Giải mã lý do tỷ lệ lạm phát Trung Quốc thấp hơn so với Mỹ, EU và Anh

Thứ sáu, 17/06/2022 19:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chỉ số lạm phát Trung Quốc trái ngược rõ rệt với nhiều nền kinh tế tiên tiến, tạo điều kiện cho nước này nới lỏng tiền tệ hơn trong khi Mỹ, Liên minh châu Âu và Anh tăng lãi suất để bảo vệ mình khỏi lạm phát leo thang.

Được biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cốt lõi của Trung Quốc - không bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng biến động, đã tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, thế nhưng vẫn ổn định từ tháng Tư. Lạm phát chính trong 5 tháng đầu năm là 1,5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu cả năm của chính phủ là 3%.

Bên cạnh đó, chỉ số giá sản xuất (PPI), đo lường giá sản phẩm khi xuất xưởng, đã tăng 6,4% trong tháng 5, giảm so với mức đỉnh 13,5% vào tháng 10 năm 2021.

Trong khi đó, lạm phát ở Mỹ đã đạt mức cao nhất trong vòng 4 thập kỷ là 8,6% vào tháng trước và 8,1% ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Cùng thời điểm, lạm phát ở Anh ghi nhận mức tăng đến 9%.

giai ma ly do ty le lam phat trung quoc thap hon so voi my eu va anh hinh 1

Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng 2,1% trong tháng 5 so với một năm trước đó, không đổi so với tháng 4, mặc dù vẫn ở mức cao nhất trong 6 tháng. Ảnh: EPA-EFE.

Tỷ lệ lạm phát Trung Quốc thấp hơn phương Tây?

Các quan chức ở Trung Quốc đã đổ lỗi cho lỗ hổng do các biện pháp kích thích kinh tế của phương Tây, đặc biệt là việc in tiền bất thường được sử dụng để cứu vãn các nền kinh tế bị tàn phá bởi đại dịch Covid-19.

Trong hai năm qua, bảng cân đối của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng hơn gấp đôi (lên 8,9 nghìn tỷ USD), trong khi Bắc Kinh vẫn luôn cảnh giác với các biện pháp kích thích chính thức, tạm thời tránh được một số rủi do. Tuy nhiên, một phần lý do là do tỷ trọng hàng hóa và dịch vụ trong rổ tính CPI của Trung Quốc.

Trong khi nền kinh tế Trung Quốc chú trọng phát triển nhiều ở lĩnh vực may mặc và thực phẩm - những thứ phù hợp với vị thế là một quốc gia có thu nhập trung bình cao, thì Mỹ lại chú trọng nhiều hơn đến nhà ở và giao thông, cả hai đều dễ bị ảnh hưởng bởi giá năng lượng toàn cầu và điều kiện tiền tệ trong nước.

Tỷ trọng của rổ tính CPI của Trung Quốc, vốn đã được sửa đổi vào năm 2021, vẫn chưa được nhà chức trách tiết lộ. Tuy nhiên, Huang Wentao, nhà phân tích của China Securities Co, ước tính tỷ trọng lương thực tăng lên 18,4%, so với 7,8% ở Mỹ.

Theo ông Huang, tỷ trọng ở lĩnh vực may mặc của Trung Quốc là 6,2% so với 2,8% của Mỹ. Ông nói: Giá thuê chiếm 16,2%, tương đương một nửa của Mỹ là 32%, trong khi giao thông vận tải chiếm 10,1% ở Trung Quốc, so với 15,1% ở Mỹ.

Ngoài ra, nền kinh tế Mỹ chủ yếu dựa vào nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng, trong khi năng lực công nghiệp của Trung Quốc rất khổng lồ, có nghĩa là nước này có nhiều dư địa hơn để đối phó với sự tăng giá của hàng hóa toàn cầu.

PPI tăng không ảnh hưởng đến CPI?

Chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từng có mối tương quan chặt chẽ - nếu giá nguyên liệu sản xuất tăng hoặc giảm, giá tiêu dùng sẽ tương đồng. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, mối liên kết đã yếu đi trong những năm gần đây do chu kỳ nuôi lợn hơi và lương thực.

PPI tại Trung Quốc đã giảm 3,7% vào tháng 5 năm 2020, nhưng đã tăng 13,6% vào tháng 10 năm ngoái, trong khi giá tiêu dùng trong nước phần lớn vẫn ổn định.

"Chu kỳ nuôi lợn hơi của Trung Quốc khiến giá thực phẩm và sản phẩm công nghiệp có sự khác biệt", China Securities Co viết trong một ghi chú hồi tháng Giêng. Bên cạnh đó: "Các cân nhắc khác bao gồm giảm nhu cầu hạ nguồn và gia tăng cạnh tranh."

Một số ý kiến cho rằng tỷ lệ lạm phát thấp hơn của Trung Quốc một phần là do nhu cầu trong nước giảm vì đợt giãn cách xã hội lịch sử của nước này kể từ tháng Ba.

Trong đó, doanh số bán lẻ được ghi nhận đã giảm 6,7% trong tháng 5, mặc dù với tốc độ thấp hơn so với tháng 4, khi giảm 11,1%.

Với tỷ trọng ước tính là 2,4% trong rổ tính CPI, giá thịt lợn đã đóng một vai trò quan trọng trong chu kỳ lạm phát của người tiêu dùng. Giá thịt lợn, một mặt hàng chủ lực trong bữa ăn của người Trung Quốc, đã giảm mạnh 37% so với cùng kỳ trong năm tháng đầu năm 2022.

Trong khi đó, vì Trung Quốc là trung tâm của ngành sản xuất toàn cầu - đặc biệt là sau khi công suất ở nước ngoài bị ảnh hưởng bởi đại dịch vào năm 2020 - chi phí sản xuất tăng cao hầu hết đã được các nhà sản xuất hoặc người mua ở nước ngoài chịu đựng.

Trung Quốc có thể quản lý lạm phát tiêu dùng?

Hiện Bắc Kinh vẫn đang trong tình trạng cảnh giác cao về lạm phát. Vào tháng 4, thống đốc ngân hàng trung ương Yi Gang tuyên bố rằng mục tiêu chính của chính sách tiền tệ của Trung Quốc là ổn định giá cả và việc làm.

Lạm phát cũng có tác động đến tỷ lệ nợ hộ gia đình Trung Quốc trên GDP, đã tăng lên 61,6% vào năm ngoái từ 17,9% năm 2008 - kịch bản trở nên trầm trọng hơn do ảnh hưởng của đại dịch.

Trong khi đó, những người dân Trung Quốc rất nhanh nhạy mỗi khi lạm phát tiêu dùng cao hơn đáng kể so với những gì dữ liệu chính thức công bố. Ví dụ, giá nhiên liệu tăng vọt ở Trung Quốc, do giá dầu thô quốc tế tăng 68% so với cùng kỳ năm trước, nhiều hộ gia đình đã nhanh chóng chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc ô tô điện, nhằm tiết kiệm chi phí.

Từ tháng 1 đến tháng 5, giá lương thực tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá trứng tăng 6,8%. Theo dữ liệu của chính phủ nước này, dầu ăn tăng 3,7% và rau tăng 8,7%. Ưu tiên của chính phủ là đảm bảo nguồn cung cấp lương thực và năng lượng trong nước.

Các nhà phân tích lo lắng CPI của Trung Quốc có thể tăng khi giá dầu thô và lương thực đồng loạt tăng. Ngân hàng Thế giới ước tính giá cả dầu thô Brent và lúa mì sẽ tăng khoảng 40% trong năm 2022.

Lạm phát của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu bởi giá cả tăng do chiến tranh Nga - Ukraine, cầu giảm và đồng nhân dân tệ phục hồi.

Ngân hàng đầu tư Trung Quốc nhận định: “Trong nước, đà tăng của giá thịt lợn và sự phục hồi của nền kinh tế sẽ thúc đẩy giá tiêu dùng, nhưng mức trung bình có thể vẫn khá ổn định,” đồng thời kỳ vọng mức tăng cả năm khoảng 2,1%, vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát của chính phủ.

Lê Na (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Tập đoàn Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Tập đoàn Amway 12 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bán hàng trực tiếp thế giới

Đạt mốc doanh thu 7.7 tỷ USD, Amway tiếp tục dẫn đầu danh sách 100 công ty bán hàng trực tiếp toàn cầu năm 2024 dựa trên doanh thu năm 2023, kéo dài chuỗi thành tích 12 năm liên tiếp thống trị bảng xếp hạng này

Thị trường - Doanh nghiệp
Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

(CLO) Trong thời đại 4.0, những chuyển đi của người trẻ không chỉ dừng ở điểm bắt đầu và điểm, đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

(CLO) Liên minh châu Âu hôm thứ Tư (24/4) công bố một cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh ngay lập tức cáo buộc rằng khối này đang tham gia vào "chủ nghĩa bảo hộ".

Thị trường - Doanh nghiệp
Sát lễ 30/4 - 1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

Sát lễ 30/4 - 1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

(CLO) Chỉ còn vài ngày sẽ đến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, không ít cửa hàng và ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái vẫn còn nhiều xe trống lịch dù đã giảm giá 15-20% so với dịp lễ năm ngoái.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

(CLO) Tờ Wall Street Journal (WSJ) đầu tuần đưa tin, các nhà lập pháp Mỹ đang soạn thảo các biện pháp trừng phạt nhắm vào các ngân hàng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự hợp tác liên tục của Bắc Kinh với Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp