(NB&CL) Tại Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2022, ông Philipp Rösler - nguyên Phó Thủ tướng Đức, từng nhận định, TP.HCM có cơ sở để trở thành một “thành phố kỳ lân về công nghệ” trong tương lai.
Tuy nhiên, để hiện thực hoá giấc mơ ấy, các chuyên gia cho rằng, TP.HCM cần có thêm nhiều cơ chế chính sách ưu đãi hấp dẫn hơn nữa để thu hút nhân tài công nghệ từ khắp thế giới về khởi nghiệp.
Để trở thành thành phố kỳ lân
Trong suốt những năm qua tại các diễn dàn, các cuộc hội thảo bàn các giải pháp phát triển kinh tế ở TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia kinh tế cho rằng TP. Hồ Chí Minh có cơ sở để trở thành một “thành phố kỳ lân” trong tương lai, nghĩa là nơi quy tụ các công ty công nghệ được định giá từ 1 tỷ USD trở lên - thuật ngữ của giới kinh doanh là “công ty kỳ lân”.
Theo giới chuyên gia, thành công bước đầu của TP. Hồ Chí Minh là đã có được hàng trăm công ty công nghệ, một số cái tên đã ở tầm khu vực tạo ra trụ cột quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế số. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức lớn để đạt mục tiêu sau 3 năm nữa, tỷ trọng của kinh tế số sẽ tăng lên mức 25% GRDP của thành phố, tức tăng gần gấp đôi mức hiện nay.
Để thúc đẩy kinh tế số, chính quyền TP. Hồ Chí Minh đang nghiên cứu các giải pháp mới.
Để thúc đẩy kinh tế số, chính quyền TP. Hồ Chí Minh đang nghiên cứu các giải pháp mới như thành lập một trung tâm riêng để hỗ trợ chuyển đổi số, phối hợp với các tổ chức như Ngân hàng thế giới để có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ chuyển đổi, cũng như ban hành cơ chế thí điểm sandbox để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào công nghệ mới như lời Bí thư Thành ủy: “Kiến tạo mô hình phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh lâu dài”.
Theo giới chuyên gia, đặc trưng của một thành phố đổi mới sáng tạo là phải có tính siêu liên kết, các thành phần trong hệ sinh thái kinh tế số phải kết nối với nhau dễ dàng trên không gian số. Do đó việc tìm ra được một mô hình hợp tác công - tư phù hợp với chuẩn quốc tế cũng sẽ có ý nghĩa quan trọng để chính quyền các thành phố như TP. Hồ Chí Minh thu hút được đầu tư, thực sự đưa kinh tế số trở thành động lực tăng trưởng mới.
Theo đánh giá cua Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam sẽ sản sinh ra nhiều “kỳ lân” công nghệ trong tương lai là do sự trợ giúp rất tích cực từ chính sách.Việt Nam đang dần trở thành “cái nôi” của start-up tại khu vực Đông Nam Á khi lượng vốn rót cho các dự án khởi nghiệp, đặc biệt là với mảng công nghệ ngày một tăng. Trong giai đoạn 2020 - 2022, số vốn đạt khoảng gần 2 tỷ USD và dự kiến giai đoạn 2023 - 2025 con số này sẽ đạt 5 tỷ USD. Hầu hết lượng vốn tập trung vào các doanh nghiêp công nghệ tại khu vực TP. Hồ Chí Minh.
Tại một diễn đàn công nghệ, Phó Chủ tịch MoMo Nguyễn Bá Diệp chia sẻ, start-up phải làm được những điều không ai tin rẳng có thể làm được. Phải có sự sáng tạo hoàn toàn khác biệt, bởi nếu một sản phẩm ai cũng biết, ai cũng làm được thì sẽ rất khó để làm lớn.
Cũng theo Phó Chủ tịch MoMo, để có thể trở thành “kỳ lân”, start-up công nghệ cần tạo ra sản phẩm có tác động đến rất nhiều người và phải có hàm lượng công nghệ rất cao. Bên cạnh đó, người điều hành cần phải có tầm nhìn để đưa sản phẩm đi đúng hướng, phục vụ cho 10 người sẽ rất khác so với phục vụ 100 hoặc 1.000 người. Ngoài ra, quản lý tài chính, kiểm soát và phân bổ dòng tiền cũng là yếu tố sống còn với các startup.
Dọn tổ đón “kỳ lân”
Đại dịch COVID-19 kéo dài trong hơn 2 năm đã tạo ra nhiều “cú sốc” và những tác động tiêu cực, nhưng cũng mang đến nhiều cơ hội và tác động tích cực, như thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và làm thay đổi nhận thức về chuyển đổi số.
Khu Công nghệ cao TP. HCM.
Từ thực tế đó, để có một “thành phố kỳ lân”, TP. Hồ Chí Minh cần nhanh chóng đầu tư phát triển kinh tế số, tập trung thu hút nguồn lực nhân tài công nghệ từ khắp thế giới về khởi nghiệp, làm việc bằng các cơ chế, chính sách ưu đãi thực tế và hấp dẫn. Đây là cách căn cơ và nhanh nhất để phát triển kinh tế số nhanh, bền vững cùng với những chính sách có tác động tích cực thúc đẩy quá trình phát triển cho các doanh nghiệp của TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung trong quá trình hình thành những doanh nghiệp Kỳ lân và hiện thực hóa giấc mơ thành phố kỳ lân trong tương lai.
Bên cạnh đó, để giấc mơ “thành phố kỳ lân” có thể trở thành hiện thực, thì cần lắm một nơi ươm mầm, là bệ phóng cơ sở cho những start-up có hàm lượng khoa học công nghệ cao. Với tầm nhìn lâu dài của Đảng bộ và chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã hình thành khu công nghệ cao, có tính chất đặc biệt nhằm tập trung thu hút đầu tư trong và ngoài nước nằm ở phía Đông thành phố.
Đây là nơi huy động các nguồn lực về khoa học và công nghệ cao, hình thành lực lượng sản xuất hiện đại, kết hợp hiệu quả giữa sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, tiếp thu, chuyển giao, phát triển công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp công nghệ cao.
Theo thông tin từ Ban Quản lý Khu Công nghiệp công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, hiện khu công nghệ cao có 160 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư tương đương 12,036 tỷ USD; trong đó có 51 dự án FDI với vốn đầu tư 10,106 tỷ USD (chiếm 84%).Với kết quả này, khu công nghệ cao đã vươn tầm thương hiệu quốc tế, trở thành điểm đến đáng tin cậy về đầu tư công nghệ cao.
Minh chứng là đã có hơn 10 tập đoàn công nghệ cao hàng đầu thế giới hiện diện như Intel, Jabil, Rockwell Automation (Hoa Kỳ), Nidec, Nipro, NTT (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Sonion (Đan Mạch), Datalogic (Italy), Sanofi (Pháp), TTI (Đức)… cùng với thu hút đầu tư, các hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) của doanh nghiệp cho thấy khu công nghệ cao đang đi đúng hướng với những mục tiêu đề ra từ khi thành lập.
Đây là tiền đề cho việc xây dựng và phát triển nền công nghiệp công nghệ cao của Việt Nam hướng đến tạo ra các sản phẩm, công nghệ trên bản đồ công nghệ cao của thế giới.
Cùng với các dự án FDI, Khu Công nghệ cao (SHTP) cũng thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước, nhận chuyển giao công nghệ cao và thành lập các dự án sản xuất công nghệ cao như: Nanogen (công nghệ sinh học), FPT (sản xuất phần mềm), DGS (ví điện tử), RtR (thiết bị bay không người lái - Drone)… giúp hình thành các sản phẩm công nghệ cao “Made in SHTP”.
Điều này hướng tới khẳng định vị thế đầu tàu trong chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của TP. Hồ Chí Minh.
Sự có mặt của các dự án công nghệ cao trong và ngoài nước, nhất là dự án từ các tập đoàn công nghệ cao hàng đầu thế giới, đã góp phần cải thiện, nâng cao môi trường đầu tư của TP. Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Nơi đây cũng đồng thời hình thành và phát triển một lực lượng năng lực nội sinh về công nghệ cao, sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới. Những start-up về công nghệ với tình sáng tạo và hiệu quả, đã và đang hình thành trong dòng chảy chung của sự đầu tư chiền lược của TP. Hồ Chí Minh như khu công nghiệp công nghệ cao, nhằm giúp cho các doanh nghiệp tìm đến giấc mơ Kỳ lân trong một tương lai gần.
(CLO) “Dạ hội Cựu sinh viên Thủ đô" năm 2025 sẽ chính thức diễn ra vào chiều tối 12/4/2025 tại khuôn viên trường Đại học Tổng hợp cũ - 19 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
(CLO) Chiều 26/3, nhân dịp Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và Phu nhân Loo Tze Lui thăm chính thức Việt Nam, bà Ngô Phương Ly, Phu nhân của Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp và cùng Phu nhân Loo Tze Lui thưởng thức văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam tại Phủ Chủ tịch.
(CLO) Chuỗi sự kiện “Hà Nội Art Fair: Hội làng nghệ “Đa sắc” không chỉ trưng bày các tác phẩm nghệ thuật mà còn mang đến cho công chúng nhiều góc nhìn độc đáo, sáng tạo.
(CLO) Chiều 26/3, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari đã tới thăm và làm việc tại trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội).
(CLO) Tại buổi làm việc với 5 cơ quan báo chí chính trị chủ lực, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đánh giá cao vai trò tiên phong của các cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền và tinh gọn bộ máy.
(CLO) Đến nay, cơ quan điều tra thu giữ 1,4 tấn ketamin với độ tinh khiết rất cao, cùng gần 80 tấn hóa chất, bắt giữ 11 đối tượng, trong đó 04 đối tượng người Trung Quốc, 03 đối tượng người Đài Loan (Trung Quốc), 04 đối tượng người Việt Nam.
(CLO) Ngày 26/3, hơn 1.000 thanh niên trong nước và quốc tế đã cùng nhau tham gia hoạt động "Đi bộ vì Con người và Hành tinh" tại Trường Đại học Lâm nghiệp (Hà Nội).
(CLO) Mỹ vừa đưa thêm hàng chục công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng của Trung Quốc trong tiếp cận công nghệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực siêu máy tính, điện toán lượng tử và AI.
(CLO) Chủ tịch nước khẳng định, trong suốt chặng đường lịch sử vẻ vang, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng Dân quân tự vệ đã hết lòng trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước, nhân dân, chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm; lao động, học tập, công tác sáng tạo, hiệu quả và đã lập nhiều chiến công xuất sắc.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, phong trào "Bình dân học vụ số" có sự gắn kết chặt chẽ về tên gọi, giá trị cốt lõi và bài học kinh nghiệm của phong trào "Bình dân học vụ" trước đây - một trong những phong trào thành công nhất trong lịch sử Cách mạng Việt Nam. Do đó, phong trào "Bình dân học vụ số" phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau.
(CLO) Đại biểu Quốc hội cho rằng, một số sản phẩm gây mất an toàn như nồi hơi, lò hơi nhưng không nằm trong danh mục hàng hóa nhóm 2 và các sản phẩm này trong quá trình vận hành đã gặp sự cố gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Do đó, đề nghị bổ sung các sản phẩm gây mất an toàn này vào danh mục hàng hóa thuộc nhóm 2 trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 27/3, khu vực từ Nghệ An đến Huế có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ, độ ẩm thấp nhất phổ biến 50-60%. Nắng nóng cảnh báo xảy ra cháy nổ tại khu dân cư và cháy rừng, dự báo tới ngày 29/3 nắng nóng kết thúc ở khu vực này.
(CLO) Dọc tuyến quốc lộ 48E đoạn từ TX. Thái Hòa đến xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp và đường mòn Hồ Chí Minh, đoạn qua địa phận huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) xuất hiện nhiều xe tải chở hàng có dấu hiệu quá khổ, quá tải, rầm rộ lưu thông cả ngày và đêm.
Theo đó, khách hàng cá nhân đến 35 tuổi có nhu cầu mua/thuê mua nhà ở trên toàn quốc được hỗ trợ lãi suất 5,5%/năm cố định trong vòng 03 năm đầu và các năm sau đó bằng lãi suất huy động vốn kỳ hạn 24 tháng + 3%/năm; thời gian cho vay lên đến 40 năm và đặc biệt không phải trả gốc trong vòng 05 năm áp dụng trên số tiền tối đa 05 tỷ đồng/khách hàng.
Ngày 26/3/2025, Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel (Viettel Construction), đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Đây là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và Quân đội, ghi nhận thành tích của Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel trong lao động, sáng tạo, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(CLO) Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa có văn bản gửi cơ quan chức năng đề xuất lùi thời điểm sàn thương mại điện tử phải nộp thuế thay cho người bán hàng.
(CLO) Trước đây, một số dự báo giá vàng trong năm 2025 có thể đạt mốc 92 triệu đồng/lượng, thế nhưng thực tế cho thấy giá vàng đã vượt mốc 100 triệu đồng/lượng.
Ngày 21/3/2025, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (PVFCCo, Phú Mỹ) đã phối hợp tổ chức Lễ ký kết quy chế hoạt động giai đoạn 2025 - 2030.