Giải ngân đầu tư công “ì ạch”: Gần như không còn giải pháp mới!

Thứ năm, 14/11/2024 09:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vài năm trở lại đây, tình trạng giải ngân đầu tư công chậm chạp đang trở thành “bệnh nan y” của Việt Nam. Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo từ đầu năm, thế nhưng nhiều Bộ, cơ quan Trung ương và một số địa phương vẫn để xảy ra tình trạng giải ngân đầu tư công “ì ạch”.

Giải ngân đầu tư công “ì ạch” đang trở thành “bệnh nan y”

Trong Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 được Chính phủ thông qua vào tháng 1/2024 đã đạt ra mục tiêu cả năm 2024, giải ngân đầu tư công sẽ đạt tối thiểu 95%.

Thế nhưng, báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính cho thấy, mặc dù chặng đường năm 2024 đã gần đi đến hồi kết, song tỷ lệ giải ngân vẫn rất chậm. Theo đó, tính đến hết tháng 10/2024, tỷ lệ giải ngân đầu tư công của cả nước mới chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 (56,74%) và chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Trong đó, nhiều Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đầu tư công rất thấp. Đơn cử, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đạt tỷ lệ giải ngân đầu tư công là 0%, Ủy ban Dân tộc đạt 1,12%, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đạt 1,35%, Đại học Quốc gia TP. HCM đạt 5,01%, Đại học Quốc gia Hà Nội đạt 9%,...

Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp như: TP. HCM với 19,63%, Phú Yên với 24,63%, Kon Tum và Quảng Ngãi, lần lượt với tỷ lệ 27,45% và 27,98%,...

Hiện tại, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giải ngân đầu tư công chậm, tuy nhiên 2 nguyên nhân lớn nhất, hầu như các địa phương đều “kêu” đó là do các vướng mắc ở khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng và vướng mắc liên quan tới thủ tục đầu tư.

Đặc biệt, năm 2024 xuất hiện một nguyên nhân mới đó là về vật liệu thông thường để phục vụ cho thi công các công trình lớn, đặc biệt là các công trình giao thông bị thiếu.

Với tỷ lệ giải ngân đầu tư công đạt 19,63%, TP. HCM là địa phương có tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp nhất cả nước, thấp hơn 2,6 lần so với bình quân cả nước. Lý giải về con số này, trong một cuộc họp vào đầu tháng 10, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM cho biết: Công tác giải phóng mặt bằng khi triển khai thực hiện Luật Đất đai 2024 đang có nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân.

Cụ thể, khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực (từ ngày 1/8/2024) thì chi phí giải phóng mặt bằng các dự án có sự thay đổi theo hướng tăng lên, công tác giải phóng mặt bằng một số dự án phải tạm dừng để điều chỉnh kế hoạch, quy trình, thủ tục cho phù hợp. Trong khi đó, số vốn giải phóng mặt bằng chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư công của thành phố.

Ngoài ra, tình trạng thiếu vật liệu, cát san lấp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư công TP. HCM.

giai ngan dau tu cong i ach gan nhu khong con giai phap moi hinh 1

Khó khăn lớn nhất nổi lên trong năm 2024 liên quan tới đầu tư công là về vật liệu thông thường để phục vụ cho thi công các công trình lớn, đặc biệt là các công trình giao thông.

Trên thực tế, việc giải ngân đầu tư công chậm có thể để lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, hiệu lực của các dự án đầu tư công.

Cụ thể, việc chậm giải ngân làm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế do yếu tố vốn là một trong những yếu tố quan trọng của tăng trưởng GDP, đặc biệt là trong điều kiện thế giới có nhiều yếu bất ổn như hiện nay.

Bên cạnh đó, vốn đầu tư công thường là nguồn lực của các dự án lớn, những hạ tầng quan trọng nên việc giải ngân chậm cũng sẽ kéo lùi các dòng vốn đối ứng khác của tư nhân, của nước ngoài, ảnh hưởng huy động vốn xã hội nhưng đồng thời ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, giảm niềm tin của các nhà đầu tư và nhà tài trợ.

Đồng thời, việc chậm giải ngân dẫn đến lãng phí khi tiền có nhưng không tiêu được, trong khi đó vẫn phải trả chi phí lãi vay. Ngay cả các doanh nghiệp, chủ đầu tư phải gánh chịu chi phí bị đội lên, việc làm giảm đi cũng vì giải ngân chậm.

Đã không còn giải pháp mới

Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, tính đến cuối tháng 10/2024, Việt Nam còn 3 tháng, trong đó có 2 tháng để thực hiện, 1 tháng giải ngân những khối lượng đã thực hiện trong năm để có thời gian chỉnh lý, quyết toán. Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam còn gần 3 tháng để giải ngân kế hoạch vốn năm 2024.

Do đó, để hoàn thành mục tiêu được Chính phủ đề ra, Bộ Kế hoạch và Đầu và Bộ Tài chính đã có một số kiến nghị cụ thể.

Đơn cử, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị tăng cường kỷ luật, kỷ cương về đầu tư công, đặc biệt là đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để quản lý công tác đầu tư công nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị tiếp tục thực hiện các giải pháp đã kiến nghị và đã được Chính phủ, Thủ tướng ban hành, trong đó nhấn mạnh giải pháp về đôn đốc chỉ đạo.

Liên quan tới vấn đề này, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Thủ tướng đã chỉ đạo thành lập 7 Tổ công tác của Chính phủ do các Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng đi đôn đốc giải ngân.

“Cộng với cơ chế là các thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương, có phân công các địa phương để đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công. Hai cơ chế này vẫn đang diễn ra và các thành viên cũng rất là tích cực làm việc với các địa phương”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.

Tương tự, Bộ Tài chính cũng đã có văn bản đề nghị các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan này rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai, đặc biệt đối với các dự án có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, trải dài trên nhiều địa phương, thời gian thi công gấp rút, điều kiện địa hình, thời tiết khó khăn, thiếu thốn nguyên vật liệu…

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề nghị các cơ quan cần chủ động, kịp thời điều chuyển vốn giữa các dự án không có khả năng giải ngân hoặc chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, có nhu cầu bổ sung vốn, đảm bảo thời gian điều chỉnh kế hoạch vốn giữa các dự án trong nội bộ trước ngày 15 tháng 11 năm 2024.

Mặc dù vậy, các giải pháp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính đưa ra chỉ mang tính tình thế, chưa thể giải quyết triệt để tình trạng giải ngân đầu tư công “ì ạch” trong suốt thời gian qua.

Trao đổi riêng với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính cho rằng: Nếu bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho đầu tư công, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đã đưa ra rất nhiều ý kiến trong suốt 4 - 5 năm nay.

“Thực sự mà nói, cho tới thời điểm hiện tại, việc đưa ra các đề xuất mới, giải pháp mới cho giải ngân đầu tư công gần như không còn”, ông Tân nói.

Ông Tân phân tích: Một trong những vướng mắc lớn nhất trong việc thực hiện giải ngân đầu tư công hiện nay, đó là xin phê duyệt thủ tục đầu tư. Cụ thể, muốn có dự án đầu tư công phải xin phê duyệt chủ trương đầu tư, đã có chủ trương đầu tư lại phải xin danh mục đầu tư, tiếp đến là điều chỉnh danh mục đầu tư,... mỗi bước diễn ra trong vài tháng dẫn đến việc chậm giải ngân đầu tư công.

Trước thực trạng này, ông Nguyễn Minh Tân kỳ vọng dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) đang được Quốc hội cho ý kiến sẽ trở thành “chìa khóa”, tháo gỡ các nút thắt nêu trên.

Có cùng quan điểm này, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, giải pháp đột phá có thể giải quyết triệt để trình trạng giải ngân đầu tư công chậm đó là thể chế.

Theo Thứ trưởng, hiện Luật Đầu tư công đang trong quá trình sửa đổi và trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 đang diễn ra, kèm theo đó một số luật khác liên quan tới đầu tư cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện.

“Các đột phá về thể chế này ngay trong năm nay chưa có tác dụng và cần phải có hiệu lực của luật. Hy vọng sang năm sẽ có hiệu lực hơn, trong đó sẽ giải quyết một số vấn đề vướng mắc, tồn đọng trong quá khứ. Chúng tôi cũng đã báo cáo với Chính phủ trình cấp có thẩm quyền cho phép đối với những dự án còn vướng mắc về mặt pháp lý, đặc biệt là các dự án BT chuyển tiếp, sẽ tổng hợp, nghiên cứu, rà soát để phân nhóm các loại dự án và trình Quốc hội bằng một nghị quyết để tháo gỡ”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Trong năm tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các bộ, ngành khẩn trương rà soát và báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng để tháo gỡ các vướng mắc liên quan tới giải ngân đầu tư công.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 115, phê bình 29 Bộ, cơ quan Trung ương, 21 địa phương giải ngân đầu tư công dưới mức trung bình cả nước. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các đơn vị có tỷ lệ giải ngân đầu tư công chậm tháo gỡ ngay các vướng mắc, điểm nghẽn, phấn đấu giải ngân đầu tư công đạt 95% kế hoạch.

Việt Vũ

Tin mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin gia hạn các biện pháp chống 'giá dầu trần' của Nga cho đến ngày 30 tháng 6 năm 2025

Tổng thống Nga Vladimir Putin gia hạn các biện pháp chống 'giá dầu trần' của Nga cho đến ngày 30 tháng 6 năm 2025

(CLO) Tổng thống Vladimir Putin gia hạn lệnh cấm xuất khẩu dầu liên quan giới hạn giá đến 30/6/2025, phản ứng trước áp lực từ G7, EU và Australia.

Thị trường - Doanh nghiệp
Porsche Macan thuần điện đầu tiên về Việt Nam

Porsche Macan thuần điện đầu tiên về Việt Nam

(CLO) Mẫu SUV thể thao hạng sang thuần điện Porsche Macan 2024 chính thức ra mắt thị trường Việt Nam với 4 phiên bản, giá bán lẻ từ 3,48 tỷ đồng.

Xe
Giá nhà tăng phi mã, người dân có thu nhập thấp 'trông' vào nhà ở xã hội

Giá nhà tăng phi mã, người dân có thu nhập thấp 'trông' vào nhà ở xã hội

(CLO) Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa tăng cao, giá bất động sản leo thang, và nguồn cung khan hiếm, khó có thể thỏa mãn nhu cầu về nhà ở của tất cả người dân, để giải quyết nhu cầu về nhà ở, người dân cần có kế hoạch tài chính rõ ràng, tận dụng các chương trình hỗ trợ, và sẵn sàng linh hoạt trong việc lựa chọn nơi ở.

Bất động sản
Áo cấp cho người tị nạn Syria 1.000 euro để hồi hương

Áo cấp cho người tị nạn Syria 1.000 euro để hồi hương

(CLO) Chính phủ Áo vừa thông báo sẽ cung cấp một khoản tiền hỗ trợ gọi là "tiền thưởng hồi hương" trị giá 1.000 euro (khoảng 1.050 USD) cho người tị nạn Syria quay trở về quê hương.

Thế giới 24h
Tai nạn liên hoàn 6 ô tô trên đường Võ Nguyên Giáp khiến cửa ngõ phía Đông ùn tắc

Tai nạn liên hoàn 6 ô tô trên đường Võ Nguyên Giáp khiến cửa ngõ phía Đông ùn tắc

(CLO) Khi vừa qua khỏi ngã 4 Thủ Đức, một chiếc xe ben tông vào đuôi xe tải, rồi tiếp tục lao về phía trước tông liên hoàn thêm 4 ô tô khác trước khi dừng lại.

Giao thông
Tòa án Hà Lan bác yêu cầu ngừng xuất khẩu vũ khí sang Israel

Tòa án Hà Lan bác yêu cầu ngừng xuất khẩu vũ khí sang Israel

(CLO) Vào ngày thứ Sáu (13/12), tòa án Hà Lan đã bác bỏ yêu cầu của 10 tổ chức phi chính phủ (NGO) ủng hộ Palestine nhằm ngăn chặn Hà Lan xuất khẩu vũ khí sang Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng.

Thế giới 24h
Các Bộ, ngành nằm trong định hướng sắp xếp, hợp nhất chủ động nghiên cứu phương án giải quyết thủ tục hành chính

Các Bộ, ngành nằm trong định hướng sắp xếp, hợp nhất chủ động nghiên cứu phương án giải quyết thủ tục hành chính

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành nằm trong định hướng cơ cấu, sắp xếp, hợp nhất tổ chức bộ máy chủ động nghiên cứu phương án hợp nhất và nâng cấp các Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của bộ, ngành mình, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cổng dịch vụ công quốc gia, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, bảo đảm kế thừa các kết quả đã triển khai, không làm gián đoạn việc quản lý, theo dõi, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Tin tức
Bắt tạm giam nhóm đối tượng làm giấy tờ giả, thu phí của khách từ 500.000 - 2.000.000 đồng

Bắt tạm giam nhóm đối tượng làm giấy tờ giả, thu phí của khách từ 500.000 - 2.000.000 đồng

(CLO) Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 03 đối tượng có hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, gồm: Nguyễn Văn Quân (sinh năm 1991, ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa); Phan Văn Lợi (sinh năm 1989, ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) và Trần Quốc Tuấn (sinh năm 2001, ở quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh).

Vụ án
Phát hiện cơ sở tái chế hàng nghìn lít nhớt thải trái phép

Phát hiện cơ sở tái chế hàng nghìn lít nhớt thải trái phép

(CLO) Công an huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp tái chế nhớt thải. Để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng, các đối tượng đã di chuyển địa bàn hoạt động từ khu vực đồng bằng lên khu vực miền núi.

Vụ án
Thanh Hoá: Dấu hiệu thi công ẩu tại dự án do Công ty cổ phần tư vấn Nam Thanh trúng thầu?

Thanh Hoá: Dấu hiệu thi công ẩu tại dự án do Công ty cổ phần tư vấn Nam Thanh trúng thầu?

(CLO) Công ty cổ phần tư vấn Nam Thanh liên tiếp trúng thầu do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Xuân mời thầu. Quá trình thi công nhiều hạng mục tại các dự án bị nứt, đổ sập...

Điều tra
Máy bay không người lái bí ẩn được phát hiện trên căn cứ quân sự Mỹ

Máy bay không người lái bí ẩn được phát hiện trên căn cứ quân sự Mỹ

(CLO) Máy bay không người lái (drone) không xác định đã được phát hiện trong những tuần gần đây tại căn cứ không quân Ramstein của Mỹ và nhiều địa điểm khác ở Đức, theo các báo cáo từ truyền thông.

Thế giới 24h
TP HCM: Cô gái 19 tuổi bị sát hại trong phòng trọ, nghi phạm là anh rể

TP HCM: Cô gái 19 tuổi bị sát hại trong phòng trọ, nghi phạm là anh rể

(CLO) Chị H. bị sát hại và trong phòng mất đi tài sản là xe gắn máy hiệu Honda Lead màu xám bạc. Nghi phạm đang lẩn trốn là anh rể của nạn nhân.

Vụ án
Hà Nội dự kiến giảm 5 sở sau sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Hà Nội dự kiến giảm 5 sở sau sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

(CLO) TP Hà Nội tổ chức hợp nhất 2 ban Đảng thuộc Thành ủy, chấm dứt hoạt động 2 đảng ủy khối, hợp nhất 10 sở để giảm 5 sở.

Công luận 24H
Vụ cháy dãy 10 xưởng gỗ: Cảnh sát ngăn lửa lan sang 22 hộ lân cận

Vụ cháy dãy 10 xưởng gỗ: Cảnh sát ngăn lửa lan sang 22 hộ lân cận

(CLO) Công an TP Hà Nội chính thức cung cấp thông tin liên quan đến vụ cháy dãy 10 xưởng gỗ ở xã Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Nội). Theo đó, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã kịp thời hướng dẫn người dân tại các hộ sản xuất di chuyển thoát nạn ra ngoài an toàn, đồng thời ngăn chặn không để đám cháy lan sang 22 hộ lân cận.

Công luận 24H
Hà Nội: Nhiều tín hiệu tích cực khi triển khai vé xe buýt điện tử

Hà Nội: Nhiều tín hiệu tích cực khi triển khai vé xe buýt điện tử

(CLO) UBND TP.Hà Nội vừa chấp thuận chủ trương triển khai hệ thống vé điện tử liên thông đa phương thức cho giao thông công cộng trên địa bàn theo phương án thuê dịch vụ công nghệ thông tin, thời gian thuê 5 năm (2025 - 2030).

Giao thông
Hà Nội: Gần 12 triệu lượt hành khách sử dụng vé xe buýt điện tử

Hà Nội: Gần 12 triệu lượt hành khách sử dụng vé xe buýt điện tử

(CLO) Sau hơn một năm triển khai thí điểm thẻ vé điện tử, Hà Nội đã có gần 12 triệu lượt hành khách sử dụng với hơn 160.000 thẻ vé điện tử được phát hành.

Công luận 24H
Bình Luận

Tin khác

Thái Bình đang triển khai giải phóng mặt bằng 135 dự án với tổng diện tích gần 2.500ha

Thái Bình đang triển khai giải phóng mặt bằng 135 dự án với tổng diện tích gần 2.500ha

(CLO) Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình vừa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh.

Kinh tế vĩ mô
Kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc sẽ đạt 240 tỷ USD

Kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc sẽ đạt 240 tỷ USD

(CLO) Kim ngạch thương mại Nga - Trung dự kiến cán mốc 240 tỷ USD vào cuối 2024, khẳng định sức mạnh hợp tác bất chấp áp lực quốc tế.

Kinh tế vĩ mô
Các kênh đầu tư trong thời gian tới sẽ diễn biến theo xu hướng nào?

Các kênh đầu tư trong thời gian tới sẽ diễn biến theo xu hướng nào?

(CLO) Kinh tế thế giới dần hồi phục nhưng bấp bênh, bất định. Rủi ro tiềm ẩn từ môi trường chính trị - kinh tế thế giới tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Các kênh đầu tư trong thời gian tới sẽ diễn biến theo xu hướng nào? Các lớp tài sản nào sẽ là lựa chọn tốt của năm tới?

Kinh tế vĩ mô
Giải bài toán điện năng để thu hút “đại bàng”

Giải bài toán điện năng để thu hút “đại bàng”

(NB&CL) Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt bình quân mỗi năm từ 7 - 7,5% hoặc hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nhu cầu về năng lượng điện của Việt Nam có thể thiếu hụt đến 30% so với tổng nhu cầu điện năng cho nền kinh tế.

Kinh tế vĩ mô
Chính quyền Tổng thống Biden cân nhắc thêm lệnh trừng phạt Nga

Chính quyền Tổng thống Biden cân nhắc thêm lệnh trừng phạt Nga

(CLO) Chính quyền Tổng thống Biden đang cân nhắc áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào ngành dầu mỏ Nga trước thềm lễ nhậm chức của ông Donald Trump vào tháng Giêng.

Kinh tế vĩ mô
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 của tỉnh Thái Bình cơ bản ổn định và đạt kết quả tích cực

Tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 của tỉnh Thái Bình cơ bản ổn định và đạt kết quả tích cực

(CLO) Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình cơ bản ổn định và đạt được kết quả tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 71.326 tỷ đồng, tăng 7,01% so với năm 2023. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 210.455 tỷ đồng, tăng 6,92% so với năm 2023.

Kinh tế vĩ mô
Các nhà đầu tư cần phải để mắt đến Ukraine

Các nhà đầu tư cần phải để mắt đến Ukraine

(CLO) Cuộc xung đột Ukraine được coi là rủi ro địa chính trị lớn nhất năm 2024 với chi phí tái thiết dự kiến gần 500 tỷ USD đang tạo sóng trên thị trường toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
Hậu quả kinh tế của việc trì hoãn luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon

Hậu quả kinh tế của việc trì hoãn luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon

(CLO) Thiết quân luật ngày 3/12 khiến thị trường Hàn Quốc lao dốc, với quỹ ETF giảm 6,5% và hơn 1 tỷ USD bị rút chỉ trong ba ngày.

Kinh tế vĩ mô
Trung Quốc liên tiếp đưa ra các quyết định kinh tế sai lầm trong năm nay

Trung Quốc liên tiếp đưa ra các quyết định kinh tế sai lầm trong năm nay

(CLO) Kinh tế Trung Quốc đang chật vật với lạm phát tiêu dùng chỉ 0,2% và giảm phát sản xuất kéo dài 26 tháng, đối mặt bất ổn nội địa lẫn thương mại Mỹ-Trung.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Những thay đổi chính sách của Tổng thổng Mỹ Donald Trump sẽ tác động mạnh tới kinh tế Châu Á

ADB: Những thay đổi chính sách của Tổng thổng Mỹ Donald Trump sẽ tác động mạnh tới kinh tế Châu Á

(CLO) Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của châu Á sẽ vẫn ổn định trong năm nay và năm sau, thế nhưng các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử sẽ tác động dài hạn tới các nền kinh tế trong khu vực.

Kinh tế vĩ mô