam và Hiệp hội xi-măng Việt Nam, do đại dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh trên toàn thế giới, trong đó, các quốc gia vùng nguyên liệu đầu vào như Trung Quốc, Ấn Độ và EU vẫn đang có diễn biến phức tạp, khiến ngành sản xuất khoáng sản gần như tê liệt.

Trước các tác động của đại dịch Covid-19, có thể giá thép và giá xi-măng vẫn sẽ tiếp tục tăng mạnh trong quý II/2021, thậm chí là cả quý III/2021.

Đứng trước nguy cơ các doanh nghiệp xây dựng phá sản hàng loạt, ông Bùi Tấn Lực khuyến cáo: Với những dự án đang trong giai đoạn đấu thầu, các doanh nghiệp xây dựng có quyền đàm phán với chủ đầu tư, đi tìm tiếng nói chung trong việc vật giá leo thang.

Đối với các dự án đã đấu thầu xong, và đã khoán tổng vốn đầu tư, các doanh nghiệp xây dựng chỉ đành chờ các giải pháp ứng cứu của Chính phủ. Trong đó, giải pháp tốt nhất trong bối cảnh này, chính là việc Chính phủ trợ giá các mặt hàng vật liệu xây dựng thiết yếu, như thép và xi-măng.

Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế bày tỏ: Theo phản ánh của các công ty xây dựng, bình quân giá vật liệu xây dựng, bao gồm sắt thép, xi-măng, đá sỏi, gạch,... đã tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, nguyên liệu chính là sắt thép, chiếm 20% tỷ trọng xây dựng, lại là mặt hàng tăng mạnh nhất, lên tới 40% đã khiến nhiều dự án bị đội vốn lên rất cao.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, việc giá vật liệu xây dựng tăng đứng, chính là di chứng của đại dịch Covid-19 kéo dài. Tuy nhiên, một phần cũng là do nhu cầu trong nước đang tăng mạnh, nhất là các dự án xây dựng hạ tầng, sử dụng Ngân sách Nhà nước.

Các nhà thầu hiện nay cần phải nắm bắt được tình hình giá cả của thế giới, để có tầm nhìn dài hạn tham gia đấu thầu các dự án sử dụng ngân sách Nhà nước. Nếu các gói thầu trọn gói, không thể thương thảo được, thì các doanh nghiệp xây dựng nắm chắc lỗ nặng, thậm chí là phá sản”, ông Long chia sẻ thêm.

Việt Vũ

Tin khác

NHNN đề nghị loạt Bộ, ngành cùng phối hợp để quản lý vàng

NHNN đề nghị loạt Bộ, ngành cùng phối hợp để quản lý vàng

(CLO) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản gửi các Bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga xuất khẩu đồng sang Trung Quốc bằng cách dán nhãn “phế liệu”

Nga xuất khẩu đồng sang Trung Quốc bằng cách dán nhãn “phế liệu”

(CLO) Trong những tháng gần đây, Nga đã xuất khẩu thanh đồng mới sản xuất sang Trung Quốc dưới dạng đồng phế liệu - một con đường thương mại mới nhằm giúp Moscow trốn tránh các lệnh trừng phạt phương Tây và thuế xuất nhập khẩu ở cả hai nước, theo Reuters.

Thị trường - Doanh nghiệp
PNJ và Chủ tịch HĐQT Cao Thị Ngọc Dung vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai

PNJ và Chủ tịch HĐQT Cao Thị Ngọc Dung vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai

(CLO) Ngày 16/4, tại TP.HCM, công ty PNJ tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước ký quyết định. Đây là sự kiện quan trọng và ý nghĩa, ghi dấu hành trình 36 năm thành lập và kỉ niệm 20 năm cổ phần hoá PNJ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cam kết với khách hàng bằng chất lượng sản phẩm

Cam kết với khách hàng bằng chất lượng sản phẩm

(CLO) Đó chính là phương châm hoạt động, là mục tiêu hàng đầu của Công ty Cổ phần Cát Lợi (thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam). Đây là đơn vị chuyên kinh doanh, sản xuất cây đầu lọc, bao bì thuốc lá (nhãn và tút) và là doanh nghiệp uy tín cung cấp nguyên phụ liệu thuốc lá cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu trên cả nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
PNJ đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 12% năm 2024, dự kiến chia cổ tức 20%

PNJ đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 12% năm 2024, dự kiến chia cổ tức 20%

(CLO) Sáng ngày 16/4, Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ) vừa tổ chức Đại Hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024 để thảo luận, đánh giá toàn diện và quyết định nhiều nội dung quan trọng như Báo cáo kết quả kinh doanh 2023; Kế hoạch kinh doanh 2024; Phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ năm 2023; Định hướng và mục tiêu năm 2024 cùng nhiều quyết sách quan trọng khác.

Thị trường - Doanh nghiệp