TS. Nhà báo Trần Bá Dung - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ HNBVN, Trưởng Ban Thư ký Tổng hợp Giải Báo chí Quốc gia:

“Giải Báo chí Quốc gia - Giải thưởng danh giá được chờ đợi nhất của giới báo chí cả nước”

Thứ hai, 21/06/2021 10:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đó là nhận định của TS. Nhà báo Trần Bá Dung - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ HNBVN, Trưởng Ban Thư ký Tổng hợp Giải.

Bài liên quan

Ông Trần Bá Dung cũng cho rằng, 15 năm qua Giải Báo chí Quốc gia (BCQG) đã có sức lan tỏa rộng khắp. Các cơ quan báo chí cũng như các nhà báo, hội viên đều mong muốn được một lần vinh danh tại Giải BCQG. Bên cạnh đó, Giải BCQG đã là một môi trường sinh hoạt nghiệp vụ đậm chất nghề nhất, đồng thời là môi trường rèn nghề, học nghề và thử thách nghề thiết thực nhất cho các nhà báo.

Giải báo chí duy nhất mang tầm vóc quốc gia

+ Được biết, tiền thân của Giải Báo chí Quốc gia hiện nay là Giải Báo chí Toàn quốc do HNBVN tổ chức từ năm 1991 đến năm 2006. Xin ông chia sẻ cụ thể hơn về sự ra đời của giải thưởng danh giá bậc nhất này?  

- Đúng vậy! Tiền thân của Giải Báo chí quốc gia là Giải Báo chí Toàn quốc do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức từ năm 1991. Đến năm 2007, Giải được Thủ tướng Chính phủ quyết định nâng cấp lên thành Giải BCQG, tức là được Nhà nước bảo trợ, trở thành một thương hiệu, được giới báo chí chờ đợi mỗi dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 hằng năm - ngày tổ chức trao giải. Cần khẳng định rằng, vị thế của Giải BCQG là giải thưởng danh giá nhất trong đời sống báo chí của cả nước. Đây không còn phải là giải của riêng Hội Nhà báo, mà là giải do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt Đề án thành lập (cùng với quyết định Thành lập Hội đồng Giải BCQG) - điều chưa từng có và không có với giải báo chí nào khác.

TS. Nhà báo Trần Bá Dung - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ HNBVN, Trưởng Ban Thư ký Tổng hợp Giải.

TS. Nhà báo Trần Bá Dung - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ HNBVN, Trưởng Ban Thư ký Tổng hợp Giải.

+ Cơ cấu Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia và kinh phí giải có gì đặc biệt, thưa ông?

- Giải BCQG là Giải của Chính phủ, từ Đề án hoạt động cho đến bộ khung lãnh đạo Hội đồng Giải đều do Thủ tướng ký quyết định thành lập. Kinh phí của giải được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước (điều này cũng đòi hỏi mỗi chúng ta, người tổ chức giải và người đoạt giải cần thấy vinh dự hơn và có trách nhiệm hơn với giải thưởng). Giá trị giải thưởng của Giải BCQG là cao nhất trong các giải (chỉ có Giải Búa Liềm Vàng là tương đương).

Theo cơ cấu của Hội đồng Giải, Hội Nhà báo Việt Nam là cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp là Bộ Thông tin và Truyền thông và mời Ban Tuyên giáo Trung ương tham gia. Hội đồng được cơ cấu theo vị trí chức danh ở 3 cơ quan, trong đó Chủ tịch HNBVN là Chủ tịch Hội đồng Giải.

Theo Điều lệ giải, hằng năm Hội đồng Giải sẽ thành lập Hội đồng chung khảo và Hội đồng sơ khảo. Các Hội đồng này sẽ bao gồm những nhà báo có uy tín cao trong cả nước, Trung ương và địa phương, đại diện cho các lĩnh vực hoạt động báo chí, các cơ quan báo chí… các thế hệ nhà báo trẻ, già, đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu. Có thể nói, đây là đội ngũ tiêu biểu nhất của giới báo chí cả nước và điều này đã được thừa nhận.

Nhà báo Trần Lan Anh - Báo Nhà báo & Công luận nhận giải B Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIII - năm 2018. Ảnh: Sơn Hải

Nhà báo Trần Lan Anh - Báo Nhà báo & Công luận nhận giải B Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIII - năm 2018. Ảnh: Sơn Hải

Các giải báo chí khác được tổ chức hiện nay ở các ngành, các bộ khác, là giải có tính toàn quốc, không phải giải Quốc gia, đôi lúc bị nhầm lẫn. Như Giải Báo chí Toàn quốc mang tên Búa Liềm Vàng về lĩnh vực xây dựng Đảng, hoặc Giải Báo chí Toàn quốc về Phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Giải Báo chí Toàn quốc về xây dựng nông thôn mới,…

+ 15 năm qua, Giải BCQG ngày càng được báo giới và công chúng hưởng ứng và đón nhận tích cực, chất lượng Giải ngày một nâng cao... Là người gắn bó và tâm huyết với Giải, tham gia chấm Giải hơn chục năm nay, ông đánh giá như thế nào về sức lan tỏa của Giải trong đời sống báo chí, thưa ông?

- Nói về ý nghĩa và sức lan tỏa của Giải BCQG thì cần nhìn lại quá trình 15 năm một cách đầy đủ trên nhiều phương diện. Lễ trao giải hằng năm (vào ngày 21/6) bao giờ cũng có lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước tham dự, phát biểu, chỉ đạo và chung vui cùng các tác giả đoạt giải. Điều này cũng nói lên vị thế, tầm vóc của Giải.

Với ý nghĩa và sức lan tỏa như vậy đã thu hút được các nhà báo hội viên và các cơ quan báo chí tham gia. Tôi nhớ là, Giải lần thứ nhất chỉ có khoảng 800 tác phẩm gửi về và chỉ trao cho 8 loại giải theo 8 nhóm giải. Cho đến nay là giải thứ 15, đã có hơn 1.900 tác phẩm gửi về tham dự 11 loại giải (theo 11 nhóm thể loại ở tất cả các loại hình báo chí). Mỗi năm đều tăng dần về số lượng tác phẩm. Số lượng đơn vị của Hội Nhà báo tham gia ban đầu chỉ có 39 Hội cho đến gần đây về cơ bản 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trên cả nước có tác phẩm tham dự. Các Liên Chi hội hầu như đều tham gia hết, chỉ có một vài Liên Chi hội do đặc thù nên ít tác phẩm tham dự.

Điều lệ của Giải bao giờ cũng yêu cầu các cơ quan báo chí phải có sự tham gia của các cộng tác viên. Trên tinh thần đó, năm nào Hội đồng Giải cũng có công văn hướng dẫn lựa chọn tác phẩm, trong đó bao giờ cũng có tỷ lệ nhất định bài của cộng tác viên. Đến nay, trung bình hằng năm có gần 200 cộng tác viên tham dự Giải. Điều này, càng thể hiện tính nhân dân của báo chí và sức thu hút, sự lan tỏa của Giải, không chỉ cho dành riêng các nhà báo chuyên nghiệp.

Các tác giả nhận giải A Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIII - năm 2018. Ảnh: Sơn Hải

Các tác giả nhận giải A Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIII - năm 2018. Ảnh: Sơn Hải

Đề xuất cải tiến theo dòng chảy của báo chí hiện đại

+ Được biết, ông là Trưởng ban Thư ký tổng hợp Giải hơn 10 năm qua. Công việc chính của ông và Ban hẳn là tham mưu, đề xuất về nghiệp vụ để Giải ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả hơn, thưa ông?

- 11 năm nay phụ trách công tác nghiệp vụ của Hội (từ năm 2010), tôi được giao làm Trưởng ban Thư ký tổng hợp Giải, đơn vị giúp việc chính cho Hội đồng Giải BCQG; là Phó Chủ tịch Hội đồng sơ khảo và là thành viên thường trực trong vai trò đơn vị tổ chức Giải. Đó là công việc rất thú vị nhưng cũng nhiều thử thách về chuyên môn.

Với trách nhiệm tham mưu, sau hai năm (năm 2012), xuất phát từ sự phát triển của đời sống báo chí, tôi đề xuất thay đổi cơ cấu Giải, từ 8 loại giải ban đầu lên 11 loại giải như hiện nay, bao quát các lĩnh vực báo chí phát thanh, truyền hình, báo in, điện tử và ảnh báo chí. Ảnh báo chí và báo điện tử lúc đầu ghép chung vào báo in. Từ năm 2012, tách ảnh báo chí thành hạng mục riêng và tăng thêm 2 hạng mục giải cho báo điện tử. Đó chính là sự bắt nhịp kịp thời với đời sống báo chí, để giải báo chí không đi sau, không bỏ sót vùng nào, hoạt động nào, phương diện nào.

Nhà báo Hà Vân - Báo Nhà báo & Công luận nhận giải B Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV - năm 2019. Ảnh: Sơn Hải

Nhà báo Hà Vân - Báo Nhà báo & Công luận nhận giải B Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV - năm 2019. Ảnh: Sơn Hải

Tôi cũng đề xuất xây dựng Bộ Quy trình tổ chức Giải (từ năm 2011) một cách chuyên nghiệp, xứng tầm Giải BCQG. Bên cạnh đó là việc cải tiến cách chấm ở sơ khảo, đảm bảo sự lựa chọn của các giám khảo có tính tập trung cao.

Ở vòng chung khảo, Hội đồng chung khảo bao gồm hơn 40 thành viên, theo Điều lệ Giải, thảo luận rất kỹ rồi bỏ phiếu kín thông qua quy chế chặt chẽ, dân chủ, khách quan.

Các bộ phận giúp việc của Hội đồng Giải đã có nhiều sáng tạo, nhất là trong hoàn cảnh chống dịch Covid-19, nhiều cuộc phải họp online. Từ năm ngoái đã ứng dụng công nghệ thông tin vào chấm thí điểm nhóm hạng mục phát thanh - truyền hình, năm nay tất cả các tác phẩm phát thanh, truyền hình, báo điện tử đều được chấm online, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, vừa thuận tiện cho các giám khảo; ở đâu, đi đâu với một chiếc điện thoại vẫn có thể chấm được chứ không phải mang theo bộ tài liệu cồng kềnh.

Các tác giả nhận giải A Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV - năm 2019. Ảnh: Sơn Hải

Các tác giả nhận giải A Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV - năm 2019. Ảnh: Sơn Hải

Hoạt động nghiệp vụ quan trọng, thường xuyên và chuyên nghiệp...

+ Như cảm nhận của không ít người, mặc dù những tác phẩm đoạt Giải đều là những tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc và rất xứng đáng được vinh danh, song dường như do khâu tuyển chọn từ cơ sở mà vẫn có thể bỏ sót những tác phẩm hay, thưa ông?

- Điều này quả thực khó tránh khỏi. Nhiều mùa Giải BCQG, Hội đồng Giải vẫn mong đợi có những tác phẩm có sức lay động và tiếng vang lớn, có tính phát hiện sắc sảo, sâu sắc hơn trong lý giải và mới mẻ trong cách thể hiện… Tuy nhiên, điều quan trọng là các cấp hội có lựa chọn được để gửi dự Giải hay không. Chẳng hạn như ảnh báo chí. Mặc dù, Hội đồng Giải đã có cơ chế riêng đối với ảnh báo chí, cho phép tác giả ảnh báo chí tự gửi tác phẩm về Hội đồng Giải không qua tuyển chọn ở cơ sở, nhưng đây vẫn là khâu yếu với số lượng ảnh gửi về còn quá ít so với đời sống ảnh báo chí hằng năm; chất lượng ảnh vẫn chưa phản ánh đúng thực tế và chưa đạt được như mong đợi... Dù vậy, tôi vẫn cho rằng, Giải BCQG là giải thưởng danh giá được chờ đợi nhất của giới báo chí cả nước. Các cơ quan báo chí cũng như các nhà báo, hội viên đều mong muốn được một lần lên nhận giải vì đó không chỉ là vinh dự trong ánh hào quang sân khấu mà đó còn là một vinh dự nghề nghiệp.

+ Nếu còn điều gì muốn chia sẻ sau hành trình 15 năm của Giải BCQG, ông nghĩ đến điều gì, thưa ông?

- Tôi thấy một điểm đáng ghi nhận là, nhiều cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí hiện nay đã quan tâm tới việc làm thế nào để có tác phẩm đoạt giải BCQG. Nhiều địa phương, nhiều cơ quan báo chí đã mời các chuyên gia trao đổi các chuyên đề như vậy. Tất nhiên làm báo không phải chỉ để dự Giải, không phải chỉ vì màu cờ sắc áo. Nhưng đây là một sinh hoạt nghiệp vụ thật sự thiết thực. Nhiều nơi còn lấy những tác phẩm đã đoạt giải của các cơ quan báo chí khác ra làm mẫu để trao đổi, thảo luận. Đó là cách học hỏi lẫn nhau mà tôi đánh giá rất cao, một hoạt động nghiệp vụ mang tính tích cực thể hiện sự phấn đấu vươn lên của các nhà báo bằng cách học tập các đồng nghiệp khác. 15 năm nhìn lại Giải BCQG, tôi cho rằng, vấn đề này nên tiếp tục được phát huy hơn, mở rộng hơn nữa ở các cấp Hội, các cơ quan báo chí như một hoạt động nghiệp vụ quan trọng, thường xuyên và chuyên nghiệp... Bởi, Giải BCQG thực tế là một môi trường sinh hoạt nghiệp vụ đậm chất nghề nhất và là một môi trường rèn nghề, học nghề và thử thách nghề thiết thực nhất cho các nhà báo.

+ Vâng, xin cảm ơn ông!

Sông Mây (Thực hiện)

Tin khác

Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(CLO) Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Nghề báo
Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa có công văn giao UBND huyện Thanh Trì chủ trì, phối hợp với CATP Hà Nội làm rõ thông tin phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp tại vụ cháy ở Thanh Trì.

Nghề báo
Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

(CLO) Chiều 24/4, Báo Thanh Niên tổ chức lễ phát động cuộc thi Sống đẹp lần 4 – năm 2024 với chủ đề “San sẻ yêu thương”. Thời gian nhận bài dự thi kéo dài từ ngày 24/4 - 30/9.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Nghề báo
Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

(CLO) Sáng 24/4, tại UBND tỉnh Hà Tĩnh, Báo Lao Động phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công nhân, công đoàn và người lao động tỉnh Hà Tĩnh năm 2024.

Nghề báo